Mục lục
Tâm lý con bạc là gì?
Trong cuốn sách “Quỹ phòng vệ – Phù thủy của thị trường” (Hedge Fund Market Wizards) của Schwager, ở chương “Larry Benedict” là nó được tác giả mở đầu bằng cách kể về sự thất bại được lập đi lập lại nhiều lần của Larry.
Trước khi trở thành Founder thành công của Banyan Capital Management, Benedict đã phải đối mặt với những thất bại lặp đi lặp lại rất nhiều lần, nhưng ông vẫn kiên trì, tuân theo kỷ luật của mình chỉ để đảm bảo rằng những lần giao dịch thất bại sẽ không thể cuốn ông ra khỏi cuộc chơi, và ông cũng không bao giờ tìm kiếm một cách khác nhanh hơn nhằm bù đắp thua lỗ cho những giao dịch thất bại ấy.
Ông giải thích tầm quan trọng của nó.
Tại sao bạn lại có thể nghĩ rằng bạn đã thành công trong khi có rất nhiều nhà giao dịch thất bại trên thị trường?
Kể từ khi bắt đầu sự nghiệp, tôi đã thấy một số đã kết thúc sự nghiệp của mình bằng việc trở thành người vô gia cư hay thậm chí là có người đã tự tử. Một trong những nét tiêu biểu là họ đều có tâm lý của một con bạc. Khi thua lỗ, họ nỗ lực tìm kiếm một canh bạc mới nhằm bù lại số tiền đã mất.
Tôi đã được học rất sớm rằng mình tuyệt đối không được làm việc ấy. Đây là kinh doanh, là công việc. Hằng ngày, tôi thực hiện hàng trăm giao dịch nhằm tìm kiếm từng ít lợi nhuận. Nếu bạn nhìn vào bảng lợi nhuận hằng ngày của tôi, bạn sẽ thấy có rất ít ngày tôi đạt được những khoản lợi lớn.
Rất nhiều nhà giao dịch (hoặc nhà đầu tư) tiếp cận ngành kinh doanh này với suy nghĩ rằng 1 hoặc 2 “bước ngoặc lớn” sẽ làm thay đổi cuộc sống của họ. Cũng có suy nghĩ cho rằng sau một chuỗi những lần thua lỗ, rồi thì cũng sẽ xuất hiện một vố thắng lớn để bù đắp lại số tiền đã mất của họ. Điều đó nghe thì có vẻ hợp lý, nhưng thực tế thì hoàn toàn không, vì biết đâu họ lại tiếp tục những thua lỗ tiếp theo để rồi dẫn đến tán gia bại sản.
Thêm vào đó, bên cạnh những câu chuyện bạn tìm thấy được về sự thành công của những vụ đánh cược lớn, thì bạn cũng có thể dễ dàng tìm thấy vô số câu chuyện khác kể về những nỗi đau khi thất bại của “nhà đánh bạc”.
Những bình luận trên của Larry Benedict đã cho tôi một vài suy nghĩ về Greg Harmon, một người bạn, ông đang làm việc tại Dragonfly Capital và vẫn thường xuyên liên lạc với tôi.
Greg đã nghiên cứu rất nhiều kể từ khi ông ra mắt dịch vụ blog và bản tin của mình vào năm 2011. Nhưng cũng giống như Benedict, ông cũng không “đánh bạc”, mà kiếm lợi nhuận một cách từ từ và ổn định.
Trong bản báo cáo thành tính gần đây của Dragonfly, Greg đã thực hiện tổng cộng 765 giao dịch trong vòng 2 năm, với 484 lần thắng, và phần còn lại là thua hoặc hòa vốn. Ông luôn sử dụng các điểm vào và điểm thoát giao dịch một cách cụ thể, giao dịch trên thị trường vốn và quyền chọn, sử dụng cả lệnh buy và sell. Đó không phải là một công việc tạm thời hay một trò tiêu khiển, ông là một nhà chuyên nghiệp thật sự.
“Giao dịch là một nghề, bạn thật sự phải tập trung làm việc”, Larry Benedict nói với bạn như thế, Greg Harmon cũng sẽ nói như thế với bạn và bất kì ai có thâm niên cũng sẽ nói với bạn như vậy.
Bernard Baruch, một trong những nhà đầu tư vĩ đại nhất trong lịch sử, có một nguyên tắc vàng: “Đừng đầu cơ nếu bạn không thực hiện nó như một công việc toàn thời gian”. Câu nói này vẫn còn giữ nguyên giá trị của nó cho đến nhiều thập kỷ sau.
Bạn có thể thắng lớn bằng cách vào lệnh ngẫu nhiên, nhưng sau đó thì sao? Bạn có thể làm như vậy 2 lần không? 3 lần thì sao? Dường như là không thể.
