Tiền mã hóa ở Việt Nam mặc dù được giao dịch rất nhiều, nhưng hiện tại thì pháp luật Việt Nam chưa công nhận chính thức và những người giao dịch đều thực hiện dưới dạng trao đổi ngầm hoặc thông qua các sàn giao dịch.
Như vậy thì lý do tại sao hiện tại các giao dịch đó vẫn được cho phép diễn ra? Và liệu sao này có bị ảnh hưởng gì hay không? Trong bài viết này mình sẽ giúp các bạn giải quyết câu hỏi trên…

Mục lục
1. Pháp luật Việt Nam quy định về tiền mã hóa như thế nào?
Hiện nay, việc phát hành, cung ứng, sử dụng Bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác làm phương tiện thanh toán có thể bị xử lý vi phạm hành chính với mức phạt từ 150 – 200 triệu đồng theo quy định tại Khoản 6 Điều 27 Nghị định 96/2014/NĐ- CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng.
Điều 105 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: “Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Tài sản bảo gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai”.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2012, rửa tiền được hiểu là hành vi của tổ chức, cá nhân nhằm hợp pháp hóa nguồn gốc của tài sản do phạm tội mà có, bao gồm cả hành vi được quy định trong Bộ luật Hình sự. Điểm a khoản 1 Điều 324 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định, hành vi được coi là phạm tội rửa tiền có thể là: “Tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào giao dịch tài chính, ngân hàng hoặc giao dịch khác nhằm che giấu nguồn gốc bất hợp pháp của tiền, tài sản do mình phạm tội mà có hoặc biết hay có cơ sở để biết là do người khác phạm tội mà có”.
Một số kiến nghị
- Thứ nhất, cần có một định nghĩa rõ ràng cụ thể về tiền ảo.
- Thứ hai, cần ghi nhận tiền ảo là một loại tài sản mới.
- Thứ ba, chưa nên công nhận tiền ảo là phương tiện thanh toán.
- Thứ tư, cần coi tiền ảo là một loại tài sản đặc biệt lưu thông có điều kiện.
- Thứ năm, cần thu thuế đối với các hoạt động liên quan đến tiền ảo.
- Thứ sáu, cho phép và kiểm soát các hoạt động phát hành tiền ảo ra công chúng (ICO).
- Thứ bảy, cho phép thành lập và kiểm soát các sàn giao dịch tiền ảo.
Quy chung lại thì như bạn thấy các quy định vẫn chưa có bất cứ điều gì rõ ràng cả, cái nào không quản lý được thì cấm, và có nhiều đề xuất vẫn đang ở trên bản thảo. Trong tương lai thì sau khi các nước lớn trên thế giới có những quy định rõ ràng hơn với tiền mã hóa thì Việt Nam mới theo đó mà đưa vào bộ luật của mình.
2. Vậy tại sao các giao dịch đó vẫn diễn ra?
Các giao dịch trao đổi vẫn diễn ra đầu tiên phải kể đến là pháp luật Việt Nam vẫn chưa có bất cứ quy định nào không cho phép giao dịch, tiếp đến là nhu cầu sử dụng tiền VND quy ra USD để giao dịch tiền mã hóa của người dân ngày càng tăng cao do thấy lợi nhuận từ việc đầu tư crypto cao hơn nhiều so với nhiều chứng khoán, bất động sản,… Quy chung lại là vẫn do pháp luật chưa có quy định rõ ràng và nhu cầu giao dịch tăng nên các giao dịch về tiền mã hóa vẫn diễn ra theo phút giây.
3. Giao dịch tiền mã hóa ở Việt Nam sau này có ảnh hưởng gì đến người giao dịch hay không?
Hiện tại thì việc giao dịch vẫn chưa ảnh hưởng gì đáng kể, nhưng khi giao dịch cũng nên lưu ý là không ghi các nội dung về “mua bán crypto, bitcoin, tiền ảo, tiền điện tử,…” như vậy sẽ bị khóa tài khoản ngân hàng. Mà chỉ nên ghi những ký tự xác nhận, thông tin người chuyển,… để tránh việc ảnh hưởng không đáng có.

Có nhiều trường hợp mua bán trao đổi USDT nhưng do dính đến những tài khoản ngân hàng rửa tiền, hoặc tài khoản tiền mã hóa của hacker nên khi giao dịch bị ngân hàng khóa tài khoản, hoặc ví tiền tiền mã hóa bị sàn giao dịch đưa vào blacklist khóa lại. Điều này gây tổn thất không nhỏ, muốn lấy lại tiền rất khó. Cho nên trước khi giao dịch bạn cần kiểm tra kỹ đối phương là ai, chỉ nên giao dịch với người quen và có các biện pháp phòng tránh khác chuyên sâu hơn.
Tuy nhiên dù thế nào đi nữa khi pháp luật Việt Nam có những quy định mới, thì mình là công dân nên phải tuân theo đó mà làm, đặc biệt là việc đóng thuế. Nhưng thông qua đó cũng giúp bản thân người giao dịch được an toàn hơn khi có pháp luật bảo hộ. Luật pháp đôi khi không phải là điều gì đó ngăn cản, mà sẽ giúp cho thế giới crypto minh bạch hơn, nhiều người tiếp cận đến trong tương lai sau này.
Nhiều nhà đầu tư crypto ở Việt nam hiện tại vẫn tranh thủ việc làm giàu từ thị trường này trước khi Việt Nam ra các quy định mới, nên nếu hiểu được những mặt tốt và không tốt thì việc kiếm tiền từ crypto không có gì sai, hãy làm khi khả năng còn cho phép và đừng quên kiếm tiền theo 1 cách bình an nhất.