FED là gì? FED ảnh hưởng đến đầu tư tài chính như thế nào?

Lượt xem: 637

FED là gì? Tại sao FED ảnh hưởng đến đầu tư tài chính? Đây đều là những câu hỏi của những bạn vừa bước chân vào con đường đầu tư để hướng tới mục tiêu độc lập tài chính. Đọc ngay bài viết sau đây của trang web Học Viện Đầu Tư Tài Chính để biết FED là gì cũng như những ảnh hưởng của nó đối với đầu tư tài chính nhé.

FED là gì? FED là viết tắt của từ nào? 

FED (Federal Reserve System) hay còn gọi là Cục dự trữ Liên bang, là Ngân hàng Trung ương Mỹ, được thành lập từ ngày 23/12/1913. FED được ký bởi tổng thống Woodrow Wilson theo đạo luật mang tên “Federal Reserve Act” nhằm duy trì chính sách tiền tệ linh hoạt, ổn định và an toàn cho nước Mỹ.

FED hoàn toàn độc lập và không bị phụ thuộc hay tác động bởi chính phủ Hoa Kỳ. Đây là tổ chức duy nhất trên thế giới được phép in tiền USD (đô la Mỹ). Chính vì vậy FED là cơ quan có vai trò quan trọng trong việc hoạch định cũng như điều chỉnh chính sách tiền tệ. Việc FED thay đổi về lãi suất, lượng cung tiền sẽ tác động trực tiếp đến thị trường và nhà đầu tư.

Tuy nhiên, với vị thế dẫn đầu của nền kinh tế Hoa Kỳ và sức mạnh của đồng Đô la Mỹ, các chính sách tiền tệ của FED liên quan đến lãi suất và lượng cung đồng USD sẽ ảnh hưởng tới nền kinh tế toàn thế giới. Điều này cũng tác động tới thị trường và các nhà đầu tư trên toàn cầu.

FED là gì
FED là gì

Cơ cấu của FED cực dự trữ liên bang Mỹ

FED bao gồm một số cơ sở tài chính quan trọng của nhà nước và tư nhân. Hệ thống Dự trữ Liên bang có cơ cấu tổ chức gồm các thành phần chính sau đây:

  • Hội đồng Thống đốc bao gồm 7 thành viên, nhiệm kỳ 14 năm, do Tổng thống Hoa Kỳ chỉ định.
  • Ủy Ban Thị Trường Mở Liên Bang (FOMC)
  • Các ngân hàng của FED gồm có 12 Ngân hàng Dự trữ Liên bang khu vực, được đặt ở các thành phố lớn
  • Các ngân hàng thành viên

Co-cau-to-chuc-cua-fed

Trong đó:

Hội đồng Thống đốc bao gồm 7 thành viên được đề cử bởi Tổng thống Mỹ, được Thượng viện thông qua. Đây cũng chính là người đưa ra quyết định quan trọng về các chính sách tiền tệ.

Ủy Ban Thị Trường Mở Liên Bang sẽ gồm 7 thành viên của Hội đồng Thống đốc và 5 chủ tịch ngân hàng chi nhánh. Họ có nhiệm vụ thực hiện các nghiệp vụ trên thị trường mở liên bang.

12 ngân hàng dự trữ liên bang khu vực được đặt ở Boston, New York, Philadelphia, Chicago, St. Louis, Richmond, Cleveland, Atlanta, Minneapolis, Kansas City, Dallas và San Francisco đảm nhiệm các nhiệm vụ còn lại.

Nhiệm vụ và vai trò của FED 

Ban đầu, FED được thành lập với vai trò là một NHTW điều phối thị trường, ứng phó với khủng hoảng tài chính của nước Mỹ. Theo thời gian, cấu trúc của FED đã thay đổi cùng với các nhiệm vụ của tổ chức cũng được mở rộng. Vai trò chính sách tiền tệ được FED nêu rõ trong Đạo luật Dự trữ Liên bang, đã sửa đổi năm 1977 với các nhiệm vụ chính sau đây:

