Volume giao dịch? Toàn tập về volume giao dịch

Volume giao dịch là gì?

Volume là số liệu đo lường khối lượng tiền được giao dịch trong một khung thời gian nào đó. Khối lượng giao dịch được tính bằng tổng số lượng coin/token được mua vào và bán ra trong một khoảng thời gian.

Biểu đồ Volume giao dịch
Biểu đồ Volume giao dịch

Đối với biểu đồ nến nhật (biểu đồ phổ biến nhất trong thị trường tài chính), mỗi một cây nến thể hiện khối lượng giao dịch trong một khung thời gian nhất định.

Ý nghĩa: Volume giao dịch cho ta thấy mức độ thanh khoản của thị trường, dữ liệu về khối lượng giao dịch trong quá khứ. Và cũng là một thông tin để dự đoán hành vi giá trong tương lai.

Tầm quan trọng của Volume

Nhu cầu mua bán hàng hóa thay đổi khi giá cả thay đổi. Vì vậy, giá tăng cao hoặc giảm mạnh sẽ dẫn đến việc khối lượng giao dịch tăng. Khi khối lượng giao dịch tăng, giá sẽ có sự biến động.

Volume giúp xác nhận xu hướng, tín hiệu trong tương lai

Làm sao để có thể nhận biết biết được giá sẽ tăng hay giảm dựa vào khối lượng giao dịch?

Volume là số liệu thể hiện số tiền mua vào và bán ra. Nhu cầu mua và bán tăng cao, thì khối lượng giao dịch sẽ tăng.

Trong thị trường có xu hướng rõ ràng thì khối lượng giao dịch phải lớn, trong thị trường không có xu hướng rõ ràng thì khối lượng giao dịch sẽ thấp và sự chênh lệch giữa khối lượng mua vào và khối lượng bán thấp. Thị trường có xu hướng tăng giá thì khối lượng giao dịch mua vào phải lớn hơn khối lượng giao dịch bán ra, ngược lại trong thị trường giảm giá khối lượng giao dịch bán ra sẽ lớn hơn khối lượng giao dịch mua vào.

Xác định và dự đoán được xu hướng của thị trường sẽ giúp các nhà đầu tư thành công hơn, kiếm được nhiều lợi nhuận và giảm thiểu thua lỗ. Trong cuộc chơi tài chính “Không mất tiền thì chính là chiến thắng”.

Tính thanh khoản của thị trường

Trong một thị trường thanh khoản kém hay không có thanh khoản thì rất khó giao dịch, và có thể bị trượt giá rất nhiều, để xác định tính thanh khoản nhà đầu tư chỉ cần nhìn vào volume giao dịch là biết thanh khoản tốt thì chắc chắn volume sẽ lớn và ngược lại.

Giao dịch với chỉ báo Volume như thế nào?

Hướng dẫn thêm chỉ báo Volume trên TradingView

Truy cập vào trang  Tradingview, lựa chọn vào mục Indicators, tìm “Volume” hoặc “Khối lượng” đối với các nhà đầu tư đang dùng giao diện Tiếng Việt, rồi ấn “thêm”.

Thêm volume giao dịch trên Tradingview
Thêm volume giao dịch trên Tradingview

Volume được thể hiện dưới dạng các cột nằm phía dưới biểu đồ, khối lượng giao dịch càng lớn thì cột càng cao, cột màu xanh là phiên tăng giá, cột màu đỏ là phiên giảm giá.

Ví dụ volume giao dịch
Ví dụ volume giao dịch

Volume xác nhận xu hướng

Khối lượng giao dịch tăng theo xu hướng của giá đồng nghĩa với việc xác nhận xu hướng giá mới được hình thành.

Trong xu hướng tăng:

  • Khối lượng sẽ tăng khi giá đang đi lên.
  • Khối lượng sẽ giảm khi giá đi xuống.

Trong xu hướng giảm:

  • Khối lượng tăng lên khi giá đi xuống.
  • Khối lượng giảm đi khi giá đi lên.

Khối lượng giao dịch giảm khi giá tăng thể hiện mức độ quan tâm của công đồng giảm, đây là biểu hiện của phân kỳ giữa giá và khối lượng. Giá có thể tiếp tục tăng tuy nhiên đà tăng đã yếu và dễ có đảo chiều.

