Mainnet ảnh hưởng như thế nào với giá trị Coin?

Hiểu về Mainnet 

Mainnet (mạng chính) là một phiên bản Blockchain chính thức sau khi các nhà phát triển đã triển khai thành công mạng thử nghiệm (testnet). Một dự án phát hành Mainnet tức là nó đã có Blockchain riêng và đồng coin của dự án không phụ thuộc vào Blockchain nào khác như Bitcoin, Ethereum hay Solana.

mainnet-anh-huong-nhu-the-nao-voi-gia-tri-coin

Các dự án Mainnet thành công đều có nền tảng ví riêng, có thể giao dịch gửi/nhận token. Bất cứ ai cũng có thể phát hành một token mới dựa trên Blockchain riêng này.

Ngoài ra, các giao thức được xây dựng trên blockchain nền tảng thứ ba và họ chính thức sao lưu dữ liệu trên Mainnet của Blockchain nền tảng đó, cũng có thể gọi là Mainnet.

Ảnh hưởng của Mainnet đến giá coin

Giá trị của một đồng coin/token thường được quyết định bởi rất nhiều yếu tố khác nhau:

Yếu tố cung – cầu:

Quy luật cầu – giá càng cao, cầu càng giảm.

Quy luật cung – mức giá càng cao, người bán sẽ cung cấp càng nhiều hàng hóa kinh tế hơn.

Điểm bình ổn – cùng với nhau, quy luật cung và cầu quyết định mức giá thị trường và khối lượng một mặt hàng hóa cụ thể.

Tiện ích

Tiện ích của một đồng coin chính là khả năng giải quyết vấn đề, càng giải quyết được nhiều vấn đề, nó sẽ càng được mua nhiều hơn. Bởi vì một loại tiền điện tử hữu ích tức là nó cũng có giá trị.

mainnet-anh-huong-nhu-the-nao-voi-gia-tri-coin

Tâm lý thị trường

Tin tức thị trường tích cực hoặc tiêu cực cũng có thể là một nhân tố quyết định giá tiền điện tử tăng hay giảm. Lý do của việc này là, tùy thuộc vào tin tức thị trường, cảm nhận về giá trị của loại coin đó có thể thay đổi.

Tầm quan trọng của Mainnet

Không ngẫu nhiên mà mọi dự án coin đều luôn hướng đến mục tiêu phát hành bản mainnet. Khi mainnet ra đời, nó sẽ mang lại cho dự án nhiều lợi thế mới.

Bằng chứng phát triển cho dự án

Mainnet là một bằng chứng mà có thể kiểm chứng được công khai rằng dự án đã phát triển một blockchain hoạt động độc lập, nơi các giao dịch thực tế có thể diễn ra. Việc sở hữu một mainnet là một dấu hiệu cho thấy dự án đang thực sự hoạt động và đang trong tiến trình kỹ thuật, đóng vai trò là một bằng chứng hoạt động cho thấy dự án đang thực hiện tốt tầm nhìn của họ.

Ngoài ra, một mainnet trực tiếp sẽ có thể thử nghiệm các chức năng của blockchain, người dùng có thể tham gia vào mạng bất kỳ lúc nào và nếu có trục trặc xảy ra thì đều ảnh hưởng đến hoạt động bên trong của blockchain. Do đó, việc khởi chạy mainnet cần một lượng tài nguyên và phát triển đáng kể về mặt kỹ thuật để đảm bảo mạng hoạt động bình thường.

mainnet-anh-huong-nhu-the-nao-voi-gia-tri-coin

Tạo dựng uy tín cho dự án

Một dự án đang sở hữu một Blockchain riêng luôn sở hữu nhiều lợi thế hơn so với những dự án đang phải dựa vào một chuỗi khối Blockchain khác. Chẳng hạn như TRON ban đầu cũng khởi chạy trên Ethereum nhưng sau đó đã tìm cách tạo dựng một mainnet riêng. Hay BAND ban đầu cũng khởi chạy trên Cosmos nhưng sau đó đã tìm cách tạo dựng một mainnet riêng.

Mainnet giống như một giao thức hoàn thiện cho phép thực hiện mọi giao dịch, liên kết người dùng với nhau thông qua đồng coin gốc của chính Blockchain đó. Khi tham gia vào mạng lưới chính thức này, bạn có thể lựa chọn để trở thành một nút mạng thông qua việc tải phần mềm dành riêng cho giao thức đó.

Phần lớn Blockchain đều xây dựng trên mã nguồn mở, không tính phí, khuyến khích mọi đối tượng tham gia. Phần lớn mã cơ bản của một Blockchain điều hiển thị ở dạng công khai, cho phép toán cộng đồng theo dõi quản lý.

Lời kết

Không phải dự án nào được mainnet thì chắc chắn sẽ thành công, tuy nhiên những dự án được mainnet thì xác suất hay khả năng thành công sẽ cao hơn. Trước khi đầu tư bắt kỳ dự án nào, chúng ta cần nhiều yếu tố để chọn lọc, đầu tư chỉ vì dự án được mainnet thì chưa đủ. Hãy trang bị kiến thức và kỹ năng với thị trường Crypto tiềm năng này nhé. 

>> Xem thêm: Cẩm nang bảo vệ tiền cho người mới đầu tư Crypto.

>> Xem thêm: Bức tranh sau những lần Downtrend của thị trường Crypto.

>> Xem thêm: Gieo Hạt Tài Chính, trải nghiệm khoá học MIỄN PHÍ.

icons8-exercise-96