Để có thể hiểu rõ nhất về lệnh Stop – Limit, chúng ta đi vào phân tích 2 yếu tố bao gồm mức giá Stop và mức giá Limit. Mức giá stop, đơn giản chỉ là mức giá mà tại đó lệnh giới hạn sẽ được kích hoạt, và tại đó mức giá Limit chính là mức giá xác định của lệnh giới hạn đó. Điều này có nghĩa là, một khi giá đã chạm đến mức giá Stop, lệnh giới hạn sẽ được ngay lập tức đẩy lên sổ lệnh.
Mức giá Stop và mức giá Limit có thể giống nhau, nhưng không phải là điều kiện bắt buộc. Trên thực tế, để an toàn hơn, người dùng sẽ đặt mức giá stop (giá kích hoạt) cao hơn một chút (dùng cho các lệnh bán) hoặc thấp hơn một chút (dùng cho các lệnh mua) so với mức giá Limit. Điều này làm tăng cơ hội giúp cho lệnh Limit được khớp hết toàn bộ sau khi lệnh Stop – Limit đã được kích hoạt.
Hướng dẫn đặt lệnh Stop – Limit




Bạn có thể kéo xuống phía dưới để kiểm tra các lệnh chưa khớp của mình.
Ví dụ 2: bạn muốn Mua đồng SFP ở mức giá 0.8 USDT



Bạn có thể kéo xuống phía dưới để kiểm tra các lệnh chưa khớp của mình.
Hãy nhớ rằng lệnh Stop – Limit chỉ được đặt lên sổ lệnh khi và chỉ khi giá đạt tới mức giá Stop, và lệnh Limit sẽ chỉ được khớp hết nếu giá thị trường chạm tới mức giá Limit mà bạn đặt. Nếu lệnh Limit của bạn được kích hoạt (theo mức giá Stop), nhưng giá thị trường không chạm lại tới mức giá bạn đặt, thì lệnh Limit đó sẽ giữ nguyên trạng thái chưa khớp lệnh.
Khi nào nên sử dụng lệnh Stop – Limit?
Các lệnh Stop – Limit có giá trị tương tự các công cụ quản lý rủi ro hỗ trợ người dùng sử dụng nhằm cắt giảm thiệt hại khi tham gia giao dịch. Cần chú ý rằng, các lệnh này cũng rất hữu dụng trong trường hợp người dùng muốn đặt lệnh bán để chốt lời khi đã đạt được các mục tiêu giao dịch. Lệnh Stop – Limit cũng hay được người dùng sử dụng để đặt lệnh mua khi thấy mức kháng cự của một loại tài sản nào đó đã bị phá vỡ, khởi đầu cho một chu kỳ tăng giá mới.
Xem thêm: Đầu tư Crypto dài hạn dành cho người mới