Thị trường tài chính: Học hành có tâm, kiếm tiền xứng tầm

Đường đến những vinh quang trong thị trường tài chính luôn trải đầy hoa hồng dành cho những người chiến thắng, những người xứng đáng; nhưng các bạn nên nhớ hoa hồng đẹp, nhưng có gai, những người chiến thắng trong thị trường đã phải trải qua biết bao nhiêu chông gai để có được vinh quang như ngày hôm nay.

1. Sự thật phũ phàng

Trở lại với câu chuyện của D (xem phần một tại đây), ngày nay chúng ta thấy cô ấy được báo chí ca tụng với những bức hình trong tay khoe đầy sổ đỏ. Nhưng mấy ai nhớ được năm 2017, cô từng bỏ 15 tỷ để mở khu phố ăn uống, mua sắm ngay tại phố đi bộ Nguyễn Huệ sầm uất. Không may, chỉ sau vài tháng khu mua sắm này đã lặng lẽ biến mất, nhường chỗ cho những mô hình kinh doanh khác thức thời hơn. Chỉ cần tính nhẩm chắc bạn cũng biết giá mặt bằng ở phố đi bộ Nguyễn Huệ nó cao đến chừng nào, với diện tích 1000 mét vuông, chi phí thuê mỗi tháng chí ít cũng phải từ 75.000 USD trở lên, chưa tính phí đặt cọc. Và các bạn thấy đó, thương vụ này đã khiến D bay ít nhất 10 tỷ đồng. Nhưng cô ấy vẫn sống tốt, vẫn thành công cho đến ngày nay, lý do là vì sao thì chúng ta sẽ phân tích ở phần dưới nhé.

Hay như ông V là một con người đầy khí chất. Ông xuất thân trong một gia đình nghèo, khởi nghiệp với hai bàn tay trắng khi phải ly hương, đến nơi đất khách quê người ở Đăk Lăk. Khai trương cửa hàng café đầu tiên ở một căn nhà cũ kỹ ọp ẹp với số vốn là của những người bạn sinh viên cùng phòng, thương hiệu café của ông có logo ban đầu là một mũi tên hướng lên thể hiện cho một khát vọng vươn xa của tuổi trẻ. Và ông cũng đã phải trầy trật đi quảng cáo về thương hiệu café của mình tới từng nhà, từng người mới dần xây dựng được cơ ngơi ngày hôm nay.

Hai con người này xuất phát điểm có thể khác nhau, nhưng đích đến chỉ có một, đó là sự thịnh vượng, sung túc.

Còn đối với những bạn trẻ khởi nghiệp, hay những người mới lần đầu bước vào thị trường tài chính, họ có nghe đâu đó rằng 90 – 95% những người đầu tư hoặc khởi nghiệp sẽ thất bại trong năm đầu tiên. Nhưng do chưa có trải nghiệm, thiếu kiến thức, và bị những ước mơ màu hồng che mắt nên họ lại đâm vào những vết xe đổ của những người đi trước.

Mất tiền là cú sốc tâm lý với người mới trong thị trường tài chính.

2. Đầu tư cho kiến thức là siêu lợi nhuận

a. Sách kho tri thức vô tận của nhân loại

Lại nói về những KOL trong giới doanh nghiệp hay thị trường tài chính, ngoài những trải nghiệm đáng trân quý ra, chắc chắn họ cũng phải tự học rất rất nhiều mới đạt được thành công trong sự nghiệp. Có những điều từ nhỏ đến lớn chúng ta chưa từng được ông bà, cha mẹ, thầy cô nhắc đến nhưng rất nhiều trong số đó đã nằm trong những trang sách – đó là nguồn tri thức vô hạn của nhân loại đã tích góp từ hàng ngàn năm qua.

Ví như trong thị trường tài chính, bạn có biết thị trường cổ phiếu đã xuất hiện trong lịch sử loài người từ gần 400 năm về trước ở Châu Âu? Đó là thời mà chúa Trịnh, chúa Nguyễn còn bận đánh nhau ầm ầm, nước Việt tận mấy trăm năm sau mới xuất hiện mô hình công ty lần đầu tiên. Chính vì thế người Châu Âu họ có kinh nghiệm trong lĩnh vực này trước chúng ta mấy trăm năm. Những cuốn sách họ viết ra là kinh nghiệm của họ, cha ông họ tích lũy trong vài thế kỷ, hà cớ gì mà những người trong chúng ta muốn thành công trong thị trường tài chính lại không chịu đọc lấy cuốn nào?