Nguyên nhân dẫn đến tâm lý con bạc
Tâm trạng hưng phấn
Một nghiên cứu gần đây cho thấy có mối quan hệ thuận giữa tâm trạng hưng phấn và mức đặt cược trong cờ bạc. Điều này được lý giải thích là khi tâm trạng tích cực sẽ dẫn đến tâm lý chấp nhận rủi ro nhiều hơn.
Trong giao dịch quản trị tâm lý luôn là một yếu tố cần thiết. Việc giữ cho tâm thế luôn ở trong trạng thái cân bằng, không quá phấn khích hay không quá thất vọng sẽ giúp cho chúng ta giữ được mức độ ổn định trong việc ra các quyết định. Chúng ta có thể giữ trạng thái hưng phấn trong công việc, nhưng khi đã ngồi vào ”bàn giao dịch”, hãy kiểm soát nó lại!
Tâm lý xác suất ngụy biện
Một người chơi roulette đã thua bảy lần liên tiếp con lăn rơi vào ô màu đen, vì vậy anh ta đặt tất cả số tiền của mình lên màu đỏ. Tâm lý nổi tiếng này được gọi là “tâm lý xác suất ngụy biện của con bạc”, họ có niềm tin sai lầm rằng nếu một sự kiện xảy ra liên tục, một sự kiện khác sẽ xảy ra. Trong thực tế, tỷ lệ cược của bất kỳ sự kiện cụ thể xảy ra luôn giống nhau.
Dựa trên trong khi giao dịch, đây là 1 tâm lý mà khi xu hướng đã diễn ra khá lâu, chúng ta có xu hướng vội vàng kết luận rằng sẽ có sự đảo chiều, và thị trường khó có khả năng rơi sâu hơn nữa. Đây là 1 sự ngụy biện mà thường dẫn đến việc bắt đỉnh/đáy. Trước khi bắt đỉnh/đáy, các bạn hãy nhớ rằng “Tỷ lệ cược cho mọi sự kiện là giống nhau”.
Tâm lý thay đổi kỳ vọng
Một nghiên cứu chỉ ra rằng, sau khi đặt cược các người chơi thường có xu hướng tin rằng khoản cược của họ có cơ hội chiến thắng cao hơn trước khi họ đặt cược. Sự cam kết gia tăng khiến họ có nhiều hy vọng hơn.
Đây cũng là 1 tâm lý đáng lưu ý. Nhà giao dịch thường nâng kỳ vọng của bản thân sau mỗi lần đặt cược – so với trước khi đặt cược đưa chúng ta vào trạng thái hưng phấn cao hơn. Điều này dễ dẫn đến những tâm lý tiêu cực khác nếu giao dịch không đi đúng kỳ vọng, đó có thể là hoảng loạn, thiếu tự tin, thất vọng,…. Tất cả những tâm lý trên lại có thể là khởi đầu của một chuỗi tâm lý tiêu cực khác. Vì thế khi giao dịch, các bạn hãy cố định tâm lý theo hệ thống giao dịch của bản thân, để rũ bỏ cái “Tâm lý thay đổi kỳ vọng” này.
Tâm lý mê tín
Theo định nghĩa, cờ bạc là một sự kiện ngẫu nhiên. Tuy nhiên, nhiều người đánh bạc tin chắc rằng họ có thể nghĩ ra một “cách nào đó” để chiến thắng khi đánh bạc. Điều này bao gồm cố gắng dự đoán các mẫu theo số ngẫu nhiên, cố gắng chọn các chỗ ngồi tránh phía đối diện với một cô gái, cúng Hạo thiên thần khuyển trước khi đi đánh bạc, hoặc là giải mã giấc mơ….
Trong giao dịch cũng thế, nhiều nhà giao dịch thường chọn cần khấn trước khi tham gia giao dịch hoặc là tránh giao dịch vào một ngày nào đó cụ thể. Tất nhiên, điều này không xấu, nhưng nếu quá sa đà, thì chúng ta sẽ thường chìm đắm vào những thứ phi lý mà bỏ qua công việc trau dồi kiến thức và kỹ năng của chính mình.
Kết luận
Suy cho cùng tất cả tâm lý trên đều bắt đầu ở trong con người của bạn đó chính là lòng tham và nỗi sợ. Mọi công cụ kỹ thuật được đưa ra đều chỉ là thứ kiểm soát 2 con quỷ ấy trong con người bạn. Trong thị trường tài chính không có đúng sai chỉ là phù hợp hoặc không phù hợp, nhưng nếu bạn muốn trở thành một nhà đầu tư thật thụ thì bạn phải kiểm soát được chính bản thân mình. Tiền bạc không có cảm xúc vì vậy khi làm việc với tiền bạc bạn cũng phải không có cảm xúc.
Nếu bài viết này mang lại giá trị cho bạn hãy chia sẻ cho mọi người khác cùng biết đến.
Thân ái!