Nền tảng Ethereum

Ngay cả những người không hề quen thuộc với Blockchain cũng đã nghe thấy cái tên Bitcoin, một hệ thống thanh toán tiền điện tử. Ngoài ra, một cái tên quen thuộc không kém được gọi là nền tảng Ethereum, cũng sử dụng blockchain và được nhiều chuyên gia dự đoán là sẽ vượt qua cả Bitcoin trong những năm sắp tới.

Vậy lịch sử ra đời của Ethereum như thế nào mà lại có thể được dự đoán đánh bại cả Bitcoin như vậy. Hãy cùng tìm hiểu về Ethereum mà nhà đầu tư không thể bỏ qua nếu là một người yêu thích tiền điện tử thông qua bài viết dưới đây nhé!

Nền tảng Ethereum (ETH)

Muốn biết về Ethereum, một nhà đầu tư cần phải hiểu được nền tảng Ethereum là gì trước tiên.

Ethereum là một dịch vụ công cộng mã nguồn mở sử dụng blockchain để tạo điều kiện cho các hợp đồng thông minh và giao dịch tiền điện tử một cách an toàn, hiệu quả. Và đặc biệt không nhờ vả đến bên thứ 3.

Ethereum là một nền tảng rất tuyệt vời. Có 2 tài khoản có sẵn thông qua Ethereum:

  • Tài sản thuộc sở hữu bên ngoài (được kiểm soát bởi các khóa riêng tư do con người ảnh hưởng).
  • Tài khoản hợp đồng.

Ethereum cho phép các nhà phát triển triển khai tất cả các ứng dụng phi tập trung. Mặc dù Bitcoin vẫn là loại tiền điện tử phổ biến nhất. Nhưng tính về độ phát triển, Ethereum vẫn vượt trội hơn cả. Ethereum khiến nhiều người suy đoán rằng nó sẽ nhanh chóng vượt mặt Bitcoin trong việc sử dụng.

Điểm nổi bật của nền tảng Ethereum

Ethereum cung cấp một số phương thức trao đổi. Bao gồm tiền điện tử ETH hay được gọi là Ether, hợp đồng thông minh và Máy ảo Ethereum (EVM).

Ethereum dựa trên giao thức bảo mật: Sử dụng hệ thống “Proof of Stake”.

Ethereum cho phép cả hai giao dịch được phép và không được phép. Ví dụ như Bitcoin chỉ cho phép các giao dịch công khai (không được phép hoặc có kiểm duyệt) diễn ra.

Plasma

Thời kì bùng nổ ICO khiến sức ép giao dịch đè nặng lên mạng lưới Ethereum làm tăng phí giao dịch và và thời gian xử lí. Plasma là bản cập nhập nhằm khắc phục các vấn đề mở rộng trên mạng lưới chính của Ethereum.

Plasma là một giải pháp mở rộng cho Ethereum áp dụng trên Layer 2 gồm các hợp đồng thông minh trên layer 1 là chính Blockchain.

Tương tự như Sharding, việc áp dụng giải pháp này nghĩa là toàn bộ mạng lưới không phải xác nhận và thông báo mọi giao dịch phát sinh từ hợp đồng.

Giao dịch hợp đồng thông minh được thực hiện trên một sidechain (một chuỗi mới mới bên hông chuỗi chính là blockchain) để giảm lưu lượng truy cập trên blockchain chính.

Sharding

Giống như Bitcoin, mỗi node Ethereum lưu trữ mọi giao dịch đã từng được thực hiện trên toàn bộ blockchain và tất cả các node này cũng đều sẽ cập nhập các giao dịch mới xuất hiện trong mạng lưới, hay mỗi máy tính chạy node sẽ chứa toàn bộ blockchain của mạng Ethereum.

Việc lặp lại một giao dịch khoảng một triệu lần một ngày cũng đủ hiểu lí do khiến Ethereum bị tắt nghẽn. Cho nên việc mỗi máy tính chạy toàn bộ blockchain khiến việc mở rộng trở nên không thể thực hiện.