Volume xác định xu hướng
Volume xác định xu hướng

Volume xác nhận đảo chiều xu hướng

Khi volume đạt đỉnh (tức khối lượng giao dịch cao đột biến, cao hơn hẳn các phiên giao dịch trước đó): thường đồng nghĩa với sức mua hoặc sức bán đã hết.

  • Trong trong xu hướng tăng giá xuất hiện cây volume đạt đỉnh, sau đó volume mua giảm dần, volume bán tăng dần: lực mua đã hết, giá sẽ có xu hướng tạo đỉnh và đảo chiều giảm giá.
  • Trong trong xu hướng giảm giá xuất hiện cây volume đạt đỉnh, sau đó volume bán giảm dần, volume mua tăng dần: lực bán đã hết, giá thường sẽ tạo đáy và đảo chiều tăng giá.

Nếu có sự phân kỳ giữa giá và chỉ báo Volume thì đây là tín hiệu rất giá trị cho thấy xu hướng hiện tại có khả năng cao sẽ đảo chiều.

Volume xác nhận hỗ trợ, kháng cự

Các vùng hỗ trợ hay kháng cự mạnh là vùng giá mà được nhiều người quan tâm và nhiều đặt lệnh mua bán ở vùng đó, nhiều giao dịch thì chắc chắn khối lượng giao dịch phải lớn hơn hẳn so với các vùng giá khác, nhìn vào khối lượng giao dịch chúng ta có thể xác nhận được các vùng hỗ trợ kháng thật sự.

  • Khi giá chạm vùng kháng cự hoặc hỗ trợ và có volume lớn, tăng đột biến thì khả năng cao giá sẽ đảo chiều hay hình thành đỉnh đáy.
  • Khi giá chạm vùng kháng cự hoặc hỗ trợ mà không có phản ứng mạnh, volume thấp thì khả năng vùng hỗ trợ hoặc kháng cự đó sẽ bị phá vỡ.
Volume thể hiện hỗ trợ
Volume thể hiện hỗ trợ

Volume xác nhận phá vỡ kháng cự, hỗ trợ (Breakout)

Volume thường thấp trong giai đoạn tích luỹ hay giá đi ngang, khi giá xuyên thủng một vùng hỗ trợ hoặc kháng cự kèm với volume tăng đột biến thì đó là một cú phá vỡ (Breakout) thành công, ngược lại nếu giá xuyên thủng một vùng hỗ trợ hoặc kháng cự nhưng lại volume lại thấp không đáng kể so với các phiên giao dịch trước đó thì đó là một cú phá vỡ giả (False Break).

Nhìn vào hình biểu đồ Bitcoin dưới đây, sự khác biệt về volume giữa cây nến phá vỡ giả và phá vỡ thành công là rất lớn, rất dễ nhận biết.

 

Volume thể hiện sự Breakout
Volume thể hiện sự Breakout

Hướng dẫn sử dụng Volume trong giao dịch

Kết luận

Volume giao dịch quyết định rất lớn trong tất cả thị trường tài chính vì vậy trước khi tham gia giao dịch hãy xem xét về volume giao dịch để có thể đưa ra quyết định của mình.

Tuy nhiên, đầu tư Cryptocurrency là hình thức đầu tư rủi ro, cần phải có rất nhiều kiến thức và kỹ năng phân tích cơ bản – kỹ thuật để có thể kiếm được tiền từ thị trường này. Nếu bạn quan tâm về bài viết này vui lòng để lại bình luận phía dưới đội ngũ hỗ trợ sẽ liên hệ đến bạn.

Nếu bài viết này mang lại thông tin hữu ích hãy chia sẻ đến mọi người để có thể cùng biết đến.

Thân ái!

>> Xem thêm: Xu hướng và Trendline trong đầu tư

>> Xem thêm: Supply Demand – Kháng cự và hỗ trợ

>> Xem thêm: Tổng quan về phân tích kỹ thuật

>> Xem thêm: Sự kỳ diệu của dãy Fibonancci

>> Xem thêm: Lý thuyết sóng Elliot

>> Xem thêm: Tổng quan về dữ liệu on-chain

>> Xem thêm: Đường trung bình động MA

>> Xem thêm: Công cụ Bollinger bands

>> Xem thêm: Công cụ RSI

>> Xem thêm: Crypto index là gì?

icons8-exercise-96