  • Thực thi các chính sách tiền tệ quốc gia bằng cách tạo việc làm cho người dân Hoa Kỳ, ổn định giá cả và điều chỉnh lãi suất phù hợp cho dài hạn.
  • Duy trì ổn định cho nền kinh tế cũng như kiểm soát rủi ro hệ thống có khả năng phát sinh trên thị trường tài chính. Bình ổn giá cả sản phẩm, dịch vụ nhằm khuyến khích tăng trưởng kinh tế.
  • Giám sát tổ chức ngân hàng đồng thời đảm bảo hệ thống an toàn tài chính, quyền tín dụng của người dân một cách vững vàng.
  • Cung cấp dịch vụ tài chính cho các tổ chức chính thức nước ngoài, tổ chức quản lý tài sản có giá trị và chính phủ Hoa Kỳ. FED cũng đóng vai trò then chốt trong việc vận hành hệ thống chi trả quốc gia.
FED là gì
FED là gì

Lãi suất FED 2023 hiện nay

Fed quyết định giữ nguyên lãi suất tại lần điều chỉnh tháng 6-2023, lần đầu tiên không tăng sau 10 lần tăng liên tiếp trong thời gian qua. Theo Hãng tin Reuters, ngày 14-6 (giờ địa phương), Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) quyết định giữ nguyên lãi suất ở mức 5,0 – 5,25% trong kỳ điều chỉnh tháng 6-2023.

Đây là lần không tăng lãi suất đầu tiên của Fed sau 10 lần tăng liên tiếp trước đó, nhằm kiềm chế lạm phát trong nước.Tuy nhiên, ngân hàng trung ương của Mỹ vẫn cảnh báo lãi suất có thể tăng tối đa 0,5% trong năm 2023, đối phó với đà giảm lạm phát chậm hơn mong muốn.

Trong buổi họp báo ngày 14-6, Chủ tịch Fed Jerome Powell cho biết đà phát triển của kinh tế Mỹ và thị trường việc làm đang kháng cự với các chính sách thắt chặt kinh tế tốt hơn dự kiến. Việc hai yếu tố này liên tục ở mức cao trong nhiều tháng trở lại đây đang là một trong những nhân tố chính dẫn đến tình hình lạm phát cao ở Mỹ.

Ông Powell cũng cho biết lần giữ nguyên lãi suất này nhằm giúp Fed thu thập thêm thông tin, trước khi quyết định cần tăng lãi suất hay không. Ngân hàng Trung ương Mỹ nhận định tốc độ tăng lãi suất hiện không quan trọng bằng tìm điểm dừng tăng phù hợp, để vừa khiến giá hàng hóa giảm vừa hạn chế tỉ lệ thất nghiệp tăng.

Chủ tịch Fed cũng khẳng định các báo cáo số liệu quý gần đây của họ cho thấy “ước tính tăng trưởng tăng một chút, ước tính tỉ lệ thất nghiệp giảm một chút, ước tính lạm phát vẫn tăng”.

Xem Thêm  Coin là gì? Token là gì? Sự khác biệt giữa Coin và Token như thế nào?

Ông Powell kết luận các số liệu trên cho thấy “cần tăng cường thắt chặt nền kinh tế hơn chúng ta nghĩ”. Tuy nhiên, chủ tịch Fed cũng trấn an rằng các yếu tố liên quan đến lạm phát đã bắt đầu đi theo hướng cơ quan này mong muốn. “Các điều kiện chúng tôi cần thấy để lạm phát có thể giảm đang dần xuất hiện. Tuy nhiên, quá trình để chỉ số này thật sự giảm sẽ tốn nhiều thời gian”, ông Powell chia sẻ.

Các điều kiện trên bao gồm tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại, một thị trường lao động yếu hơn hiện tại và chuỗi cung ứng được cải thiện.

Các công cụ của FED 

FED sẽ sử dụng các công cụ tiền tệ để hoàn thành các nhiệm vụ của mình. Vậy những công cụ nào đang được Cục dự trữ Liên Bang Hoa Kỳ sử dụng?

Mua bán trái phiếu chính phủ

Mua và bán trái phiếu chính phủ được sử dụng để điều tiết lượng cung tiền trong nền kinh tế. Khi FED mua vào trái phiếu chính phủ, một lượng tiền lớn được đưa vào lưu thông, cung tiền tăng, lãi suất sẽ giảm. Từ đó, hoạt động cho vay và tiêu dùng sôi động hơn, kích thích nền kinh tế phát triển.