Midu, Đặng Lê Nguyên Vũ, Trương Gia Bình, Warren Buffet, Jeff Bezos chắc chắn đã đọc rất rất nhiều quyển sách như thế trong quá trình gầy dựng sự nghiệp của mình, thậm chí nhiều người trong số họ còn viết sách để cho thế hệ sau thấy được những sai lầm của mình mà né đi. Bởi thế nếu bạn chưa từng đọc cuốn sách về tài chính nào mà muốn thành công trong thị trường này có lẽ là điều viển vông.

Đầu tư cho kiến thức là siêu lợi nhuận.

b. Kiến thức ở trường lớp phổ thông, đại học là tốt nhưng chưa đủ

Nhắc đến việc học, có lẽ ai trong chúng ta cũng có điểm chung rất giống nhau: trải qua 12 năm học phổ thông, nếu tốt hơn thì được học thêm trung cấp, cao đẳng, đại học rồi đem lượng kiến thức này đi làm việc đến cuối cuộc đời. Có chăng là chúng ta sẽ tự đi học thêm những khóa học kiến thức về chuyên môn phục vụ cho ngành nghề mình đang làm việc. Đó là vì ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo của chúng ta đã gieo vô đầu chúng ta những hạt giống như thế. Chẳng có trường lớp phổ thông hay đại học nào dạy chúng ta về tư duy tài chính, kỹ năng quản lý tài chính, kỹ năng khởi nghiệp cả.

Chính vì thế những khóa học về những đề tài này được quảng cáo trên mạng với giá “đắt xắt ra miếng”. Một khóa học có giá từ vài triệu đến vài trăm triệu, đến nỗi những người chưa có trải nghiệm trên thị trường tài chính sẽ cho rằng đây là những khóa học “lùa gà” – nếu họ giỏi vậy họ kêu bà con họ vô đầu tư đi, tự nhiên đi dạy kiếm tiền làm gì?
Vậy đó, nó đắt, nhưng mà nó chất, những người mới sẵn sàng đốt vài trăm triệu đến vài tỷ đồng vô thị trường, chứ không chịu bỏ vài chục triệu đi học để gieo những hạt giống, những tư duy mới mà chưa từng có trường lớp nào dạy họ.

Đầu tư ai cũng có thể thua lỗ, nhưng nếu đầu tư vào giáo dục, vào tri thức, thì những kiến thức đó sẽ mãi nằm trong đầu bạn, không ai có thể cướp đi được của bạn. Chính vì thế kiến thức là món đầu tư siêu lợi nhuận, chỉ có thể sinh lời, không thể lỗ.

3. Kiên nhẫn: “Có công mài sắt, có ngày nên kim”

Việc đọc sách, tham gia vào những khóa học chưa chắc mang lại cho các bạn thành công trong thị trường ở những khoảng thời gian đầu tiên. Vì bạn còn thiếu những trải nghiệm trên thị trường, bạn còn để tâm lý tham lam, sự sợ hãi làm mờ mắt, khiến bạn quên đi những kiến thức đã học được khiến bạn dễ thua lỗ trong thời gian đầu.

Kiên nhẫn là chìa khóa để thành công trong thị trường tài chính

Cách giải quyết cho vấn đề này là sự kiên định, kiên nhẫn, đừng lập lại những sai lầm trước đây rồi thành quả sẽ tự tới với bạn. Bạn nên nhớ nhà bác học Thomas Edison đã mất cả ngàn lần thử nghiệm mới tìm ra loại vật liệu khiến bóng đèn dây tóc phát sáng trong một thời gian đủ dài; các bạn chỉ mới thất bại có một vài lần, đừng nản.

Trồng cây cần phải có thời gian, những trái ngọt sẽ đến với những người ở lại sau cùng. Trong thị trường tài chính này, người thắng là người có thể đi được với thị trường sau một khoảng thời gian dài. Rồi sẽ tới một ngày, chúng ta đã bước chân đến “thiên đường” lúc nào không hay.

>> Xem thêm: Lập kế hoạch tài chính trong trung hạn

icons8-exercise-96