Nhiều người đi làm nhiều năm, thậm chí có thu nhập cao nhưng mãi vẫn chưa giàu, đó là vì họ chưa có kiến thức về quản lý tài chính cá nhân, hiểu biết về đầu tư. Quản lý tài chính cá nhân cũng được coi là một bước cần thiết để làm giàu. Một trong những bí quyết làm giàu của các đại gia, tỷ phú là họ biết cách quản lý tài chính tốt. Sau đây là những phương pháp giúp bạn “những bước đầu tiên” vào thế giới của những người luôn có tiền.
Mục lục
Trước khi quản lý tài chính cá nhân phải gạt bỏ suy nghĩ sai lầm
Một sai lầm thường thấy ở nhiều người và bạn cần phải bị gạt bỏ trước khi nghĩ về việc đầu tư: “Tôi sẽ học quản lý tài chính cá nhân khi có nhiều tiền”. Vì cách nghĩ này không khác gì việc “tôi sẽ chăm chỉ học tập khi tôi đạt được những điểm 10”, “tôi sẽ đi tập gym khi tôi có thân hình đẹp”. Hãy quản lý tốt từ ngay khi đang không có gì và thu nhập rất thấp, theo thời gian, nó sẽ tăng dần lên từng ngày từ khi chúng ta quản lý chúng, vạn dặm bắt đầu từ một bước chân mà.
Có người lại nói: “Quản lý tiền khiến tôi cảm thấy không tự do, thoải mái tiêu xài”. Tự do về tài chính là tự do lớn nhất, hỗ trợ cho tất cả mọi loại tự do khác. Nếu đã có tự do về tài chính, liệu bạn có đủ tiền và thời gian để thực hiện ước mơ, bạn có đủ tiền cho kế hoạch về hưu.
Hãy nghĩ đến việc, bạn sử dụng hết số tiền mình làm được cho việc mua sắm dư dả, ăn uống tiệc tùng hằng ngày. Đến một ngày, bạn bè của bạn lên kế hoạch để cùng đi du lịch xa, và bạn không có đủ tiền để tham gia, hoặc bạn bất ngờ có sự cố về bệnh tật hay công việc, thì lấy tiền đâu để xử lý, khi về hưu bạn có đủ tiền để sử dụng khi đã dừng công việc khi tới tuổi nghỉ ngơi. Lúc đó, bạn sẽ thấy rằng việc quản lý tài chính mỗi ngày rất cần thiết, điều đó sẽ cho bạn những cảm giác chủ động với cuộc sống của mình, đó là 1 thói quen vô cùng tốt.
Quản lý tài chính tốt để thoát nghèo
Nếu bạn còn đang nợ, hãy cố gắng trả hết nợ. Sau khi trả hết các khoản nợ xấu thì nên tạo dựng quỹ dự phòng rủi ro khẩn cấp. Quỹ này có tác dụng để dự phòng khi gặp biến cố, để bản thân và gia đình vẫn đủ trang trải, quỹ này có thể giữ trong sổ tiết kiệm lấy 8,5%/năm cũng được vì khoản này không phải để làm giàu.
Hãy cố gắng tăng mức thu nhập của mình lên, mỗi người nên có 2,3 nguồn thu nhập, đừng bao giờ phụ thuộc vào chỉ 1 nguồn thu nhập. Sau khi trải qua đợt dịch covid này, bạn sẽ cảm nhận có nhiều nguồn thu sẽ giúp bạn chủ động trong việc dự phòng bất trắc.
Quản lý tài chính cá nhân với quy tắc 6 chiếc lọ ( 6 Tài khoản)
Hãy thử tham khảo phương pháp quản lý tài chính sau đây của triệu phú T.Harv Eker sẽ giúp bạn có cách quản lý tài chính cá nhân hiệu quả nhất thế giới. Tuy nhiên, với quy tắc này nếu như mình thu nhập 10tr/ tháng có thể áp dụng đúng, nhưng khi 100tr/ tháng, 1 tỷ/ tháng thì cần phải linh hoạt hơn.
