Sự phát của thời đại công nghệ mới đang ngày càng mạnh mẽ, vì vậy dẫn đến Blockchain nói chung và các Crypto nói riêng cũng phải tự tiến hóa nếu như không muốn bỏ lại phía sau. Bài viết sau đây sẽ đưa cho các nhà đầu tư thấy được quy trình tiến hóa của Blockchain.
Mục lục
Blockchain 1.0
Bitcoin được coi là tiên phong trong hệ thống trao đổi tài sản số (tiền số, tiền ảo) qua internet. Theo thời gian hệ thống mạng lưới bitcoin vẫn làm tốt công việc của mình tuy nhiên cộng đồng cần có thêm điều khác biệt. Bitcoin là đại diện cho blockchain thế hệ đầu.
Bitcoin chỉ là ứng dụng quen thuộc nhất của công nghệ blockchain. Công nghệ này có thể được sử dụng trong mọi lĩnh vực, từ y tế, giáo dục, sản xuất, năng lượng đến chuỗi cung ứng, theo báo cáo được Gartner công bố năm 2017. Báo cáo này cũng nhận định “đến năm 2030, giá trị kinh doanh mà công nghệ blockchain mang lại sẽ tăng lên mức 3.100 tỷ USD”.
Là một hệ thống hỗ trợ duy nhất 1 việc: cho phép trao đổi tài sản số qua lại an toàn, bảo mật và ẩn danh. Đó cũng là hạn chế của các Crypto thế hệ đầu tiên vì không thể làm thêm được bất cứ thứ gì khác.
Ngay sau Bitcoin những Crypto thuộc thế hệ đầu tiên ta có thể nhắc đến: LTC, XRP,….
Blockchain 2.0
Để tiếp tục cuộc hành trình Ethereum ra đời và tạo ra sự khác biệt hơn so với Bitcoin đó là vẫn giữ đầy đủ tính chất của hệ thống trao đổi tài sản số nhưng thêm 1 tính năng mới đó là tự phân sử online.

Với tư tưởng cho phép trao đổi tiền ảo và loại bỏ vai trò của nhân viên thống kê, kế toán và bảo mật mà bitcoin là đại diện cho blockchain thế hệ thứ nhất ra đời.
Ethereum lại làm được hơn thế đó là cho người dùng tự định nghĩa những hợp đồng thông minh Ethereum gọi đó là Smart-contract và hợp đồng này sẽ được phân sử online nó giúp cho loại bỏ sự tham dự của bên phân sử/phán xét trong khái niệm của phần mềm được gọi là bên thứ 3 (bên thứ 1 và thứ 2 là người gửi và người nhận).
Blockchain 3.0
Như vậy hệ thống mang lưới blockchain thứ 2 mang đến cho cộng đồng ngoài khả năng trao đổi tiền số online thì còn cung cấp nền tảng cho người dùng tự định nghĩa các trường hợp phán sử/phán xét và quyết định khi có các yếu tố sảy ra (Smart-contract).
Blockchain thế hệ thứ 3 kế thừa khái niệm của 2 thế hệ trước và đưa thêm một khả năng mới đó là ứng dụng phân tán (Dapp viết tắt của decentralized application).
Blockchain 3.0 – Bước đột phá trong công nghệ mới
Chúng ta đã biết Blockchain 2 thế hệ trước phân tán các blockchain trên các máy tính nhằm lưu giữ những giao dịch thì blockchain 3.0 phân tán cả các ứng dụng và các ứng dụng này sẽ được kích hoạt để thực hiện 1 nhiệm vụ cụ thể do chính người dùng định nghĩa ra.
Đây là thế hệ blockchain nhiều nhất ở thời điểm hiện tại. Các Crypto ở thế hệ này bao gồm: Ethereum 2.0, Binance, Solana,….
Cái quạn trọng nhất của công nghệ chính là trải nghiệm của người dùng, dù công nghệ này có tốt đến đâu đi chẳng nữa, nó sẽ trở nên vô nghĩa nếu chỉ có các kỹ thuật viên có thể sử dụng nó.
Công nghệ sổ cái phân tán cần phải dễ sử dụng và thú vị với người dùng. Nếu blockchain 3.0 là xu hướng chủ đạo, nó cần mang mọi người đi cùng nó.
Người tiêu dùng thực hiện mua hàng bằng tiền điện tử phải hiểu sự cần thiết của các nút trả tiền hoặc người khai thác để lưu trữ và bảo mật mạng. Vì thế, các nhà phát triền cần phải đơn giản hóa các yếu tố trên, và giảm thiểu tối đa chi phí của người dùng khi thanh toán hàng bằng tiền điện tử.
Ghi nhớ các cụm mật khẩu khác nhau cần thiết cho ví tiền điện tử là điều rất tuyệt vời – nếu bạn muốn giả vờ bạn đang tham gia một bộ phim “Nhiệm vụ bất khả thi”. Người tiêu dùng hàng ngày không thể nhớ các mật khẩu mã hóa đó, vì nó quá dài và khó nhớ. Vì thế, nhà phát triển nên thiết kế các khóa riêng đơn giản hơn hoặc triển khai sinh trắc học đi kèm với công nghệ blockchain 3.0.
Blockchain 4.0
Không chỉ dừng lại ở thế hệ cũ, Blockchain vẫn tiếp tục phát triển lên thêm một tầm cao mới với những ứng dụng đáp đời sống thực tiễn. Nhưng tất cả vẫn còn đang là sự mở đầu cho một hành trình. Bao gồm: IOTA,….
Nếu bài viết này mang lại thông tin hữu ích hãy chia sẻ cho mọi người cùng biết đến.
Thân ái!
>> Xem thêm: Blockchain là gì?
>> Xem thêm: Kiến thức về hàm Hash