Mục lục
Phân tích cơ bản trong đầu tư Crypto
Phân tích cơ bản (Fundamental Analysis – FA) là phân tích các yếu tố cơ bản của 1 dự án, từ các yếu tố bên trong đến các yếu tố bên ngoài, đánh giá tác động của yếu tố đó đến giá trị của dự án.
Mục tiêu cuối cùng của phân tích cơ bản là xác định liệu giá trị hiện tại là cao hơn hay thấp hơn so với giá cả đang được thị trường định giá, qua đó đưa ra các quyết định đầu tư hợp lý hơn.
Phân tích cơ bản sẽ thiên về hướng đầu tư Crypto dài hạn, bởi các yếu tố cơ bản cốt lõi: con người, công nghệ, mô hình kinh doanh,… là những yếu tố rất khó thay đổi và rất ít khi thay đổi, nhìn vào đó bạn phải đoán được tương lai của 3 – 5 – 10 năm sau.
Chia sẻ các yếu tố đánh giá dự án
Có rất nhiều tiêu chí để đánh giá và review dự án, dưới đây là 1 vài tiêu chí phân tích cơ bản để bạn quyết định có nên đầu tư dự án không:
- Dự án làm về lĩnh vực gì? Thuộc layer mấy? Có smart Contract chưa? Đã testnet hay mainnet chưa?
- Team Dev là những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực đó không?
- Background của team Dev như thế nào?
- Backer gồm những ai?
- Có partner hỗ trợ dự án không?
- Quỹ hiện tại của dự án là bao nhiêu?
- Cộng đồng có quan tâm đến dự án không?
- Phân bổ token có hợp lý không? Team nắm % nhiều không?
- Lịch trả token kéo dài bao lâu? Lịch trả có hợp lý không?
- Token user sử dụng cho việc gì? Động lực để token tăng giá là gì?
- Tìm hiểu sơ lược về tech của dự án.
- Giá hiện tại so với giá Private giá IDO là bao nhiêu?
- ……
Ưu nhược điểm của phân tích cơ bản
Ưu điểm
- Phân tích cơ bản giúp bạn đưa ra các nhận định, đánh giá các yếu tố quan trọng của 1 dự án, ảnh hưởng của các yếu tố đó đến giá trị Coin/Token như thế nào.
- Việc phân tích các yếu tố cơ bản giúp bạn đưa ra các quyết định đầu tư tốt hơn trong dài hạn. Có kiến thức bạn sẽ hold tốt hơn, không bị ảnh hưởng bởi các tin fud trên thị trường, cũng như biết khi nào nên chốt, không hold một cách mù quáng.
Nhược điểm
- Phân tích cơ bản yêu cầu bạn phải xử lý lượng kiến thức lớn về cả công nghệ, kinh tế, tài chính.
- Trên thị trường Crypto có nhiều cơ hội đầu tư khác mà phân tích cơ bản không giải thích được. Chẳng hạn như các mô hình Ponzi, memecoin,… chỉ xét riêng về mặt đầu tư, những dự án trên đem lại lợi nhuận cao nếu biết chơi đúng cách thay vì đi phân tích cơ bản.
- Trên thị trường Crypto sẽ có nhiều yếu tố tác động mà chúng không thể lường trước, chỉ một Tweet của Elonmusk cũng khiến thị trường sập cho thấy mức độ “mong manh” của thị trường này. Do đó, việc sử dụng phân tích cơ bản hay bất kì phương pháp phân tích nào khác cũng không đảm bảo sẽ đem lại hiệu quả 100% cho các chiến lược đầu tư.
Bởi vậy, bên cạnh phân tích, bạn cũng nên có một kế hoạch “quản trị rủi ro” hiệu quả trong đầu tư Crypto.
Phân tích kỹ thuật trong đầu tư Crypto
Phân tích kỹ thuật (Technical Analysis – TA) là quá trình xem xét các điều kiện thị trường hiện tại để dự đoán biến động tương lai. Nó tập trung vào việc sử dụng biểu đồ giá để xác định xu hướng, hỗ trợ và kháng cự, và động lực để giúp các nhà giao dịch quyết định giao dịch với xác suất chiến thắng cao hơn.
Phân tích kỹ thuật không đào sâu vào một công ty bất kỳ việc kiểm tra báo cáo tài chính hoặc thực hiện phân tích tỷ lệ. Thay vào đó, các nhà giao dịch kỹ thuật tìm đến các mẫu biểu đồ tương đối ngắn hạn để xác định các tín hiệu giá, xu hướng và sự đảo chiều. Các nhà giao dịch kỹ thuật có xu hướng tham gia vào các vị thế ngắn hạn và không nhất thiết phải xem xét định giá dài hạn. Động lực đằng sau phân tích kỹ thuật phần lớn được thúc đẩy bởi tâm lý thị trường.
