Mục lục
Quản lý rủi ro là gì?
Trong cuộc sống, chúng ta luôn quản lý rủi ro, cho dù trong các công việc đơn giản (như lái xe) hay bằng cách mua các gói bảo hiểm hay chăm sóc y tế. Về bản chất, quản lý rủi ro bao gồm các việc đánh giá và ứng phó với rủi ro.
Hầu hết chúng ta quản lý rủi ro một cách vô thức trong các hoạt động hàng ngày. Nhưng trong thị trường tài chính và quản trị kinh doanh, đánh giá rủi ro là một hoạt động quan trọng và có ý thức.

Trong kinh tế học, chúng ta có thể mô tả quản lý rủi ro như một mô hình mà công ty hoặc nhà đầu tư nào đó xử lý các rủi ro tài chính, đây là quy trình cố hữu của tất cả các loại doanh nghiệp.
Đối với các nhà giao dịch và nhà đầu tư, mô hình này có thể bao gồm việc quản lý nhiều loại tài sản khác nhau, chẳng hạn như cryptocurrentcy, ngoại hối, các hàng hóa, cổ phiếu, chỉ số, và bất động sản.
Quản lý rủi ro hoạt động như thế nào?
Quy trình quản lý rủi ro thường bao gồm năm bước: thiết lập mục tiêu, xác định rủi ro, đánh giá rủi ro, xác định cách thức ứng phó và giám sát. Tuy nhiên, tùy thuộc vào bối cảnh, các bước này có thể thay đổi.
Đặt mục tiêu
Bước đầu tiên là xác định mục tiêu chính của bản thân. Điều này thường liên quan đến khả năng chịu rủi ro của nhà đầu tư, hay chính là nhà đầu tư đó sẵn sàng chịu rủi ro đến mức độ nào để đạt được mục tiêu của mình. Hãy luôn nhớ rằng lợi nhuận luôn đi kèm với rủi ro – lợi nhuận càng cao thì rủi ro sẽ càng lớn
Xác định rủi ro
Bước thứ hai bao gồm phát hiện và xác định những rủi ro tiềm ẩn. Bước này nhằm mục đích xác định tất cả các loại sự kiện có thể gây ra các hiệu ứng tiêu cực. Trong thị trường tài chính, bước này cũng có thể đem đến những thông tin sâu sắc không liên quan trực tiếp đến rủi ro tài chính.
Đặc biệt trong thị trường Crypto là thị trường có rất nhiều rủi ro nên nhà đầu tư phải xác định được các yếu tố quan trọng trước khi tham gia vào đầu tư
Đánh giá rủi ro
Sau khi xác định các rủi ro, bước tiếp theo là đánh giá tần suất và mức độ nghiêm trọng dự kiến của các rủi ro đó. Các rủi ro này sau đó được xếp hạng theo tầm quan trọng của chúng, trên cơ sở đó mà công ty hoặc cá nhân nhà đầu tư có thể đưa ra hoặc áp dụng một biện pháp ứng phó thích hợp.
Xác định cách thức ứng phó
Bước thứ tư bao gồm xác định cách thức ứng phó cho từng loại rủi ro theo tầm quan trọng của chúng. Bước này thiết lập hành động cần thực hiện trong trường hợp xảy ra sự kiện bất lợi. Nhà đầu tư cần phải lên kế hoạch kỹ càng cho dù thị trường cực đoan nhất vẫn không bị ảnh hưởng tâm lý.
Giám sát hiệu quả ứng phó
Bước cuối cùng của chiến lược quản lý rủi ro là giám sát hiệu quả các phương thức được sử dụng để ứng phó với các sự kiện. Điều này thường đòi hỏi việc thu thập và phân tích dữ liệu liên tục. Đặt ra kỷ luật cho bản thân nếu thị trường đi không như mong muốn có thể thoát ra ngay lập tức và chờ đợi cơ hội khác.
Quản lý rủi ro tài chính
Có một số lý do tại sao một chiến lược hoặc thiết lập giao dịch có thể không thành công.
Một chiến lược đầu tư hiệu quả cần cung cấp rõ ràng các hành động có thể thực hiện, điều này có nghĩa là các nhà đầu tư có thể sẵn sàng đối phó với tất cả các tình huống. Cho dù thị trường có về “lòng đất” thì nhà đầu tư cũng chẳn có thiệt hại gì về cuộc sống hiện tại, đó là phương án bắt buộc nhà đầu tư nào cũng phải làm được trước khi tham gia đầu tư vào thị trường đặt biệt như Crypto này. Hiện tại, có rất nhiều cách để quản lý rủi ro. Các chiến lược ứng phó với rủi ro nên được sửa đổi và điều chỉnh liên tục.
- Rủi ro thị trường: Có thể giảm thiểu bằng cách đặt lệnh cắt lỗ trên mỗi giao dịch để tự động đóng các vị thế trước khi phát sinh khoản lỗ lớn hơn.
- Rủi ro thanh khoản: Có thể giảm thiểu bằng cách giao dịch trên các thị trường có khối lượng lớn. Các tài sản có giá trị vốn hóa thị trường cao thường có xu hướng có tính thanh khoản cao hơn.
- Rủi ro tín dụng: Có thể giảm rủi ro tín dụng bằng cách giao dịch thông qua một sàn giao dịch đáng tin cậy.
- Rủi ro vận hành: Nhà đầu tư có thể giảm thiểu rủi ro vận hành bằng cách đa dạng hóa danh mục đầu tư của họ, ngăn chặn việc chỉ tiếp xúc với một dự án hoặc crypto nào đó. Tuy nhiên, việc này tuy an toàn nhưng sẽ không tối ưu hóa được lợi nhuận khi nhà đầu tư chọn đúng.
Kết luận
Trước khi tham gia đầu tư, các nhà đầu tư nên xem xét việc tạo ra một chiến lược quản lý rủi ro. Tuy nhiên, điều quan trọng cần nhớ là rủi ro tài chính không thể tránh khỏi hoàn toàn.
Nhìn chung, quản lý rủi ro xác định cách thức ứng phó với rủi ro, nhưng chắc chắn không chỉ để giảm thiểu rủi ro. Việc quản lý rủi ro cũng bao gồm tư duy chiến lược để những rủi ro không thể tránh khỏi có thể được xử lý theo cách hiệu quả nhất có thể. Điều này bạn cần có rất nhiều kiến thức và trải nghiệm để có thể đạt được nó và tạo ra cho mình vị thế an toàn nhất khi tham gia đầu tư.
Nếu bài viết này mang lại giá trị hãy chia sẻ cho mọi người cùng biết đến.
Thân ái!