Trong cuộc sống, chúng ta luôn quản lý rủi ro, cho dù trong các công việc đơn giản (như lái xe) hay bằng cách mua các gói bảo hiểm hay chăm sóc y tế. Về bản chất, quản lý rủi ro bao gồm các việc đánh giá và ứng phó với rủi ro.
Hầu hết chúng ta quản lý rủi ro một cách vô thức trong các hoạt động hàng ngày. Nhưng trong đầu tư tài chính thì đánh giá rủi ro là một hoạt động quan trọng và có ý thức.
Mục lục
Hoạt động của quản lý rủi ro trong đầu tư tài chính
Với chia sẻ của riêng mình thì mình chia quy trình quản lý rủi ro làm 5 bước: thiết lập mục tiêu, xác định rủi ro, đánh giá rủi ro, xác định cách thức ứng phó và giám sát. Tuy nhiên, tùy thuộc vào bối cảnh, các bước này các bạn có thể thay đổi để linh động thêm.
Đặt mục tiêu
Bước đầu tiên là xác định mục tiêu trong giao dịch của bạn. Nó thường liên quan đến khả năng chịu rủi ro của bạn hoặc bạn có thể hiểu là bạn sẵn sàng chịu rủi ro đến mức độ nào để đạt được mục tiêu của mình.
Xác định rủi ro
Bước thứ hai bao gồm phát hiện và xác định những rủi ro tiềm ẩn. Bước này nhằm mục đích xác định tất cả các loại sự kiện có thể gây ra các điều tiêu cực trong giao dịch của bạn.
Đánh giá rủi ro
Sau khi xác định các rủi ro, bước tiếp theo là đánh giá tần suất và mức độ nghiêm trọng dự kiến của các rủi ro đó. Các rủi ro này sau đó được xếp hạng theo tầm quan trọng của chúng, trên cơ sở đó mà bạn có thể đưa ra hoặc áp dụng một biện pháp giải quyết thích hợp.
Xác định cách giải quyết
Bước này bao gồm xác định cách thức mà bạn giải quyết cho từng loại rủi ro theo tầm quan trọng của chúng. Bước này thiết lập hành động cần thực hiện trong trường hợp thị trường đi ngược sự kỳ vọng của bạn.
Giám sát hiệu quả ứng phó
Cuối cùng của chiến lược quản lý rủi ro là giám sát hiệu quả các phương thức được sử dụng để ứng phó với các trường hợp. Điều này thường đòi hỏi việc cập nhật thông tin, theo dõi thị trường và phân tích dữ liệu liên tục.
Lý do khiến người mới đầu tư tài chính thua lỗ
Có một số lý do tại sao một chiến lược hoặc thiết lập giao dịch có thể không thành công.
Ví dụ, trong 1 giao dịch bạn có thể mất tiền vì thị trường di chuyển theo hướng ngược lại so với lệnh giao dịch của bạn và lúc đó bạn bị cảm xúc chi phối dẫn đến tâm lý hoảng loạn và bán hết.
Sự thật là các phản ứng cảm xúc thường khiến chúng ta bỏ qua hoặc từ bỏ chiến lược ban đầu mà mình đặt ra. Điều này xảy ra thường xuyên hơn khi thị trường giảm giá liên tục.
Trong đầu tư tài chính, chúng ta đều đồng ý rằng việc có một chiến lược quản lý rủi ro phù hợp sẽ góp phần lớn vào việc bảo toàn vốn và lợi nhuận của mình, và trong mỗi giao dịch, việc quản lý rủi ro này được hiểu đơn giản là cách bạn thiết lập các lệnh Dừng lỗ (Stoploss) hoặc Chốt lời (Takeprofit).
Một chiến lược giao dịch hiệu quả cần thể hiện rõ ràng các hành động có thể thực hiện, điều này có nghĩa là bạn đã sẵn sàng đối phó với tất cả các tình huống. Tuy nhiên, chúng ta không thể biết trước điều gì xảy đến nên với các chiến lược ứng phó cũng nên được sửa đổi và điều chỉnh liên tục để phù hợp với trường hợp tại thời điểm sử dụng.
Lời kết
Trước khi mở một vị thế giao dịch hoặc phân bổ vốn cho một danh mục đầu tư, bạn nên có một chiến lược quản lý rủi ro cho riêng mình. Tuy nhiên, điều quan trọng cần nhớ là rủi ro tài chính không thể tránh khỏi hoàn toàn.
Chung quy lại, việc quản lý rủi ro cũng chính là việc xác định, đánh giá và giám sát rủi ro, tùy thuộc vào từng trường hợp và chiến lược. Mục tiêu của quá trình quản lý rủi ro là để đánh giá tỷ lệ rủi ro và lợi nhuận để ưu tiên các vị trí thế giao dịch có lợi nhất cho chính mình.
Trước khi nghĩ đến việc kiếm tiền hãy nghĩ đến việc làm cách nào để giữ tiền trước.
>> Xem thêm: 5 lý do bạn nên đầu tư tài chính.
>> Xem thêm: Tại sao bạn phải đầu tư tài chính từ sớm?
>> Xem thêm: Gieo Hạt Tài Chính, trải nghiệm khoá học MIỄN PHÍ.