Phân tích kỹ thuật khá giống với các nguyên tắc cơ bản của kinh tế học, chẳng hạn như phân tích cung và cầu trên thị trường, để xác định xu hướng giá đang hướng đến. Trong phân tích kỹ thuật, bạn phải đánh giá bằng cách phân tích thống kê dữ liệu thị trường như giá và khối lượng. Bạn sử dụng biểu đồ và nhiều công cụ khác để hiểu các mẫu khác nhau. Là một nhà phân tích kỹ thuật, bạn phụ thuộc vào các mô hình này để giúp bạn đưa ra quyết định đầu tư.
Chia sẻ áp dụng phân tích kỹ thuật
Trường phái Price Action
+ Kiến thức là lý thuyết DOW và sóng Elliott.
+ Lý thuyết kháng cự – hỗ trợ, Trendline.
+ Các mẫu hình nến nhật, mẫu hình Price Action cơ bản.
+ Các mô hình nến.
Trường phái dùng Indicator
- Khối lượng trên số dư: Đây là một chỉ báo kỹ thuật sử dụng khối lượng giao dịch đang thay đổi của tài sản để đưa ra dự đoán giá.
- Tích lũy/Đường phân phối: Chỉ số này được sử dụng để đo lường dòng vốn vào và ra khỏi thị trường.
- Chỉ số định hướng trung bình (ADX): Chỉ số này đo lường cung và cầu của một tài sản để xác định sức mạnh của xu hướng giá hiện có trên thị trường đó.
- Chỉ báo Aroon: Chỉ báo này được sử dụng để xác định sức mạnh của xu hướng cũng như những thay đổi trong chuyển động giá của tài sản.
- Phân kỳ hội tụ trung bình động (MACD): Các nhà đầu tư và thương nhân sử dụng chỉ báo này để xác định sức mạnh của xu hướng giá của tài sản.
- Đường trung bình động hàm mũ (EMA): Đường trung bình động hàm mũ là một biến thể của chỉ báo đường trung bình động được sử dụng để đo lường sự thay đổi giá trung bình định kỳ theo thời gian nhằm tạo ra, tín hiệu mua và bán cho nhà giao dịch hoặc nhà đầu tư.
- Chỉ số Sức mạnh Tương đối (RSI): Đây là một chỉ báo xung lượng xác định xem một tài sản đang bị mua quá mức hay bán quá mức bằng cách đánh giá mức độ của những thay đổi giá gần đây.
- Stochastic Oscillator: Tương tự như RSI, Stochastic Oscillator là một chỉ báo xung lượng xác định các điều kiện quá mua và quá bán trên thị trường.
Tuy nhiên bạn có thể lựa chọn 1 vài chỉ báo phù hợp với hướng phân tích của bạn, không nên dùng quá nhiều chỉ báo nếu bạn chưa thành thạo về phân tích kỹ thuật, điều đó sẽ làm bạn dễ rối, khó ra quyết định.
Ưu nhược điểm của phân tích kỹ thuật
Ưu điểm
- Có thể xác định các tín hiệu cho xu hướng giá trong một thị trường. Các nhà giao dịch cần xây dựng một phương pháp để xác định điểm ra vào thị trường tốt nhất. Việc sử dụng các công cụ phân tích kỹ thuật là một cách phổ biến để làm việc đó.
- Dựa vào các công cụ, nhà giao dịch đã tạo ra các quy tắc giao dịch tự hoàn thiện. Khi càng nhiều nhà giao dịch sử dụng cùng các chỉ số để tìm ra mức hỗ trợ và kháng cự, sẽ có nhiều người mua và người bán tập trung tại một điểm giá. Khi đó các mô hình chắc chắn sẽ được lặp lại.
Nhược điểm
- Hành vi thị trường không thể đoán trước. Không có gì đảm bảo rằng mọi hình thức phân tích kỹ thuật sẽ chính xác tuyệt đối. Mặc dù mô hình giá lịch sử đã cho chúng ta cái nhìn sâu sắc về biến động giá.
- Nên kết hợp các chỉ số và công cụ phân tích để có được mức độ đảm bảo cao nhất. Cũng cần có chiến lược quản lý rủi ro để bảo vệ chống lại các chuyển động giá bất lợi.
Lời kết
Dù bạn chọn phân tích cơ bản hay phân tích kỹ thuật để đầu tư Crypto thì việc tìm hiểu chuyên sâu và chi tiết về 1 phương pháp sẽ giúp bạn tìm ra được nhiều cơ hội và đầu tư hạn chế rủi ro hơn. Tuy nhiên nếu chỉ biết 1 trong 2 thì bạn sẽ có ít cơ hội và sự linh động hơn những nhà đầu tư biết thành thạo cả 2. Suy cho cùng phương pháp giao dịch không phải là yếu tố chủ chốt quyết định sự thành công trong đầu tư Crypto, nó còn phụ thuộc vào quản lý và phân bổ vốn và kế hoạch giao dịch, vào tính kỷ luật và kiên nhẫn của mỗi người.
>> Xem thêm: Tiêu chí đầu tư Crypto dành cho người mới.
>> Xem thêm: Cẩm nang bảo vệ tiền cho người mới đầu tư Crypto.
>> Xem thêm: Gieo Hạt Tài Chính, trải nghiệm khoá học MIỄN PHÍ.