Chắc hẳn các bạn đã nghe rất nhiều về những thuật ngữ như MLM, Ponzi nhưng không hiểu rõ nghĩa của những thuật ngữ ấy. Mình thấy có rất nhiều người nhầm lẫn về 2 thuật ngữ MLM và Ponzi, vì vậy bài viết này mình sẽ chia sẻ những kiến thức của mình về 2 thuật ngữ này để các bạn hiểu hơn.
Mục lục
Mô hình MLM
MLM là viết tắt của Multi-level Marketing, và dịch sang tiếng Việt là bán hàng đa cấp, kinh doanh đa cấp, bán hàng theo mạng, kinh doanh theo mạng. MLM là nột trong những mô hình kinh doanh xuất hiện rất nhiều những năm gần đây và gây ra không ít tranh cãi.

Mô hình kinh doanh này được triển khai với dạng trả doanh thu và phân quyền cho các thành viên ở cấp dưới, cũng theo dạng hình kim tự tháp. Với những người tham gia mạng lưới này, họ vừa bán hàng trực tiếp, đồng thời mời gọi chính khách hàng tham gia vào mạng lưới này để biến khách hàng thành người bán hàng và chia sẻ doanh số với khách hàng này. Trong thuật ngữ đa cấp gọi đây là tuyển thêm tuyến dưới.
Mô hình Ponzi
Tên gọi Ponzi được đặt theo tên của trùm lừa đảo khét tiếng Charles Ponzi trong bộ tiểu thuyết Martin Chuzzlewit xuất bản năm 1844. Theo đó, nhân vật Ponzi đã thực hiện thành công vô số vụ lừa đảo tại Mỹ.

Ponzi hay mô hình kim tự tháp hiểu đơn giản là một mô hình tam giác lừa đảo. Theo đó, những kẻ đứng sau mô hình sẽ dụ dỗ nhà đầu tư mới để họ tham gia vào hệ thống. Tiền đầu tư của người đến sau lại được sử dụng như tiền lãi cho nhà đầu tư trước đó. Cứ như vậy, người đến sau lại phải trả tiền cho người đến trước mà không hề hay biết gì.
Trong mô hình Ponzi không hề có chuyện lợi nhuận do làm ăn thực tế sinh ra. Vì thế đến một thời điểm nào đó, mô hình chắc sẽ sụp đổ khi đó áp lực trả lãi đã lớn hơn nguồn tiền đầu tư thu vào.
Thời gian tồn tại của mô hình lừa đảo Ponzi có thể dài hoặc ngắn tùy vào số lượng nhà đầu tư mà mô hình đó thu hút được. Thậm có những dự án đầu tư siêu lợi nhuận theo mô hình Ponzi tồn tại đến gần chục năm trước khi sụp đổ.
Dấu hiệu nhận biết mô hình MLM và Ponzi
Ponzi
Hình thức hoạt động phức tạp nhằm cho thấy mức độ uy tín đối với nhà đầu tư còn non kinh nghiệm, những kẻ lừa đảo thường xây dựng hình thức hoạt động phức tạp. Chẳng hạn như đầu tư ngoại hối, giao dịch phối hợp đồng tương lai,…
Thậm chí người sáng lập dự án còn hoạt động dưới dạng ẩn danh. Trong trường hợp bị điều tra pháp luật, những người đứng sau sẽ dễ dàng trốn tránh.
Cam kết lợi nhuận
Đánh vào lòng tham của nhà đầu tư, những kẻ đứng sau mô hình lừa đảo Ponzi thường cam kết mức siêu lợi nhuận mà không thể kèm theo bất kỳ rủi nào. Lợi nhuận đầu tư có thể lên đến vài chục thậm chí vài trăm % chỉ trong thời hạn 1 tháng hoặc 1 năm. Thực tế nếu làm ăn chính đáng hợp pháp sẽ không có một quỹ đầu tư nào dám cam kết mức lợi nhuận cao như vậy.
