Ngoài việc tăng giá trị tài sản theo thời gian, thì việc Bitcoin và ngành công nghiệp Crypto đang đối mặt là vấn đề tiêu thụ năng lượng. Trung Quốc, Elon Musk và nhiều chuyên gia trên thế giới đã nói đến vấn đề này. Như vậy thực hư câu chuyện như thế nào và giải pháp để khắc phục mời bạn cùng theo dõi bài viết này.

Mục lục
1. Thực trạng tiêu thụ năng lượng hiện tại
Trước năm 2022
“Nếu Bitcoin là một quốc gia, nó sẽ tiêu hao một lượng điện tương đương với lượng sử dụng của cả nước Thụy Sĩ” – Các nhà phân tích của Ngân hàng Deutsche Bank của Đức cho hay.

Từng được coi là một trong những người tiên phong trong việc đưa bitcoin vào các giao dịch mua bán, góp phân làm tăng giá trị của đồng tiền ảo, nhưng tuần này Elon Musk – ông chủ của Tập đoàn sản xuất xe điện lớn nhất thế giới, lại làm chấn động thế giới khi bất ngờ tuyên bố ngừng giao dịch đồng tiền kỹ thuật số này khi đặt ra những quan ngại về tương lai của các tài sản định giá bằng đồng bitcoin, cũng như lượng khí thải carbon tạo ra từ quá trình “đào” bitcoin.
Trên trang Twitter cá nhân, trong đó chia sẻ biểu đồ về Chỉ số tiêu thụ điện năng để khai thác bitcoin do Đại học Cambridge (CBECI) đưa ra, Elon Musk viết: “Xu hướng sử dụng năng lượng để tạo ra bitcoin trong những tháng qua là khủng khiếp”.
Theo tỷ phú Elon Musk, “đào” bitcoin tiêu tốn rất nhiều năng lượng và biểu đồ CBECI, dựa vào chỉ số thống kê hàng năm đã cho thấy tốc độ phát triển “vũ bão” của việc sử dụng năng lượng để “đào bitcoin”, với mức tăng không ngừng từ năm 2016, thậm chí tăng vọt trong năm 2020 và lên tới mức hiện tại là 149 terawatt-giờ (TWh), mức cao nhất mọi thời đại.
Theo nhà phân tích George Kamiya thuộc Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), con số trên lớn hơn rất, rất nhiều lần so với toàn bộ mức sử dụng năng lượng 12,2 TWh của Google và khoảng 200 TWh được sử dụng ở tất cả các trung tâm dữ liệu trên thế giới trừ những trung tâm khai thác bitcoin.
Các nhà phân tích thuộc Ngân hàng Deutsche Bank của Đức cho biết: “Nếu Bitcoin là một quốc gia, nó sẽ tiêu hao một lượng điện tương đương với lượng sử dụng của cả nước Thụy Sĩ”.
Thậm chí, IEA dự đoán xu hướng này có thể tồi tệ hơn nữa: “Nếu những người khai thác bitcoin sử dụng hết các thiết bị tiêu thụ năng lượng lớn nhất, mức tiêu thụ điện để khai thác đồng tiền kỹ thuật số này có thể tăng lên 500 TWh”.
Viện dẫn việc đốt than để tạo năng lượng khai thác bitcoin, sinh ra lượng khí thải carbon, ông chủ của Tập đoàn Tesla tuyên bố hãng sẽ không còn chấp nhận bitcoin làm phương tiện thanh toán trong các giao dịch mua bán ô tô điện của mình.
Thông báo trên đảo ngược quyết định hồi cuối tháng 3 của Tesla, chấp nhận thanh toán bằng tiền bitcoin và đầu từ 1,5 tỷ USD vào đồng tiền kỹ thuật số này.
Nhà phân tích tài chính tại AJ Bell, ông Laith Khalaf cho biết động thái của Tesla có thể được xem là “lời cảnh tỉnh” cho các doanh nghiệp và những người sử dụng bitcoin, vốn chưa từng xem xét yếu tố khí thải carbon trong quá trình khai thác đồng tiền này.
Điều đồng nghĩa với việc cách doanh nghiệp, người tiêu dùng và nhà đầu tư nếu chấp nhận sử dụng đồng tiền điện tử này lâu dài, sẽ phải đối mặt với nhiều rủi ro.
Từ năm 2022 trở đi
Từ đầu năm 2022 đến tháng 7/2022 sau khi giá Bitcoin giảm từ 69.000$ về 17.600$ thì rất nhiều nhà xưởng đã bán tháo dàn máy đào, dừng việc đào nhỏ lẻ vì lợi nhuận không bù được chi phí đào và do bản thân họ không có chi phí duy trì.
Khi 1 mùa đông Crypto đang diễn ra và không biết khi nào ngừng lại, giá thành của năng lượng tăng cao do chiến tranh thì việc giảm thiểu máy đào là việc rất hiển nhiên.