Sharding là quá trình chia dữ liệu trên chính Blockchain thành các phần nhỏ gọi là các shard, vì vậy mỗi nodes chỉ phụ trách một phần nhỏ của chuỗi, khi đó, các sharding khác nhau sẽ chạy song song. Điều này sẽ cho phép mạng lưới Ethereum xử lí hàng nghìn giao dịch trên giây.

Theo thông tin Vitalik gần đây đã chia sẻ, đội ngũ phát triển đã hoàn thành POC cho Sharding và chia sẻ trên mạng xã hội rằng thời điểm cập nhập Sharding đã gần kề.

Vitalik cũng nói thêm rằng, mô hình proof of stake (Casper) kết hợp với Sharding có thể tăng tốc độ xuất hiện block từ 2s đến 8s, nhanh hơn nhiều so với 14-15s của mô hình proof of work trước đây.

Ngoài ra, Vitalik cũng cho biết sự kết hợp của Sharding và Plasma có thể làm tăng tốc độ xử lí Ethereum lên 1 triệu giao dịch mỗi giây.

Constantinople ETH

Nâng cấp lên Casper

Giai đoạn hai và cũng là bước cuối cùng của Metropolis chính là Constantinople. Lần phát hành này hiện chưa có timeline cụ thể nhưng đã giới thiệu bản nâng cấp Casper thay đổi cơ chế đồng thuận từ Proof of Work sang Proof of Stake, Casper hiện đang được thử nghiệm.

Khi đến giai đoạn này, phần lớn các giao dịch trên mạng Ethereum sẽ vẫn là xử lí theo cơ chế PoW nhưng cứ 100 giao dịch sẽ có sẽ thực hiện theo PoS trong giai đoạn Constantinople, sẽ đặt nền móng cho Casper. Dần dần sau đó, Ethereum sẽ hoàn toàn thực hiện cơ chế proof of stake.

Casper PoS là gì?

Casper là tên gọi cho cơ chế đồng thuận Proof of Stake( PoS) sắp ra mắt của Ethereum. Nếu ở giao thức PoW, máy tính sẽ sử dụng sức mạnh máy tính để giải thuật toán, máy tính nào giải quyết thuật toán đầu tiên và công bố khối lên mạng lưới thì sẽ được nhận phần thưởng khối.

Một đặc điểm của PoW là sự điều chỉnh độ khó giải thuật toán, nếu một khối xuất hiện quá nhanh, hệ thống sẽ gia tăng độ khó để đảm bảo thời gian sinh khối là 15s.

Vì sau này có quá nhiều người tham gia đào ETH khiến độ khó bị đẩy lên cao, làm lãng phí rất nhiều điện năng để giải thuật toán, xét quan điểm bảo vệ môi trường thì đây là nhược điểm rất khó chấp nhận.
Với giao thức PoS, chỉ có những node “stake” tài sản của họ (tính theo ETH) vào mạng lưới thì mới có quyền tham gia xác nhận các khối mới và nhận phần thưởng khối cùng phí giao dịch, lượng ETH lúc này sẽ đóng vai trò giống như một khoản vốn cho lợi nhuận ròng.

Nếu cá nhân sở hữu node mà có hành vi không trung thực trên Ethereum thì họ sẽ mất phần tài sản đã stake, điều này sẽ thúc đẩy hành vi trung thực trong toàn mạng lưới.

Giao thức PoS giúp giảm thiểu nguy cơ bị tấn công

Giao thức PoS cũng sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ bị tấn công 51% vì trong hệ thống PoS, để chiếm 51% quyền xác định khối thì cá nhân bạn phải sở hữu từng ấy lượng cung ETH đang lưu hành trên thị trường (tương đương 30 tỉ USD theo thời giá hiện tại), điều này sẽ khó xảy ra và dù có thì việc thực hiện tấn công cũng bị xem là thiếu khôn ngoan vì hành vi sai trái gây ra sự lo sợ lo sợ bán theo sẽ kéo giá ETH giảm theo.

Hiện tại, số lượng ETH cần để stake được tiết lộ là 1000 ETH, thống kê sẽ có khoảng 3000- 5000 node sẽ tham gia stake.

