Tiền mã hóa là gì thì chắc hẳn bạn cũng nghe đến nhiều rồi, nhưng trong quá khứ được tạo ra như thế nào? Lý do tại sao lại được tạo ra? Giúp ích được gì? không phải ai cũng nói cho bạn biết. Nên trong bài viết này mình sẽ giúp bạn trả lời được các câu hỏi trên.
Nếu bạn vẫn chưa biết tiền mã hóa là gì thì đọc bài viết này để hiểu trước đã: Tiền mã hóa và tiền ảo là gì? liệu nhiều người có đang hiểu lầm?

1. Tiền mã hóa trong quá khứ được tạo ra như thế nào? Lý do tại sao tiền mã hóa được tạo ra?
Lý do chính tiền mã hóa được tạo ra là sau cuộc đại khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2007-2008, nhiều ngân hàng phá sản, giá cổ phiếu lao dốc, lạm phát, tiền mất giá,… làm cho con người không còn tin vào tiền tệ thông thường nữa.
Khi này Bitcoin được Satoshi Nakamoto lên ý tưởng vào năm 2007, ông tin rằng mình sẽ tạo nên 1 hệ thống giao dịch mà thành viên trong đó không cần tin tưởng nhau. Tên miền Bitcoin.org được đăng ký vào ngày 18/08/2008.
Bitcoin lần đầu được nhắc đến vào ngày 31/10/2008 trong bản cáo bạch về giao thức thanh toán ngang hàng của nhân vật ẩn danh Satoshi Nakamoto. Sau đó chuỗi khối đầu tiên của Bitcoin được thực hiện vào ngày 1/3/2009.
Giao dịch đầu tiên Bitcoin thực hiện là là Satoshi Nakamoto gửi 10 BTC cho nhà mật mã học Hal Finney vào ngày 12/1/2009.
Ngày 5/10/2009, lần đầu tiên BTC được ấn định trên sàn giao dịch, khởi điểm mức 1 đô la Mỹ tương đương 1.30903 BTC (hoặc 1 BTC = 0.00076 USD). Giá trị này được tính bằng tiền điện của 1 máy tính hao tốn khi đào ra 1 BTC.
Ngày 22/10/2010, lần đầu tiên BTC được sử dụng để mua hàng hóa 2 bánh Pizza = 10.000 BTC. Đây được xem là 2 chiếc bánh Pizza đắt giá nhất lịch sử và hẳn là người bán vào thời điểm đó bây giờ nhìn lại chắc sẽ rất nuối tiếc. Nhưng nhờ như vậy chúng ta mới có 1 câu chuyện lịch sử đáng nhớ.
Bitcoin ra đời với mục đích trở thành tiền tệ toàn cầu vào không bị quản lý bởi bất cứ 1 quốc gia nào. Tiếp theo đó là nhiều đồng tiền mã hóa khác được ra đời dựa trên cơ chế POW (Proof of work), rồi đến cơ chế POS, và nhiều cơ chế khác. Hiện nay vào ngày 20/07/2022 có hơn 20.288 đồng tiền mã hóa được niêm yết trên CoinMarketCap.
2. Tiền mã hóa giúp ích được những gì?
Tiền mã hóa không chỉ ứng dụng ở không gian thanh toán nội bộ như khi xưa, mà nay ở bất cứ đâu chỉ cần 1 thiết bị điện tử là bạn đã thực hiện giao dịch được rồi. Thay vì chuyển tiền từ nước này sang nước kia phải tốn nhiều thủ tục rườm rà, thời gian lâu, thì với tiền mã hóa bạn chỉ cần vài giây thôi dù ở bất cứ đâu trên thế giới cũng đều nhận được.
Ngoài ra tiền mã hóa được tạo nên dựa trên công nghệ Blockchain còn đảm bảo cho người dùng các tính năng như phân quyền, riêng tư, bảo mật giúp cho người dùng thoát khỏi những lệ thuộc cứng nhắc của công nghệ cũ.
Với những ai khởi nghiệp mảng công nghệ Blockchain thì tiền mã hóa giúp họ có có hội huy động vốn và trở nên giàu có nhanh hơn. Tuy nhiên điều này cũng giống như 1 con dao 2 lưỡi dành cho các nhà đầu tư nếu không biết rõ dự án mình đầu tư và người đứng đằng sau đó như thế nào. Đã từng có rất nhiều dự án gây quỹ cộng đồng rồi trốn mất đi, nhưng cũng có nhiều dự án làm ăn chất lượng tạo nên thành quả to lớn. Nhưng dù sao đi nữa cũng nên cẩn thận với túi tiền của mình.
Đó là những gì ở hiện tại, còn trong tương lai khi các quy định về tiền mã hóa rõ ràng hơn thì người dùng sẽ được bảo vệ tốt. Khi này tiền mã hóa sẽ phát triển dưới 1 khía cạnh minh bạch và ứng dụng nhiều hơn trong đời sống.