Các bạn nên nhớ nếu mà có đầu tư siêu lợi nhuận thì không đến lượt các bạn đâu, ngoài kia không thiếu tiền. Bạn hãy nghĩ thử vì sao ngân hàng họ trả lãi suất hàng tháng chỉ có khoảng 1%. Nếu mà có những dự án lợi nhuận như vậy thì không ai nghèo rồi các bạn à.
Bên cạnh lợi nhuận cao, nhà đầu tư còn được hứa hẹn sẽ luôn có lãi cho dù thị trường có diễn biến ra sao. Trong thời gian đầu lợi nhuận có thể để ổn định đúng như những gì đã cam kết. Bởi khi đó nguồn tiền đầu tư mới vẫn còn nhiều, những kẻ đứng sau vẫn còn khả năng phân chia lãi cho người tham gia trước.
Tuy nhiên, theo thời gian khi số lượng người tham gia đầu tư giảm xuống, nguồn tiền thu vào Ít đi không còn đủ sức để duy trì trả lãi, mô hình tất yếu phải sụp đổ. Lúc đó nhà đầu tư tham gia sao sẽ là người chịu thiệt hại lớn nhất. Vì họ hầu như chưa nhận được gì gì thì mô hình họ tham gia đã sụp đổ.
Rút lại vốn rất khó
Tham gia vào thì dễ nhưng muốn lấy lại tiền đầu tư ban đầu thì lại rất khó. Chúng luôn tìm cách để trì hoãn việc này. Lúc thì hệ thống lỗi, lúc thì đang trong quá trình tái đầu tư, nhân viên hỗ trợ thì không thể liên hệ.
MLM
Đừng nhầm lẫn Multi-level Marketing với một hình thức đầu tư tìm lợi nhuận như Ponzi. Việc chủ yếu khi thực hiện bán hàng chính là tìm cách đưa hàng hóa từ nhà sản xuất đến tay người tiêu dùng. Và bán hàng đa cấp cũng vậy, tuy nhiên việc tạo lập mối quan hệ với khách hàng và biến họ thành tuyến dưới sẽ giảm bớt các chi phí về cơ sở hạ tầng. Không cần tốn quá nhiều cho việc đầu tư vào hệ thống cửa hàng bán lẻ mà vẫn đảm bảo các hoạt động của kinh doanh được hợp pháp hóa.
Trong hình thức bán hàng đa cấp, hàng hóa được sử dụng, giới thiệu và mua bán bởi chính các nhà phân phối (đã từng là người mua hàng) với người tiêu dùng. Sẽ không xuất hiện các hệ thống đại lí, cửa hàng bán lẻ, siêu thị như các doanh nghiệp khác.
Trả hoa hồng
Hoa hồng là khoản tiền mà các nhà phân phối sẽ được các doanh nghiệp đa cấp trả cho khi giúp doanh nghiệp phân phối hàng hóa đến tay người tiêu dùng. Nếu các doanh nghiệp thông thường trả khoản hoa hồng này cho các đại lí, cửa hàng thì trong MLM, đây là khoản để chi trả cho nhà phân phối.
Kết luận
Qua bài viết trên chắc hẳn các bạn đã hiểu rõ về 2 thuật ngữ MLM và Ponzi, hy vọng qua bài viết có thể giúp các bạn tránh bị mất tiền bởi những dự án không chất lượng. Để có thể hiểu sâu sắc hơn về các games tài chính cũng như những vị thế khi tham gia các games tài chính bạn có thể đăng kí vào khoá học “Nhập Môn Đầu Tư Tài Chính” hoàn toàn miễn phí để học được những kiến thức chuyên sâu hơn. Khi bạn không có kiến thức thì bao nhiêu tiền cũng có thể mất vì thế hãy trang bị cho mình những kiến thức để có thể tự bảo vệ bản thân.
>> Xem thêm: Nhận biết scam để phòng tránh trong thị trường Crypto
>> Xem thêm: Gieo hạt tài chính – Trải nghiệm khoá học miễn phí