Khi triển khai Casper, hard fork sẽ xảy ra, độ khó của PoW sẽ tăng dần đến mức việc đào ETH không mang về lợi nhuận và dù giao thức PoW vẫn còn nhưng sẽ không đáp ứng yêu cầu giải toán điều này gián tiếp dẫn đến việc thay đổi giao thức.

Do đó, các tin đồn liên quan đến Casper khiến giá ETH tăng cao vì chỉ cần gom đủ 1000 ETH người sở hữu sẽ tham gia vào giao thức mới này

Serenity

Chặng cuối cùng của lộ trình phát triển Ethereum là khi Casper được cập nhập hoàn chỉnh, khi đó Ethereum sẽ chuyển sang giai đoạn Serenity.

Ở Serenity, Ethereum sẽ là một blockchain với một ngôn ngữ lập trình được xây dựng bên trong nó như tầm nhìn ban đầu của Vitalik khi tạo ra Etherum là một blockchain với hệ thống dữ liệu hoạt động theo các quy tắc aka “được lập trình” bên trong nó.

Lúc này, website chính Etherum sẽ cuyển trạng thái toàn dự án từ “thử nghiệm” thành “có thể dùng để tạo sản phẩm”, tức là đủ điều kiện để các nhà lập trình, công ty hoặc tổ chức tạo nên các hợp đồng tài chính số hay xây dựng các ứng dụng, hệ thống,…

Đồng sáng lập Coinbase, Fred Ehrsam, chia sẻ rằng:

“Để Ethereum đáp ứng được việc xây dựng các ứng dụng phi tập trung với hàng triệu người dùng cùng lúc hoạt động, thì nó sẽ cần hàng trăm lần về khả năng mở rộng”.

Nâng mạng lưới Ethereum lên tầm cao mới

Hiện tại, các lập trình viên đang mong đợi Sharding, Casper và Plasma để mang lại khả năng mở rộng của Ethereum cho giai đoạn tiếp theo và nâng mạng lưới lên tầm cao mới vì Ethereum đang đối mặt với các đối thủ cạnh tranh với sự tiến bộ công nghệ rất nhanh như EOS, Cardano, NEO,…

Tuy nhiên, cũng giống như Bitcoin vẫn đang tồn tại qua năm tháng, hiện tại, Ethereum đang vượt trội trước các đối thủ cùng phân khúc dù chúng có công nghệ tốt hơn, bởi nó đã được thực tế chứng thực về khả năng hoạt động trên một quy mô mà chưa mạng lưới nào làm được.

Suy cho cùng, khả năng tồn tại trước thực tế vẫn là thước đo tốt nhất để đánh giá hiệu quả của một công nghệ.

Hệ sinh thái của Ethereum

Hãy cùng tìm hiểu các dự án và Hệ sinh thái của Ethereum:

Hệ sinh thái Polygon (MATIC)

Polygon (MATIC) khởi nguyên là giải pháp mở rộng Layer 2 của blockchain Ethereum. Nhưng nhanh chóng bùng nổ sau khi mở rộng DeFi. Nhờ đó mà số lượng người dùng Polygon tăng đến 75.000 khi DeFi tiếp tục bùng nổ trên nền tảng.

Hiện tại, Polygon là hệ sinh thái được ưa thích của các dự án DeFi và NFT – vì vừa tận dụng blockchain Ethereum uy tín, vừa có phí gas phải chăng mà không phải “chuyển nhà” sang BSC.

Decentraland (MANA)

Decentraland (MANA)là nền tảng thực tế ảo (Virtual Reality – VR). Người dùng trao đổi token MANA để sở hữu đất đai trong thế giới ảo. Người dùng có thể tùy thích sáng tạo và xây dựng bất cứ thứ gì khi sở hữu một mảnh đất ở Decentraland – từ casino, tham dự hội thảo, xem nhạc nước, shopping đến thăm quan khu nghỉ mát, kinh doanh,…

Một dự án con của Decentraland là Decentral Games (DG) – casino thực tế ảo.

