Tiền mã hóa ở nhiều nước trên thế giới đã được công nhận như tiền tệ hợp pháp hoặc là tài sản có giá trị. Tuy nhiên, tiền mã hóa ở Việt Nam vẫn chưa được công nhận, bị cấm sử dụng làm phương tiện thanh toán. Rất may pháp luật Việt Nam vẫn không cấm người dân lưu trữ, trao đổi, mua bán như Trung Quốc. Đây là một lợi thế cũng đồng thời là bất lợi mà chúng ta sẽ phân tích trong bài viết dưới đây.
Mục lục
Vì sao tiền mã hóa ở Việt Nam không bị cấm lưu trữ, giao dịch là một lợi thế?
Người dân ở các nước trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng đều được làm những gì luật pháp không cấm (khác với công nhân viên chức nhà nước chỉ được làm những gì pháp luật cho phép). Chính vì thế ở Việt Nam, pháp luật chỉ cấm sử dụng tiền mã hóa như là một phương tiện thanh toán, còn các khía cạnh khác của tiền mã hóa như trao đổi, lưu trữ người dân hoàn toàn có thế thực hiện một cách bình thường. Đây là một lợi thế rất lớn của Việt Nam nếu so với anh bạn láng giềng Trung Quốc, khi chính phủ nước này chỉ cho phép người dân lưu trữ, cấm tuyệt đối trao đổi, mua bán hay lập các sàn giao dịch tiền mã hóa trái phép.
Chính vì lý do này suốt từ năm 2017 đến nay, thị trường tiền mã hóa ở Việt Nam đã có những bước phát triển rực rỡ. Việt Nam luôn nằm trong top 5 quốc gia có lượng người tiếp cận và từng giao dịch ít nhất một lần một loại tiền mã hóa nào đó. Các sàn giao dịch ở Việt Nam cũng mọc lên như nấm sau mưa từ tốt vô cùng chất lượng như Binance, Bybit, FTX, Houbi… đến một số sàn không tên tuổi khác đã không trụ được qua một mùa downtrend.

Chính nhờ việc các sàn giao dịch tiền mã hóa (kể cả sàn tập trung hay phi tập trung) phát triển đột phá lại trở thành một vòng lặp khiến nhiều người có thể tiếp cận hơn với thị trường tiền mã hóa ở Việt Nam. Điều này giúp tạo thanh khoản cho thị trường, mặc dù đáng buồn thay những người mới tham gia vào thị trường này thường sẽ mất nhiều hoặc rất nhiều tiền bởi vì kinh nghiệm và kiến thức của họ chưa có đủ.
Các từ khóa như Crypto, tiền mã hóa, Bitcoin, Ethereum… đều được bàn luận sôi nổi kể cả trong mùa downtrend trên các hội nhóm mạng xã hội, kênh Youtube liên quan đến lĩnh vực tiền mã hóa ở Việt Nam. Cộng thêm việc giới trẻ Việt Nam đã sớm được tiếp cận với mạng xã hội và chịu học hỏi tiếp thu, có thể giúp Việt Nam phần nào đi kịp nhịp phát triển của thị trường tiền mã hóa, nếu so với rất nhiều nước khác trên thế giới.

Bằng chứng là tại Việt Nam có rất nhiều quỹ đầu tư uy tín được các tổ chức lớn trên thế giới công nhận như: Coin98 venture, Kyros venture, GFS venture… Và bản thân các tổ chức điều hành các quỹ đầu tư này cũng tạo ra nhiều dự án có chất lượng để cộng đồng thế giới đổ tiền vào đầu tư, mang lại ngoại tệ cho đất nước.
Tại sao pháp luật chưa chính thức công nhận tiền mã hóa ở Việt Nam lại là một bất lợi?
Vì luật pháp Việt Nam chưa công nhận tiền mã hóa dẫn đến chưa có một khung pháp lý rõ ràng cho thị trường này. Như tại Mỹ, nơi phát triển nhất của thị trường Crypto, chính vì khung pháp lý không rõ ràng nên rất nhiều tổ chức, quỹ đầu tư lớn (VD như Blackrock) vẫn chưa dám đầu tư vào thị trường này.
Ví dụ như: Crypto là một loại hàng hóa hay một loại tài sản giống chứng khoán? Nếu Crypto là hàng hóa thì do CFTC quản lý, nếu Crypto là một loại tài sản thì do SEC quản lý, cả hai đều sẽ có cách điều hành và tính thuế khác nhau. Một quỹ đầu tư khổng lồ như Blackrock với khối lượng tài sản quản lý hơn 9000 tỷ USD không dám mạo hiểm với tiền của khách hàng nếu có một cái gì đó chưa rõ ràng trong khung pháp lý.

Tương tự, tiền mã hóa ở Việt Nam chưa được công nhận, nhưng chưa chắc trong tương lai sắp tới sẽ không bị cấm. Các bạn hãy tưởng tượng nếu các tập đoàn lớn ở Việt Nam như FPT, Vingroup họ đầu tư vào tiền mã hóa khoảng vài trăm triệu USD, nhưng đến một ngày đẹp trời tự nhiên Quốc hội ban hành luật cấm sở hữu, trao đổi, mua bán Crypto thì làm sao họ có thể xoay xở cho kịp?
Đó là với các tổ chức lớn, các quỹ đầu tư. Còn với các nhà đầu tư nhỏ lẻ như chúng ta, việc chưa có khung pháp lý rõ ràng nên pháp luật không đứng ra bảo vệ cho người dùng trong trường hợp họ bị lừa đảo, hay một sàn nào đó bị hack và từ chối bồi thường cho nạn nhân. Sở dĩ thị trường chứng khoán phát triển lâu như vậy, được nhiều người và tổ chức lớn đầu tư là nhờ có khung pháp lý rất rõ ràng, hạn chế việc làm giá (mặc dù có hạn chế vẫn luôn có) giúp cho các nhà đầu tư nhỏ lẻ đỡ bị thiệt hại.
Tiền mã hóa ở Việt Nam đang được chính phủ quan tâm và nghiên cứu
Tin mừng là hiện tại tiền mã hóa ở Việt Nam đang được chính phủ quan tâm và lập ra một ban để nghiên cứu và phát triển trong lĩnh vực này. Ngay cả chính CZ (Triệu Trường Bằng) là CEO của sàn Binance cũng ghé thăm Hà Nội vào đầu tháng 6 để thúc đẩy sự phát triển và công nhận của chính phủ đối với thị trường tiền mã hóa ở Việt Nam, đây là những tín hiệu rất tích cực dù thị trường tiền mã hóa đang trong giai đoạn downtrend.

Vậy tiền mã hóa ở Việt Nam bao giờ được công nhận thì có lẽ là chưa có được một câu trả lời cụ thế. Nhưng rất có thể trong tương lai gần khi chính phủ thật sự thấy được những lợi thế mà thị trường này mang lại sẽ nhanh chóng đưa ra các khung pháp lý rõ ràng để thị trường tiền mã hóa ở Việt Nam có thể phát triển hơn nữa.
>> Đọc thêm: Tương lai tiền mã hóa sẽ có vai trò gì
>> Xem thêm: Kiến thức đầu tư trong thị trường Crypto dành cho người mới