Ngược lại, khi FED bán trái phiếu chính phủ, một lượng tiền lớn được thu về, cung tiền trong nền kinh tế giảm. Trong khi đó nhu cầu chưa giảm kịp với mức giảm cung tiền tạo ra khan hiếm tạm thời, lãi suất sẽ tăng, việc vay ngân hàng trở nên khó khăn hơn. Biện pháp này được sử dụng khi lạm phát ở mức cao.

Tỷ lệ dự trữ bắt buộc

Hiểu đơn giản, đây là khoản tiền FED quy định các NHTM thành viên phải dự trữ lại dựa trên số tiền đã huy động được, không được cho vay vượt quá mức dự trữ này. Công cụ này được sử dụng để điều tiết lượng cung tiền trong nền kinh tế.

Khi tỷ lệ dự trữ bắt buộc tăng, lượng tiền các NHTM có thể cho vay giảm, cung tiền trong nền kinh tế giảm, lãi suất sẽ tăng. Khi tỷ lệ dự trữ bắt buộc giảm, lượng tiền có thể cho vay tăng, cung tiền tăng, lãi suất giảm.

Lãi suất chiết khấu

Khi cần vốn cho các nhu cầu ngắn hạn, các NHTM thành viên sẽ vay từ FED với lãi suất chiết khấu nhỏ hơn lãi suất vay liên ngân hàng. Do vậy, lãi suất chiết khấu là công cụ FED sử dụng khi muốn điều chỉnh lượng cung tiền trong nền kinh tế.

Nếu FED tăng lãi suất chiết khấu, các NHTM e dè trong việc vay tiền, lượng cung tiền sẽ giảm. Ngược lại, nếu lãi suất chiết khấu tăng, các NHTM vay tiền nhiều hơn, lượng cung tiền sẽ tăng.

FED là gì
FED là gì

Tác động của FED đối với việc đầu tư tài chính và nền kinh tế

Mỹ, với vị thế là một trong những nền kinh tế hàng đầu trên thế giới, có đồng tiền của riêng mình, đó chính là đồng USD. Đồng tiền này không chỉ được sử dụng trong các giao dịch kinh tế nội địa mà còn trở thành một tiêu chuẩn cho các giao dịch quốc tế. Từng thay đổi nhỏ về giá trị của USD đều có thể tạo ra tác động lớn đối với nền kinh tế và tài chính toàn cầu.

Hãy để chúng tôi giải thích một chút về FED. FED, hay cụ thể hơn, là Ngân hàng Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ, là cơ quan độc quyền có trách nhiệm in tiền, phát hành nó và quản lý lãi suất của đồng USD. Các quyết định về việc tăng hoặc giảm lãi suất của FED không chỉ có tác động đến nền kinh tế tại Mỹ mà còn ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế toàn cầu.

Vì vậy, hiểu rõ FED và vai trò quan trọng của họ trong hệ thống tài chính thế giới là điều cực kỳ quan trọng. FED không chỉ là một tổ chức quản lý tiền tệ, mà còn là người đứng sau hệ thống tài chính toàn cầu, và mọi thay đổi trong chính sách tiền tệ của họ có thể tạo ra sóng gió không chỉ ở Mỹ mà còn trên toàn thế giới. Điều này làm cho FED trở thành một phần không thể thiếu trong cơ cấu tài chính thế giới, và quyết định của họ có thể lan rộng ra toàn cầu.

Ảnh hưởng của việc FED tăng lãi suất

FED là từ viết tắt của Ngân hàng Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ – tổ chức tài chính và tiền tệ hàng đầu trên toàn cầu. Mọi biến đổi trong chính sách của FED đều có khả năng tác động mạnh đến nền kinh tế thế giới và Việt Nam.

Tác Động Đến Kinh Tế Thế Giới

Nguy Cơ Suy Thoái Kinh Tế Mặc dù FED hiện cho rằng nền kinh tế Mỹ đang ổn định, nhưng có những dấu hiệu cho thấy rủi ro suy thoái kinh tế có thể nảy sinh nếu FED tiếp tục tăng lãi suất vào cuối năm. Điều này có thể gây ra việc giảm tiêu dùng và đầu tư trong nước Mỹ.