Aavegotchi (GHST)

Aavegotchi: là một dự án chuyên sáng tạo các vật phẩm sưu tầm NFT có giá trị thật. Người dùng mua các

NFT dưới dạng các con ma đáng yêu, nuôi dưỡng, trang bị và mang đi đánh nhau (tương tự với những game sưu tầm nuôi thú ảo khác thôi).

SuperFarm (SUPER)

SuperFarm (SUPER): là nền tảng DeFi cross-chain nhằm mục đích giảm bớt quá trình khởi tạo NFT token trong khi vẫn giữ khả năng tăng giá cho token.

SuperFarm có marketplace NFT riêng, giúp nhà sáng tạo có thể kiếm được doanh thu trực tiếp từ đó. Bên cạnh đó, SuperFarm Protocol còn được thiết kế để giúp tối đa hóa trải nghiệm của người dùng.

Những dự án NFT khác trên Ethereum

Enjin Coin (ENJ)

Enjin Coin (ENJ) trở thành đồng tiền mã hóa gaming đầu tiên được chấp thuận sử dụng tại Nhật Bản.

Để biết thêm về ENJ, mời bạn đọc qua bài viết: Lời sấm truyền trước thời đại của Enjin Coin (ENJ) liệu đủ sức giúp nền tảng bay cao?

Axie Infinity (AXS)

 

Tháng 11/2020, Axie Infinity gọi vốn thành công 860.000 USD để gaming hóa yield farming. Không lâu sau đó, Axie Infinity ra mắt testnet sidechain Ronin với sự tham gia của Ubisoft – hãng game lâu đời nổi tiếng trên toàn thế giới.

Có thể nói AXS là một trong những dự án dẫn đầu đưa NFT lên tầm cao mới, khi mà chín lô đất “ảo” trong Axie Infinity được chốt giá 1,5 triệu USD – lập kỷ lục doanh số bán NFT cao nhất tại thời điểm đó. AXS nhanh chóng càn quét thị trường toàn thế giới, với những “case study” hàng thật giá thật như chơi Axie Infinity – Thanh niên mua hai ngôi nhà ở Philippines từ lợi nhuận trong game.

Origin Protocol (OGN)

Origin Protocol (OGN) đã ghi nhận doanh số bán NFT kỷ lục cho các nhạc sĩ, người nổi tiếng và người sáng tạo nội dung hàng đầu. Origin hỗ trợ người bán bán NFT trên trang web riêng chứ không phải marketplace của bên nào khác.

The Sandbox (SAND)

The Sandbox: là một thế giới ảo nơi người dùng có thể xây dựng cũng như tiền tệ hoá trải nghiệm chơi game của mình. Và hạt nhân của thế giới này chính là token SAND. Người chơi có thể tạo ra tài sản kỹ thuật số dưới dạng NFT, chuyển lượng tài sản này lên marketplace và tích hợp vào các trò chơi với Game Maker.

Hệ sinh thái Ethereum còn rất nhiều dự án NFT thú vị khác mà trong khuôn khổ bài viết không thể đề cập hệt được. Một vài cái tên tiêu biểu khác như Alien Worlds (TLM) – là dự án NFT DeFi Binance Launchpool thứ 19, Ethernity Chain (ERN), SUPERBID, Rarible (RARI) hay GameCredits (GAME), MEME,…

Social media

Website: https://www.ethereum.org/

Tổng kết

Hiện tại Ethereum phát triển đến đâu

Theo Coin Metrics, Ethereum Ether) đạt đỉnh cao nhất mọi thời đại 4.196,3 USD vào lúc 12h15 phút ngày 10/5. Thời điểm này giá trị đồng Ether tăng gần 7% trong 24 giờ qua và hiện đạt mức 4.141,99 USD. Tổng giá trị vốn hóa thị trường của đồng tiền này là 476,3 tỷ USD, gần bằng một nửa giá trị vốn hóa thị trường của đồng tiền số lớn nhất thế giới – Bitcoin (1.100 tỷ USD).