Tuy nhiên sau khi mùa đông qua đi thì chỉ có những xưởng nào có nguồn vốn duy trì mới vượt qua được, và họ sẽ bán ra khi mùa xuân Crypto đến, lúc đó giá BTC lên cao sẽ bù lại được phần chi phí đào.
Mỗi 1 mùa tăng trưởng xong thì chi phí đào ra 1 BTC lại càng tăng cao, nên việc đào BTC sẽ dành cho những ông lớn, người có nhiều tiền, tầm nhìn dài hơi.
2. Giải pháp cho tương lai
2.1 Chuyển đổi từ cơ chế POW (Poof of work) sang POS (Poof of stake)
POW là cơ chế đồng thuận đầu tiên được ra đời, tuy nhiên nguồn năng lượng tiêu hao từ các máy đào lớn làm cho nhiều người phản đối cách làm này. POS ra đời như 1 giải pháp khắc phục, thay vì phải dùng thiết bị đào thì khi này thợ đào chỉ cần stake coin vào xác nhận node và nhận về native token hay 1 đồng coin nào đó do hệ thống quy định.
Với cách làm này thì đã giải quyết được 1 phần nguồn năng lượng trong Crypto và được chấp nhận rộng rãi, giúp nhiều người tiếp cận với crypto mà không cần đầu tư dài máy đào đắt tiền.
Tuy nhiên có 1 điểm yếu ở cơ chế POS đó là vẫn chưa thực sự đạt được sự phân quyền và bảo mật như POW. Nên chính vì thế vị thế của Bitcoin vẫn giữ ở Top 1, và bên cạnh đó còn nhiều yếu tố quyết định nữa chứ không hẳn POW là vẫn mãi giữ vững top.
2.2 Thay đổi vị trí địa lý
Yếu tố này nằm ở các xưởng đào lớn nhiều hơn, ở những quốc gia ôn đới việc đào coin sẽ thuận lợi vì nhiệt độ thấp, do đó trong quá trình đào nếu phát sinh ra nhiệt lượng cao thì đã được môi trường hấp thụ. Còn với các quốc gia cận xích đạo, hoặc nơi có khí hậu nhiệt độ cao thì nguồn nhiệt lượng trong quá trình đào sẽ làm máy móc nhanh hư hỏng nếu không được tản nhiệt tốt.
Việc đào coin ở những quốc gia sử dụng nguồn điện từ nhà máy nhiệt điện cũng sản sinh ra 1 lượng lớn CO2 gây ô nhiễm môi trường. Do đó cần chọn những nơi sử dụng nguồn năng lượng tái tạo như thủy điện, điện gió, điện mặt trời…
2.3 Sử dụng nguồn năng lượng tái tạo
2 công ty công nghệ của Mỹ là Block và Blockstream đầu năm 2022 đã sử dụng nguồn năng lượng mặt trời để đào Bitcoin, dự tính đào được 0.1 BTC/ngày, trong tương lai họ sẽ còn mở rộng thêm nữa.
Với giải pháp sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo như thủy điện, điện gió, điện mặt trời đã góp phần cho việc đào Bitcoin vẫn giữ vững dù cho có nhiều phương thức đồng thuận khác được ra đời sau này.
2.4 Tận dụng nhiệt lượng thải từ quá trình đào
Giải pháp này thích hợp với các nước ôn đới nhiều hơn, vào mùa đông khi nhiệt độ hạ thấp thì nhiệt lượng sản sinh trong quá trình đào góp phần sưởi ấm thay vì phải sử dụng các nguyên liệu hóa thạch. Tuy nhiên giải pháp này chỉ ở phần ngọn, chưa giải quyết được gì nhiều.
2.5 Sử dụng công nghệ thân thiện môi trường
Hiện nay ngoài POW, thì POS đã giải quyết được rất nhiều vấn đề về năng lượng trong Crypto cũng như Blockchain. Và hiện tại còn có công nghệ mới xuất hiện như ZK Rollup giúp quá trình xác thực node giao dịch diễn ra nhanh chóng.
ETH cũng đang dần chuyển mình từ POW sang thành POS sau nhiều lần trì hoãn, dự tính lần thực hiện này sẽ được diễn ra vào tháng 9/2022.
3. Tương lai phía trước
Thực ra nếu ai hiểu thì sẽ thấy nguồn năng lượng từ việc đào Bitcoin chỉ chiếm 1 phần rất nhỏ so với các nền công nghệ trên thế giới. Chẳng qua vì yếu tố tài chính nên nhiều người cố tình tìm lý do để dìm Bitcoin xuống.
Và câu chuyện cũ kể mãi rồi cũng nhàm chán với người đọc, khi không còn bất cứ lý do nào để bám víu vào nữa thì Bitcoin sẽ dần thoát ra khỏi sự kìm hãm và phát huy những điểm mạnh của mình trong tương lai. Tương lai dành cho những người có tầm nhìn xa và dám nắm bắt lấy.
– Tham khảo bnews.vn –