Vai trò của Market Maker và Taker trên thị trường Crypto

Trong thị trường tài chính luôn tồn tại Market Taker và Market Maker để biểu thị cho giá tăng, giảm hay đi ngang của thị trường.Ở mỗi phe đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng, chọn phe nào cũng đều có thắng và thua cả. Vậy Market Maker và Market Taker là gì và vai trò như thế nào trong bài viết này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu.

Vai trò của Market Maker và Taker trên thị trường Crypto.

1. Market Taker và Market Maker là gì?

Market Taker (MT) là người chủ động giao dịch  theo giá thị trường hoặc lệnh được họ đặt sẵn để mua vào, bán ra. Lời và lỗ của Taker sẽ do Market Maker quyết định cho giá tăng hay giảm. Taker giống như 1 nhà giao dịch nhỏ lẻ chủ động khớp lệnh chờ có sẵn trong sổ lệnh.

Market Maker (MM) là người thao túng giá trên thị trường, họ lắp đầy sổ lệnh với nhiều lệnh mua bán khác nhau để duy trì thị trường.

Khi này bạn sẽ thấy MM giống như 1 chủ cửa hàng với rất nhiều hàng hóa có sẵn, giá cả tùy họ quyết định, còn MT giống như 1 người mua nhỏ lẻ chịu sự phụ thuộc vào hàng hóa và mức giá niên yết của cửa hàng.

2. Vai trò của Market Taker

Market Taker là thành tố mang nhiều FOMO trong thị trường.

Tính thanh khoản cực kỳ quan trọng đối với bất kỳ thị trường nào, được hình thành giữa cung và cầu. MM đóng vai trò là nguồn cung, còn MT có vai trò là nguồn cầu. MT là yếu tố then chốt để MM quyết định làm giá theo chiều nào, không có MT thì thị trường không thể tồn tại. Nên đội MM sẽ cố gắng làm mọi cách để MT ở lại thị trường hoặc rủ thêm nhiều MT F0 khác vào.

Các sàn giao dịch mới sẽ làm mọi cách để hút các MT mới bằng các chương trình tặng coin, tặng tiền, giảm phí giao dịch, airdrop,… Hành động này sẽ làm cho sàn đảm bảo được tính thanh khoản, nhiệm vụ còn lại thì nằm ở đội marketing của sàn làm sao hút càng nhiều MT càng tốt.

Khi giá đồng coin rẻ thi đội MT rất ít khi để ý đến, mà đa phần chỉ chăm chú đến những đồng coin nào đã tăng vài chục, vài trăm phần trăm. Nên sàn dựa vào yếu tố tâm lý đó để lấy tiền của những MT non trẻ, thích FOMO và thiếu kinh nghiệm.

Còn với các MT đã trải nghiệm nhiều năm trên thị trường và có kinh nghiệm dày dặn thì việc lấy tiền của họ không hề chút nào. Họ luôn biết lựa chọn món hàng chất lượng, giá rẻ và bán lại cho sàn với giá cao. Biết điểm vào, điểm thoát ra thông qua PTKT, PTCB, PT tâm lý, PT dòng tiền,… nên sàn luôn tìm cách loại bỏ MT này trước khi thị trường tăng mạnh hoặc giảm mạnh.

3. Vai trò của Market Maker

Market Maker giúp tăng tính thanh khoản và làm giá trên thị trường.

Sự quan trọng của Market Maker góp phần làm tăng tính thanh khoản cho thị trường, giống như 1 cửa hàng càng to, nhiều hàng chất lượng, sạch sẽ, thân thiện, chăm sóc tốt,… thì khách hàng luôn đông đúc. MM giúp tăng độ sâu và duy trì tính thanh khoản để đảm bảo lúc nào MT mua bán với giá thị trường đều có thể khớp lệnh được.

Ưu điểm của MM là vốn lớn, nên có thể hấp thụ được 1 lượng lớn tài sản bán ra từ MT, sau đó phân phối lại tài sản này theo thời gian. Từ đó giữ vững thị trường tránh trường hợp bán tháo gây sụp đổ. Tuy nhiên mức độ này còn phụ thuộc giữa chủ đồng coin đó và MM.

Ở những sàn nhỏ thì spread càng lớn vì ở đây rất ít MT, nên sàn chủ động đặt spread lớn để khi MT bán coin ra thì mua lại giá thấp, sau đó MM đặt lệnh bán lại ở giá cao. Còn với các sàn lớn thì điều này sẽ ít hơn, cho nên khi MT mới tham gia vào Crypto thì nên chọn các sàn giao dịch lớn, có đảm bảo thanh khoản.

Nguyên tắc đẩy giá của MM là phải gom đủ hàng, sau đó mới tiến hành đẩy giá lên để người mua FOMO vào. Và để người mua FOMO thì họ phải làm rất nhiều bài toán về test thị trường, marketing, viết nên câu chuyện thu hút… vì nếu bơm lên mà không có ai mua thì vô tình MM lại là người đu đỉnh và làm thanh khoản ngược lại cho MT. Còn nếu MT mà hold không chịu bán coin thì MM sẽ rất lâu mới bơm đồng coin đó lại.

5. Tổng kết

Đa phần chúng ta đều là những MT tham gia vào thị trường này, nên để tăng phần thắng bạn phải biết được cách MM làm giá 1 đồng coin như thế nào, thuận theo MM mà mua vào. Cũng đừng nên có tư tưởng HOLD TO DIE 1 đồng coin nào đó, vì bản chất của tài chính là mua thấp bán cao, mua trong vùng mua và bán trong vùng bán.

icons8-exercise-96