Với cột mốc được thiết lập mới tại thời điểm trên, giá Ether đã tăng gấp 5 lần so với mức giá 800 USD ở thời điểm đầu năm 2021. Nếu so với cùng thời kỳ năm ngoái, giá Ethereum đã tăng khoảng 20 lần chỉ trong có 1 năm.

Ether được thành lập vào năm 2013 bởi lập trình viên người Canada gốc Nga Vitalik Buterin và một số doanh nhân tiền điện tử khác.

Tương tự như Bitcoin, Ether hoạt động trên nền tảng công nghệ Blockchain. Điểm khác biệt lớn nhất giữa Ether và Bitcoin là mục đích sử dụng và công nghệ cốt lõi.

Ether được tạo ra với mục tiêu là trở thành một nền tảng dành cho việc phát triển hợp đồng thông minh. Đồng Ether có vai trò là phương tiện thanh toán chi phí khi hoạt động của mạng lưới. Trong khi đó, Bitcoin được sinh ra với mục đích duy nhất là trở thành phương tiện thanh toán và là nơi lưu trữ giá trị.

Đối với lập trình viên Buterin, Bitcoin quá hạn chế về chức năng. Trong một cuộc phỏng vấn với Business Insider, người sáng lập Ether đã so sánh Bitcoin với một chiếc máy tính bỏ túi “làm tốt một việc”, trong khi đó, Ether giống như một chiếc điện thoại thông minh với nhiều ứng dụng.

Ethereum vẫn chưa hoàn hảo

Tuy nhiên, theo trang CNBC, Ether vẫn chưa hoàn hảo. Năm 2017, sự phổ biến của trò chơi CryptoKitties đã khiến mạng lưới của Ether trở nên tắc nghẽn nghiêm trọng, làm chậm giao dịch và khiến các nhà phát triển trò chơi phải tăng phí.

Khả năng mở rộng là một trong những vấn đề lớn nhất với mạng Ether hiện nay. Tiền điện tử này hiện đang hoạt động bằng cách sử dụng giao thức bằng chứng công việc (một cơ chế ngăn chặn chi tiêu kép), tương tự như Bitcoin.

Điều này có nghĩa là các thợ đào tiền điện tử với các máy tính được xây dựng có mục đích phải cạnh tranh để giải các câu đố toán học phức tạp để xác thực các giao dịch và khiến mạng của những người thợ “đào” tiền điện tử phải tiêu thụ một lượng năng lượng khổng lồ.

Nhưng Ether hiện đang “chạy” một bản nâng cấp đầy tham vọng được gọi là Ethereum 2.0. Cụ thể, tiền điện tử này chuyển sang mô hình bằng chứng cổ phần và dựa vào những nhà đầu tư đang nắm giữ Ether để xử lý các giao dịch mới.

Các nhà đầu tư tiền điện tử cho biết, việc nâng cấp sẽ giúp mạng Ether chạy trên quy mô lớn, xử lý nhiều giao dịch hơn với tốc độ nhanh hơn và hỗ trợ các ứng dụng với hàng triệu người dùng. Điều này cũng có thể dẫn đến sự tăng giá trong ngắn hạn.

Song, một số chuyên gia vẫn hoài nghi và từ chối giao dịch các loại tiền kỹ thuật số như Bitcoin và Ether. Những biến động mới nhất của hai loại tiền điện tử hàng đầu thế giới đã nhắc nhở họ về bong bóng tiền điện tử năm 2017, khi đó Bitcoin tăng lên đỉnh 20.000 USD. Nhưng một năm sau, nó “tuột dốc” xuống mức 3.122 USD.

Một số nhà đầu tư thận trọng cho rằng, tiền điện tử đang ở trong một bong bóng và đang chờ vỡ.

Tương lai Ethereum sẽ như thế nào?

ETH, giống như phần còn lại của thị trường, là trung tâm của sự vận hành giá Bitcoin. Vì vậy, khi Bitcoin bắt đầu một đợt tăng giá, bạn cũng có thể đặt hy vọng nơi ETH.

