Rủi ro thanh khoản của NFT

NFT được viết tắt của cụm từ Non-Fungible Token hiểu cơ bản là một dạng vật phẩm được mã hoá đưa lên nền tảng kỹ thuật số và mang một mã định danh sản phẩm không thể làm giả hoặc thay đổi. Điều này đã tạo nên một làn sóng thu hút được rất nhiều nhà đầu tư vào mảng công nghệ mới này nhưng ít ai để ý đến rằng vấn đề thực sự của một nhà đầu tư không chỉ nằm ở mức độ lợi nhuận mà còn là tính thanh khoản điều mà toàn bộ thị trường NFT thiếu nhất thời điểm hiện tại.

Cách hoạt động của NFT

Để hiểu hơn về vấn đề này hãy cùng nhau tìm hiểu về cách thức hoạt động của NFT. Mình sẽ chỉ nêu tiêu biểu ở bài viết này nếu bạn muốn tham khảo nhiều hơn thì có thể quay lại các bài viết trước.

rủi ro thanh khoản NFT

NFT hoạt động dựa trên nền tảng blockchain làm cơ sơ với mục đích mã hoá vật phẩm và đưa chúng lên nền tảng kỹ thuật số. Bất kỳ ai cũng có thể sử dụng những sản phẩm này để làm vật phẩm sưu tầm, đầu tư,…

Ngoài ra, NFT còn thể áp dụng trong các giao dịch vật phẩm game, người dùng có thể sử dụng blockchain để mã hóa vật phẩm trong trò chơi dễ dàng. Và đây cũng là một bước tiến lớn trong nền kinh tế tiềm năng này bởi NFT giúp giải quyết hoặc hạn chế các vấn đề lạm phát phổ biến mà nhiều trò chơi gặp phải.

So sánh với crypto

  • Khác nhau: NFT có tính quý hiếm độc đáo, có thể thiết lập giá hợp đồng chỉ số NFT dựa trên cung và cầu tổng hợp của NFT, cho phép khám phá giá trước khi giao dịch với người mua cuối cùng. Do đó, giao thức được thiết kế để cho phép định giá minh bạch. Thêm vào đó, NFT không thể chia nhỏ và không thể thay thế.
  • Giống nhau: Đều có đặt tính của blockchain là một loại tiền kỹ thuật số hoàn toàn phi tập trung và ẩn danh, có thể được lấy ra mua bán theo nhu cầu.

Sức hút của NFT đến cộng đồng

NFT giúp người dùng mã hóa các tài sản trong thế giới thực khi được được lưu trữ và giao dịch dưới dạng token trên blockchain. Điều này có thể tăng sức hút cho nhiều thị trường ít người quan tâm như đồ mỹ nghệ, tranh ảnh, đồ sưu tầm quý hiếm,…

Thêm vào đó, NFT cũng giúp người dùng lưu trữ dữ liệu nhận dạng và quyền sở hữu trên blockchain, giúp bạn đảm bảo và tăng cường quyền riêng tư và tính toàn vẹn của dữ liệu cho nhiều người dùng, quá trình chuyển nhượng các tài sản trong nền kinh tế toàn cầu.

Rủi ro thanh khoản từ NFT

Cũng chính vì sức hút đó đã làm nhiều nhà đầu tư tham gia vào nhưng quên mất rằng bản thân mình là một nhà đầu tư và gạt bỏ qua vấn đề thanh khoản. Hãy cùng nhau nhìn nhận về thực tế tại sao đa phần các tỷ phú họ chấp nhận chi hàng triệu đô để mua một bức tranh?

Điều đơn giản ở đây chính là giá trị của bức tranh đó, mình sẽ gạt bỏ đi phần giá trị phi vật thể như hội hoạ hoặc các vấn đề khác. Các tỷ phú đó họ biết được rằng họ có thể lưu trữ giá trị tài sản của mình tại bức tranh đó kể cả khi họ bán bức tranh đó ra vẫn sẽ có người hoặc các bảo tàng thế giới chấp nhận mua lại bức tranh đó với giá thấp hơn rất ít so với lúc mua vào. Điều đó đồng nghĩa là luôn luôn có thanh khoản bởi vì nhu cầu người sử dụng rất nhiều và họ tin tưởng vào giá trị của bức tranh đó.

rủi ro thanh khoản NFT

Nhưng thị trường NFT tại thời điểm hiện tại lại không thể đáp ứng được điều này. Chúng ta có thể thấy được những ví dụ có các dự án game, metaverse,… ban đầu giá của một NFT được đẩy lên rất cao nhưng đến một thời điểm khi dự án vượt qua độ Fomo thì dường như việc bán những NFT đó đi với khoản lỗ nặng đã là còn may mắn, thậm chí có người còn không thể bán được nó và mất trắng toàn bộ số tiền của bản thân.

Qua góc nhìn này ta có thể thấy được tầm quan trọng của việc thanh khoản trong một thị trường rất quan trọng. Nếu như bạn là một người chơi game thì bạn có thể biết đến nền tảng Steam, nơi cho phép các game thủ giao dịch các vật phẩm của mình với khối lượng giao dịch có thể gọi là lớn nhất thị trường game lúc này. Mà những việc các vật phẩm không thể thanh khoản được là điều xảy ra rất nhiều nơi các tựa game huyền thoại được phát triển chứ đừng nói chi chỉ là một dự án NFT mới ở bước đầu.

Kết luận

Đây chỉ là những nhận định cá nhân của mình về rủi ro lớn nhất của thị trường NFT này. Nói như vậy cũng không mang nghĩa rằng mình sẽ không đầu tư vào, mình xin khẳng định mình vẫn đang tham gia vào đầu NFT. Nhưng mình đầu tư nó với một số vốn bản thân mình chấp nhận cho dù trường hợp xấu nhất không thanh khoản được thì nó vẫn không ảnh hưởng bất kì gì đến bản thân mình và các khoản đầu tư khác.

Thị trường NFT còn quá mới mẻ so với nhận định là một nền tảng công nghệ của thế giới, sẽ còn rất nhiều yếu tố để thị trường này thực sự phát triển. Nếu như bạn là một nhà đầu tư mới xin đừng mù quáng đem tiền quăng vào để rồi trắng tay rời bỏ thị trường trong sự hối hận và tiếc nuối. Khi bạn đưa ra quyết định mua một NFT bất kỳ hãy đặt cho mình câu hỏi ai sẽ là người mua lại nó thì bạn có thể sẽ hiểu ra được nhiều điều hơn về thị trường này.

Chúc các bạn thành công trong thị trường tài chính. Thân ái!

>> Xem thêm: Những website hỗ trợ phân tích crypto dành cho người mới 

>> Xem thêm: Học đầu tư kiếm tiền trong thị trường crypto ở đâu tốt nhất cho người mới?

icons8-exercise-96