Tiền mã hóa (Cryptocurrency) có ứng dụng gì trong 10 năm tới

Trong thời gian những năm đầu thập niên 2010, tiền mã hóa (Cryptocurrency) được người ta ví von như một trò lừa đảo, chẳng có giá trị gì, vì nó có thể đào ra được bằng những chiếc card màn hình, cứ như thể đào ra được từ không khí. Nhưng sau hơn 12 năm hình thành và phát triển, tiền mã hóa (Cryptocurrency) bắt đầu có những ứng dụng thực tiễn để áp dụng vào cuộc sống.

1. Vì đâu tiền mã hóa (Cryptocurrency) bị cho là trò lừa đảo trong thời gian đầu?

Chúng ta đã biết Bitcoin là loại tiền mã hóa (nhưng không phải ý tưởng đầu tiên) đầu tiên đặt nền móng cho toàn bộ sự phát triển cho thị trường tiền mã hóa (Cryptocurrency) sau này.

Ý tưởng của Satoshi Nakamoto (người sáng lập) là tạo ra một loại tiền mã hóa phi tập trung không phụ thuộc vào bất kỳ bên trung gian nào trong giao dịch, và không bị kiểm soát bởi bất kỳ chính phủ nào. Mà muốn làm được như vậy, Bitcoin không được phép phát hành bởi bất kỳ tổ chức nào, vì sẽ trái với nguyên tắc phi tập trung, mà bất kỳ ai cũng có thể tiếp cận được với Bitcoin thông qua hình thức đào coin thông qua những chiếc card màn hình.

Chính vì việc chỉ đào coin qua những chiếc card màn hình, như lụm tiền từ không khi đã khiến rất nhiều người (trong đó có chính tôi) cũng đã nghi ngờ về Bitcoin nói riêng hay các đồng tiền mã hóa (Cryptocurrency) khác có cơ chế đào giống vậy như: Ethereum, Monero… Nhưng đó là do rất nhiều người trong chúng ta không nhận thức được rằng, ngay cả những chính phủ các nước cũng in tiền từ không khí, từ niềm tin của người dân, chứ hiện tại không một loại tiền pháp định nào có đủ tài sản bảo chứng cho toàn bộ lượng cung của toàn bộ loại tiền đó.

Tiền mã hóa được tạo ra bằng cách đào
Một số loại tiền mã hóa (Cryptocurrency) được tạo ra bằng cách đào

Bitcoin và các loại tiền mã hóa (Cryptocurrency) khác chỉ thật sự chứng tỏ mình không phải là một trò lừa đảo sau nhiều chu kỳ tăng giảm với biên độ lên tới hàng chục lần trong suốt hơn chục năm. Đặc biệt là sau giai đoạn 2020, toàn bộ thị trường tiền mã hóa (Cryptocurrency) đã có những bước tăng trưởng thần tốc, song hành cùng toàn bộ thị trường tài chính thế giới (vàng, bạc, bất động sản, chứng khoán…) để chứng tỏ mình cũng là một phần của thị trường tài chính.

Thị trường nào cũng có những trò lừa đảo, những dự án scam, nhưng đó chỉ là những con sâu làm rầu nồi canh, thị trường tiền mã hóa (Cryptocurrency) cũng thế, đúng là có những dự án lừa đảo, nhưng vẫn có hàng chục, hàng trăm dự án chất lượng thúc đẩy sự phát triển của thi trường mỗi ngày.

Và hơn hết, không có một mô hình, dự án lừa đảo nào có thể thọ được 13 năm tuổi như Bitcoin cả. Các mô hình lừa đảo ponzi thường có tuổi thọ không quá một năm.

2. Tiền mã hóa (Cryptocurrency) có ứng dụng gì trong 10 năm sắp tới

Tiền mã hóa (Cryptocurrency) được tạo nên dựa trên công nghệ blockchain, và khoảng từ năm 2018 thì khai sinh thêm smart contract (hợp đồng thông minh). Mà đặc điểm của blockchain là đa số vô tính minh bạch và độc nhất, khi một giao dịch được thực hiện và ghi vào sổ cái trên blockchain, không một ai có thể sửa đổi nó được, bạn không thể làm giả thông tin này.

Tính ứng dụng của tiền mã hóa
Tiền mã hóa (Cryptocurrency) không còn vai trò là phương tiện thanh toán

Có hai dạng blockchain là: Public blockchain và Private blockchain. Với Private blockchain, những blockchain này không công khai cuốn sổ cái nơi mà mọi người có thể tra cứu thông tin (Ví dụ đồng XRP), tuy nhiên nó vẫn tuân thủ nguyên tắc không có quyền sửa đổi thông tin.

Tính công khai minh bạch này rất có lợi cho những ngành như kế toán, kiểm toán, quản lý kho bãi, giúp chủ doanh nghiệp dễ dàng kiểm soát hàng hóa của mình. Nếu một người đó muốn rút ruột đồng thời sửa đổi dữ liệu ghi trên blockchain để hợp thức hóa, họ sẽ phải hack toàn bộ hệ thống máy chủ validator của blockchain đó (tấn công 51%). Với những blockchain chưa đủ tính phi tập trung thì điều này còn có khả năng, nhưng với những blockchain có tính phi tập trung mạnh như Bitcoin, Ethereum, điều này gần như vô phương.

Các hợp đồng thông mình cũng góp phần buộc các doanh nghiệp phải thực thi hợp đồng với nhau một cách đúng hẹn.

Ví dụ: Hợp đồng thông minh được ký công ty A và công ty B. Công ty A nhận chuyển hàng cho công ty B, nếu hàng hóa không hư hỏng gì thì sau 3 ngày tiền chuyển hàng sẽ tự động được công ty B chuyển trả cho công ty A. Vậy nếu công ty B xác nhận vào biên bản bàn giao rằng hàng hóa nhận được hoàn toàn đảm bảo, thì sau 3 ngày, tiền sẽ tự động được chuyển vào tài khoản của công ty A. Không có chuyển công ty B bẻ kèo, hoặc diện cớ gì đó để hoãn việc trả tiền cho công ty A, trừ những điều có trong smart contract.

Nhưng hơn hết, mọi ứng dụng của tiền mã hóa (cryptocurrency) vào cuộc sống hằng ngày cần thêm thời gian để những người không rành, ít hiểu về công nghệ chịu chấp nhận sử dụng để đưa vào cuộc sống. Điều này cũng giống như Internet những năm đầu thập niên 90, ai ở thời đó tin được bạn có thể xem được bất kỳ bộ phim nào bạn thích trên Internet và bất kỳ thời điểm nào, thậm chí tải bộ phim đó về máy, thật ra khái niệm “tải về” lúc đó gần như không có, và cũng không ai hiểu đó là gì.

Lời kết

Tiền mã hóa (Cryptocurrency) rồi có một ngày sẽ được giống như các loại mạng xã hội ngày nay, mọi người dùng nó một cách vô thức, như là một thói quen. Mọi người có thể bán hàng, chia sẻ thông tin trên mạng xã hội thì với tiền mã hóa (Cryptocurrency) tính ứng dụng của nó chắc chắn còn nhiều hơn như thế.

>> Đọc thêm: Bitcoin và nỗi sợ hãi nếu niềm tin đặt nhầm chỗ

>> Xem thêm: Kiến thức đầu tư Crypto dành cho người mới

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

icons8-exercise-96