1. Tài khoản thiết yếu 15-55% – Quản lý tài chính cá nhân
Nếu như thu nhập 10tr có thể phải dùng đến 5,5tr để chi tiêu, nhưng nếu 100tr thì có thể giảm tỉ lệ xuống 30% là 30tr thôi, và đương nhiên 1 tỷ thì nên dừng lại ở 15%. Trong kế hoạch tiêu sử dụng, bạn nên để một khoản tài chính nhất định vào những dịp khuyến mãi lớn của năm như: Black friday, Sales tháng 12,…Với kỹ năng quản lý tốt tài khoản này, bạn sẽ biến mình thành một “nhà quản lý” giỏi, biết chi tiêu, tiết kiệm đúng cách. trong đó, để tiêu sử dụng thông minh, tối ưu hóa đồng tiền bỏ ra, bạn cần tìm hiểu kỹ các sản phẩm, dịch vụ mình muốn mua và dùng.
2. Tài khoản đầu tư 10-50% – Quản lý tài chính cá nhân
Tài khoản này để đầu tư để tiền sinh ra tiền, nếu như thu nhập 10tr thì đầu tư còn rất ít tầm 1 triệu nhưng nếu thu nhập 100tr thì có thể dành 50tr để đầu tư. Và nếu 1 tỷ có đến 500tr để đầu tư. Đến đây mọi người có thấy sức mạnh của thu nhập quyết định tạo ra tài sản lớn thế nào và người giàu ngày càng giàu rồi chứ? Các kênh đầu tư được ưa chuộng: vàng, forex, chứng khoán, bất động sản, và gần đây lĩnh vực tiền điện tử crypto đang được rất nhiều nhà đầu tư quan tâm vì đặc điểm lợi nhuận có thể tăng đột biến, và tính giao dịch, thanh khoản siêu nhanh. Đầu tư đúng cách sẽ giúp số tiền gốc ban đầu của bạn lớn lên nhanh chóng, nhưng trước khi bước vào lĩnh vực mới để đầu tư, hãy nên học hỏi kinh nghiệm những người thành công từ thị trường này rồi mới xuống tiền để tránh những rủi ro không đáng có.
Riêng quỹ 1 và quỹ 2 sẽ tỉ lệ nghịch. Ăn nhiều thì đầu tư ít, ăn ít thì đầu tư nhiều.
3. Bảo hiểm + Lương hưu 8-12% – Quản lý tài chính cá nhân
Càng giàu thì tỉ lệ càng giảm, đây là gồm bảo hiểm xh, bảo hiểm nhân thọ, quỹ lương hưu, tổng là 8-12% nhé, đừng nghe tư vấn bảo hiểm nhân thọ nói nên đầu tư 10-20% cho chỉ riêng quỹ nhân thọ.
4. Giáo dục 5-20% – Quản lý lý tài chính cá nhân
Tương tự càng giàu thì tỉ lệ càng giảm. Cái này áp dụng cho cả mình và cho con cái. Nên cho con học trường Quốc Tế thì sẽ rất tốt.
5. Quỹ hưởng thụ 5-10%, nhiều hay ít tỉ lệ theo thu nhập lớn hay không – Quản lý tài chính cá nhân
Giả sử thu nhập 10tr/ tháng, quỹ này là 1tr, 2 vợ chồng là 20tr thì 2tr, nếu thấy ít thì 2 tháng tiêu 1 lần là 4tr. Nên sử dụng cho mục đích tinh thần và hưởng thụ những thú vụi mình chưa bao giờ nghĩ đến. Giả sử đến 1 khách sạn 5 sao, ăn 1 bữa tối hết sạch 4 triệu. Khi về chúng ta sẽ nghĩ cách làm thế nào để kiếm nhiều hơn và hưởng thụ nhiều hơn thế. Nên là dù quỹ thiết yếu có hết đi nữa, quỹ này vẫn để ăn chơi. Cứ hưởng đi chúng ta sẽ thấy điều kỳ diệu và quyết tâm kiếm nhiều tiền hơn.
6. Quỹ cho đi 5% – Quản lý tài chính cá nhân
Cho gia đình, cho người thân, làm từ thiện, cho đi là gieo tiền, tiền sẽ về.
Hy vọng với những chia sẻ của Học Viện Đầu Tư Tài Chính sẽ giúp bạn xem lại thực trạng tài chính cá nhân của chính mình, biết cách phân bổ các danh mục chi tiêu và đầu tư một cách hiệu quả.
>> Xem thêm: Đầu tư ngay cả khi bạn chưa có nhiều tiền
>> Xem thêm: Kiếm tiền nhờ đầu tư đã thay đổi cuộc sống của bạn ra sao?
>> Xem thêm: Cơ duyên nào những người mới biết đến thị trường đầu tư crypto