Ảnh Hưởng Đến Thị Trường Tài Chính Sự tăng lãi suất của FED đã tạo ra sự không ổn định trên thị trường tài chính, góp phần vào sự suy giảm của thị trường. Điều này đã dẫn đến một tình trạng tiêu cực trên thị trường, và FED đã nâng lãi suất lên lần thứ năm trong năm 2022.

Tiêu Cự Và Đầu Tư Việc tăng lãi suất sẽ kéo theo chi phí vay cao hơn, và điều này dự kiến sẽ dẫn đến sự giảm cầu vay vốn và đầu tư. Doanh nghiệp và cá nhân sẽ phải trả thêm tiền cho lãi suất, và FED và chính phủ Mỹ đang cố gắng kiểm soát lạm phát và duy trì sự ổn định của nền kinh tế.

Xem Thêm  Cross-chain Bridge là gì? Giải pháp tương tác giữa các Blockchain

Tác Động Toàn Cầu Ngoài tác động nội tại, việc tăng lãi suất của FED cũng có thể tác động đến các vấn đề chính trị và tài chính toàn cầu như căng thẳng giữa Nga và Ukraine, hay chính sách Zero Covid của Trung Quốc có thể gây rối chuỗi cung ứng và sản xuất toàn cầu.

Tác Động Đến Kinh Tế Việt Nam

Thương Mại Và Xuất Khẩu Việc tăng lãi suất của FED đã làm cho chi phí vay nợ tăng cao, gây ra sự giảm cầu trong các hoạt động thương mại. Các doanh nghiệp sẽ cần xem xét kỹ lưỡng việc sử dụng vốn vay để sản xuất, mở rộng kinh doanh hoặc đầu tư.

Tỷ Giá Hối Đoái Thay đổi lãi suất của FED cũng tác động đến tỷ giá hối đoái USD/VND. Hiện tại, FED kỳ vọng tỷ lệ lạm phát sẽ hạ nhiệt vào cuối năm, giữ ở mức 2%. Điều này có thể dẫn đến sự biến động của tỷ giá hối đoái.

Lãi Suất Và Đầu Tư Khi FED tăng lãi suất, lãi suất huy động cũng sẽ tăng, ảnh hưởng đến thanh khoản và chi phí của các tổ chức. Điều này có thể làm gia tăng nghĩa vụ trả nợ của các doanh nghiệp vay USD.

Chứng Khoán Sự tăng lãi suất và áp lực trả nợ nước ngoài đang tạo ra tình hình không ổn định trên thị trường chứng khoán toàn cầu. Đây là giai đoạn “tích sản” cho những nhà đầu tư giá trị, mua cổ phiếu với mức giá thấp.

FED tăng lãi suất ảnh hưởng gì đến thị trường chứng khoán?

Việc FED tăng lãi suất cơ bản có tác động đáng kể đến sự hấp dẫn của việc đầu tư vào cổ phiếu thông qua việc làm tăng chi phí vay. Điều này có thể dẫn đến sự giảm giá trị của các công ty và tác động tiêu cực lên giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán.

Hơn nữa, tăng lãi suất cũng có tác động trực tiếp đến các doanh nghiệp. Lãi suất tăng có thể làm tăng chi phí vay đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là những công ty có nợ vay lớn. Điều này có thể dẫn đến giảm lợi nhuận và tăng rủi ro tài chính, ảnh hưởng đến giá cổ phiếu của các công ty này trên thị trường chứng khoán.

Biến động lãi suất FED trong những năm gần đây

Mỗi cuộc họp của Ủy ban Cục Dự trữ Liên bang FED luôn tạo ra sự căng thẳng và sự mong đợi trên thị trường tài chính. Dưới đây là tổng hợp các biến động của lãi suất FED trong những năm gần đây:

Năm 2018

  • Ngày 21/3/2018: Tăng lãi suất thêm 0,25% lên 1,5-1,75%.
  • Ngày 13/6/2018: Đưa mức lãi suất lên 1,75-2,00%, lần tăng lãi suất thứ hai trong năm và lần đầu tiên vượt qua mức 2% kể từ khủng hoảng tài chính 2008.
  • Ngày 26/9/2023: Tiếp tục tăng lãi suất, đưa mức lãi suất lên 2,00-2,25%.
  • Ngày 19/12/2018: Tăng lãi suất ngắn hạn thêm 0,25% lên 2,25-2,5%.

