Thực hư “Crypto lừa đảo” ở Việt Nam

Những năm gần đây, nhiều người truyền tai nhau những câu đại loại như “Crypto lừa đảo”, “Crypto lấy tiền của người tham gia”, “Crypto đa cấp”, “Crypto tiền ảo lừa đảo”,…..Để bàn về vấn đề này thì mình sẽ chia sẻ theo 2 góc nhìn, khách quan và chủ quan.

Góc nhìn khách quan về thực hư “Crypto lừa đảo” ở Việt Nam

Khi tham gia bất kỳ 1 hình thức đầu tư nào, thấy người người nhà nhà hô hào việc đầu tư 1 lời 5 lời 10 thì ai cũng thích, những năm 2017 đến 2020 có rất nhiều các game uỷ thác, đầu tư theo gói rất nhiều, bởi đầu tư mà không cần phải học hay tìm hiểu gì phức tạp, gửi tiền cho người thân, bạn bè đầu tư hộ, mỗi tháng nhận lãi thì thích hơn. Tâm lý chung của chúng ta luôn là vậy, thích an nhàn mà lương cao.

Và khi bị lừa, bị mất tiền thì không thể nào thoát khỏi suy nghĩ “Crypto chỉ là ảo, nó lừa mình mất tiền”, chúng ta cứ biện minh cho việc mình thiếu kiến thức và tham lam bằng cách đổi lỗi cho ai đó đã lừa mình. Đó chính xác là tâm lý của phần lớn người ngoài kia tham gia tài chính với 1 cái đầu rỗng và giao phó trách nhiệm cho 1 bên trung gian, đầu tư theo gói, uỷ thác hay MLM. 

Còn người chưa từng tham gia nhưng vẫn bị tâm lý “Crypto lừa đảo, Crypto là ảo không có giá trị thực” thì sao?

Hôm bữa đọc báo mình có biết tin về bạn lớp phó thu tiền và không nộp lại, báo viết: “Một lớp phó học tập ở Sơn La được giao thu hơn 300 triệu đồng tiền học phí của bạn trong lớp nhưng không nộp cho trường mà lại dùng nó đầu tư vào tiền ảo. Không rõ cô này chơi loại tiền gì trên sàn Binance, chỉ biết thua lỗ hết tiền, giờ đối diện với án tù vì tội chiếm đoạt tài sản”.

Rồi bài phỏng vấn của chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu, bà Christine Lagarde: “Tôi từng nói nhiều lần các loại tiền mã hóa là cực kỳ mang tính đầu cơ, là tài sản rất rủi ro. Đánh giá khiêm tốn của tôi là nó không có giá trị gì hết. Nó không dựa trên bất kỳ cái gì, không hề có tài sản làm nền để đóng vai trò neo giữ an toàn”.

Mâu thuẫn lớn nhất nằm ở bên trong các đồng tiền mã hóa: giá trị của nó nằm ở niềm tin của cộng đồng, mất niềm tin thì đồng tiền sẽ sụp đổ. Cái này có thể hiểu: nó không có giá trị thật, chỉ có tự sự về giá trị do con người dựng lên và cùng nhau tin hay không tin – bởi bản chất một đồng tiền mã hóa là các dòng mã code trên máy tính.

Và lịch sử 2022 ghi nhận lại cú sụp của Terra – Luna và UST, một lần nữa dấy lên dư luận “Crypto lừa đảo“.

Tâm lý của chúng ta là “khi ai đó nói nó tệ, thì trong đầu mình nghĩ nó tệ, mặc dù chưa biết nó là gì” (Cái này là đa phần thôi nha, những bạn có kiến thức và nhận định riêng thì mình không liệt kê vào đây).

Chung quy lại, việc bảo vệ mình tránh khỏi lừa đảo là tốt, nhưng tốt hay xấu cần có thêm sự hiểu biết và trải nghiệm để đưa ra góc nhìn khách quan hơn, chứ không phải bản thân mình nghĩ nó xấu là mặc định nó xấu. 

thuc-hu-crypto-lua-dao-o-viet-nam

Góc nhìn chủ quan về thực hư “Crypto lừa đảo” ở Việt Nam

Bản thân mình đủ nhận thức để nghĩ rằng: Các gói đầu tư hứa trả lãi 1 ngày 5 – 10%, mỗi tháng gần 300%, nó lấy tiền ở đâu để trả cho mình, trong khi đó ngân hàng nhà nước chỉ trả lãi cho các dịch vụ gửi tiết kiệm của họ dao động từ 6-8%/năm.

Bản thân mình đủ lý trí để hiểu rằng: Ai cũng sẽ thay đổi, ai cũng có những yếu điểm, người khác giúp mình, đơn giản là bản thân họ muốn giúp mình thôi, họ cũng đâu ngờ họ bị lừa, nên việc đầu tư hộ hay gửi người thân bạn bè đầu tư mà lỡ không được như ý của bạn thì cũng đừng trách ai cả, lỗi ở chính mình quá hờ hợt với cuộc đời của mình.

Bản thân mình tự ý thức được: Mình tham lam, dù không có kiến thức nhưng vẫn thấy cơ hội đó ngon không nên bỏ qua, dẫn đến việc khi ai đó giới thiệu dự án này xịn, gói đầu tư này an toàn mà lãi cao là đầu nhảy số và xuống tiền, mình cảm thấy mình đang gieo thêm 1 hi vọng cho “người xấu có cơ hội làm điều đó với mình”.

Bản thân mình may mắn là: Chưa bị ai lừa lần nào cả, nhưng hỏi có bị mất tiền vào những scam lừa đảo không thì mình có nha, nhưng nó là quyết định của mình, mình tự vào những dự án đó, mình xem nó như 1 khoản học phí để học, học qua rồi thì lần sau mình có kinh nghiệm hơn, mình biết, mình né nó ra.

Suy cho cùng, bản thân mình khi xuống tiền đầu tư mình phải biết mình đầu tư gì, có khả thi hay không, chứ không phải là ai bảo ngon – tốt là mình vào, “bản thân Crypto không xấu, xấu là xấu cái cách mà chúng ta hành xử với nhau”.

thuc-hu-crypto-lua-dao-o-viet-nam

Kết luận

Dù là góc nhìn khách quan hay chủ quan thì mình vẫn thấy trách nhiệm nằm ở bản thân chúng ta, vì tiền là của mình, mình phải có trách nhiệm với nó. Mà để bản thân trở nên trách nhiệm hơn thì cần phải có sự hiểu biết, có kiến thức và nhận thức được – mất với những gì mình sắp làm.

Cái gì cũng có ThisThat, có những đồng Crypto mang đến những giá trị thực sự trong tương lai, nếu chúng ta cứ mặc định “Crypto lừa đảo” theo phần lớn những người ngoài kia nghĩ vậy thì vô tình chúng ta đánh mất 1 cơ hội từ suy nghĩ thiếu hiểu biết và nhận định của bản thân mình. 

>> Xem thêm: Các hình thức Scam lừa đảo người mới đầu tư Crypto nên biết.

>> Xem thêm: Lời khuyên cho người mới học đầu tư Crypto.

>> Xem thêm: 3 KHÔNG người mới đầu tư nên biết.

icons8-exercise-96