Với sự bùng phát của đại dịch, thế giới đã chìm vào giấc ngủ đông trong vài tháng và điều này đã tác động tiêu cực đến tiền điện tử, khiến Bitcoin xuống dốc khi chúng tôi ghi nhận mức lỗ thậm chí lên đến 40% hàng ngày. Tuy nhiên, tình hình đã nhanh chóng ổn định lại và Bitcoin, với tư cách là thước đo tiêu chuẩn, đã đưa thị trường tiền điện tử đi đúng hướng. Chúng tôi đã tham gia một cuộc đua giá lên trong suốt mùa hè (tháng 7 đến tháng 8), và việc lắng nghe các phân tích trên các nền tảng mạng xã hội cùng các ý kiến giữa các nhà báo đã giúp chúng tôi có một chặng đường dài từ mức đỉnh cục bộ.

Miễn là Bitcoin vẫn dẫn đầu và tăng giá, ETH thường sẽ làm điều tương tự. ETH sẽ tăng giá trị tính theo USD nhờ sự gia tăng chung của giá tiền điện tử. Tỷ lệ giữa ETH và BTC có thể sẽ giảm. Tuy nhiên, Ethereum là một trong những ứng cử viên sáng giá nhất để giành được những chiến thắng lớn vì tiền thường chảy từ tiền thắng Bitcoin sang các đồng altcoin blue-chip và các đồng tiền vốn hóa lớn trước khi chuyển xuống các dự án nhỏ hơn và ít được biết đến hơn.

Giá Ethereum được dự đoán sẽ đạt ít nhất $3,516 đô la vào đầu tháng 12 năm 2021. Đây là mức cao hơn đáng kể so với giá Ethereum một năm trước, giữa đại dịch (khoảng $370). Giá trị của ETH tính bằng USD đã tăng từ $732,73 vào cuối tháng 12 năm 2020 (BinanceUS) lên mức đỉnh mọi thời đại là $4,362.35 vào ngày 12 tháng 5 năm 2021. Xu hướng tăng này kéo dài đến ngày 11 tháng 5. Kể từ ngày 12 tháng 5, một sự sụt giảm đáng kể đã diễn ra do xu hướng giảm tổng thể của tiền điện tử. Lý do cho xu hướng này được cho bởi một số tweet của Elon Mask về những lo ngại về môi trường liên quan đến Bitcoin. Giá đã giảm từ $4,179.76 vào ngày 11 tháng 5 xuống còn $2,099.58 vào ngày 23 tháng 5.

Điều gì làm cơ sở Ethereum thành công?

Có lẽ nhà đầu tư nào cũng nhận thấy khi Ethereum dường như luôn đứng thứ hai sau Bitcoin. Tuy nhiên, nếu giả định rằng có hàng nghìn loại crypto, thì vị trí thứ hai cũng không hẳn quá tệ. Chúng ta có thể tạo ra một cầu nối tốt đẹp cho lý do tại sao Ethereum là một cơ hội đầu tư thú vị trong thế giới cryptocurrency vào năm 2021.

Ethereum và số 2 có mối liên kết chặt chẽ với nhau kể từ tháng 12 năm 2020. Kể từ ngày 1 tháng 12 năm 2020, Ethereum đã trải qua một sự chuyển đổi mang tính đột phá và hiện được gọi là “Ethereum 2.0”.

Tóm lại, nâng cấp chính của Ethereum 2.0 so với Ethereum 1.0 là ở khả năng mở rộng của nó. Ethereum 2.0 sử dụng kỹ thuật sharding cho việc này. Điều này cho phép Ethereum mở rộng quy mô từ trung bình 30 giao dịch mỗi giây lên 100.000 giao dịch mỗi giây. Điều này mở rộng đáng kể khả năng của Ethereum và do đó làm cho nó trở thành một đồng tiền cực kỳ thú vị để tiếp tục theo dõi vào năm 2021 và xa hơn thế nữa!

Nếu bài viết này mang lại thông tin hữu ích hãy chia sẻ cho mọi người cùng biết đến.

Thân ái!

 

icons8-exercise-96