Năm 2019

  • Ngày 30/1/2019: Duy trì lãi suất ở 2,25-2,50%.
  • Ngày 20/3/2019: Cắt giảm lãi suất, đưa mức lãi suất xuống 2,00-2,25%.
  • Ngày 31/7/2019: Cắt giảm lãi suất lần thứ hai, đưa mức lãi suất xuống 2,00-2,25%.
  • Ngày 18/9/2019: Cắt giảm lãi suất lần thứ ba, đưa mức lãi suất xuống 1,75-2,00%.
  • Ngày 11/12/2019: Duy trì lãi suất ở 1,50-1,75% sau ba lần cắt giảm lãi suất trong năm.

Năm 2020

  • Ngày 3/3/2020: Cắt giảm một nửa điểm phần trăm, đưa mức lãi suất xuống 1,00-1,25%.
  • Ngày 15/3/2020: Cắt giảm xuống gần bằng 0, trong khoảng 0,00-0,25%, đồng thời thực hiện các biện pháp hỗ trợ thị trường tài chính.
  • Ngày 29/4/2020: Duy trì lãi suất ở khoảng 0,00-0,25% và cam kết tiếp tục hỗ trợ thị trường tài chính.

Năm 2021

    • Ngày 27/1/2021: Duy trì lãi suất ở khoảng 0,00-0,25% và cam kết hỗ trợ nền kinh tế qua các biện pháp khác như mua trái phiếu.
    • Ngày 17/3/2021: Duy trì lãi suất ở khoảng 0,00-0,25% và cam kết tiếp tục mua trái phiếu để hỗ trợ nền kinh tế.
    • Ngày 16/6/2021: Duy trì lãi suất ở khoảng 0,00-0,25% và cam kết tiếp tục hỗ trợ nền kinh tế qua mua trái phiếu và các biện pháp khác.
    • Ngày 28/7/2021: Duy trì lãi suất ở khoảng 0,00-0,25% và tiếp tục hỗ trợ nền kinh tế bằng các biện pháp khác như mua trái phiếu và hỗ trợ thị trường tài chính.
    • Ngày 22/9/2021: Duy trì lãi suất ở khoảng 0,00-0,25% và cam kết tiếp tục hỗ trợ nền kinh tế bằng các biện pháp phù hợp.

Năm 2022

  • Ngày 26/1/2022: Duy trì lãi suất cơ bản ở 0-0,25%.
  • Ngày 16/3/2020: Tăng lãi suất cơ bản lên 0,25-0,5%.
  • Ngày 4/5/20222: Tăng lãi suất thêm 0,5%, lên 0,75%-1%.
  • Ngày 15/6/2022: Tăng lãi suất đi vay cơ bản lên 0,75%.
  • Ngày 27/7/2022: Tăng lãi suất cơ bản thêm 0,75 điểm phần trăm, lên 2,5%.
  • Ngày 21/9/2022: Tăng lãi suất cơ bản thêm 0,75%, lên 3% – 3,25%.
  • Ngày 2/11/2022: Nâng biên độ lãi suất cho vay cơ bản lên 3,75% – 4%.
  • Ngày 14/12/2022: Tăng thêm 0,5%, lên 4,25% – 4,5%.

Tính đến tháng 5/2023:

  • Ngày 1/2/2023: Tăng thêm 0,25 điểm phần trăm lên 4,5-4,75%.
  • Ngày 22/3/2023: Tăng thêm 0,25 điểm phần trăm lên 4,75-5%.
  • Ngày 3/5/2023: Tăng thêm 0,25 điểm phần trăm lên 5 – 5,25%.

Tổng kết FED là gì và ảnh hưởng của FED đến đầu tư tài chính 2023

Thông qua bài viết tren đây của trang web Học Viện Đầu Tư Tài Chính, chắc có lẽ bạn đọc đã có thể biết được FED là gì cũng như ảnh hưởng của FED đối với việc đầtuw tài chính. Bạn cảm nhận như thế nào sau khi đọc bài viết trên đây của chúng tôi? Tiếp tục theo dõi trang web để biết thêm nhiều thông tin thú vị khác nhé.

Jana Victory
Jana Victory
Bài viết: 25

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *