Những hình thức lừa đảo trong thị trường Crypto

Thị trường Crypto những năm gần đây được rất nhiều nhiều nhà đầu tư để mắt đến vì lợi nhuận mà thi trường đem lại. Bên cạnh việc phát triển mạnh mẽ như vậy thì sẽ kèm theo những người lừa đảo “scam” luôn rình rập để mắt đến ví của những nhà đầu . Có rất nhiều bạn đã bị lừa mất toàn bộ số tiền trong ví, bài viết này mình sẽ chia sẻ cho các bạn những chiêu trò mà nhóm lừa đảo thường sử dụng.

Những hình thức lừa đảo phổ biến ở thị trường Crypto

Sao chép các website nổi tiếng ở thị trường Crypto

Bản sao chép chính xác của các dự án hợp pháp, thường là các sàn giao dịch Crypto (Exchanges) hoặc các trang web ICO, được sử dụng để ăn cắp tiền và thông tin cá nhân. 

Hãy luôn kiểm tra lại địa chỉ URL và đánh dấu các trang web anh em thường xuyên truy cập. 

Các trang web sao chép sẽ sử dụng các chữ cái tương tự trong URL để làm cho nó trông giống như thật trong nháy mắt. Ví dụ: Sử dụng “m” thay vì “n”, “0” thay vì “o”, v.v.

Quảng cáo lừa đảo trong thị trường Crypto

Hãy chú ý đến các quảng cáo dẫn đến các trang web lừa đảo. Các ví dụ gần đây bao gồm quảng cáo Google Ads cho các sàn giao dịch giả mạo.

Luôn đánh dấu trang URL hợp pháp và không truy cập các URL khác ngay cả khi chúng trông giống nhau. Các tiện ích mở rộng của Chrome như Metamask giúp tránh các trang web lừa đảo. Để an toàn hơn các bạn hãy lưu luôn những trang bạn hay truy cập ở thị trường Crypto vào Chrome để an toàn.

Giả mạo email của sàn giao dịch Crypto

Đây là một trong những cách scam thường xuyên làm nhất, còn được gọi là phishing, email giả mạo có thể chuyển hướng người dùng đến các trang web giả mạo nơi họ cố gắng lấy cắp tiền và thông tin cá nhân.

Những scam hay giả mạo sàn để nhắn tin sự kiện cho các bạn, các bạn hay cài mã chống giả mạo trên các sàn giao dịch để không bị nhầm lẫn bởi email của sàn.

Ponzi trong thị trường Crypto

Mô hình Ponzi là hình thức vay tiền của người này để trả nợ người khác. Người đi vay đưa ra cam kết trả lợi tức cao cho người cho vay và quảng cáo với họ về những tấm gương đã từng nhận được lợi tức cao trước đây để hấp dẫn người cho vay. Người cho vay bị hấp dẫn bởi lợi tức cao lại giới thiệu những người cho vay mới.

Ponzi-trong-thi-truong-Crypto
Ponzi trong thị trường Crypto

Bằng hình thức này, người đi vay càng ngày càng vay được những khoản tiền lớn hơn từ nhiều người cho vay mới. Mô hình Ponzi khét tiếng nhất trong lịch sử Crypto ở Việt Nam là Bitconnect. Đáng ngạc nhiên, nó đã duy trì hoạt động trong một năm, cho đến khi họ thực hiện vụ exit scam lớn nhất cho đến nay.

Vào thời điểm sụp đổ, vốn hóa của Bitconnect là khoảng 2 tỷ đô và giá của đồng token là khoảng 320 đô. Trong vòng chưa đầy 24 giờ, nó giảm mạnh xuống còn 6 đô và vốn hóa thị trường giảm xuống còn 40 triệu đô.

Giả mạo OTC uy tín trong thị trường Crypto bằng cách đổi tên telegram

Như các bạn tham gia thị trường thì đã biết ngoài giao dịch P2P trên các sàn giao dịch thì nhà đầu tư thường giao dịch OTC. Lợi dụng điều ấy scam thường giả đổi tên Telegram và đặt thông tin tương tự những nhà giao dịch OTC uy tín trên thị trường Crypto và nhắn tin “lừa đảo” những nhà đầu tư bất cẩn.

Telegramlà một trong những mạng xã hội phổ biến nhất trong Crypto. Việc rất nhiều cộng đồng, người dùng trao đổi thông tin trên này cũng chính là thứ tạo ra cơ hội cho kẻ xấu lừa đảo.

Do Telegram không cố định tên người dùng vĩnh viễn, nên kẻ xấu thường đổi tên của mình giống admin nhóm cộng đồng, từ đó nhắn tin những member khác để lừa đảo.

Hiện nay, chiêu trò này còn tinh vi hơn bằng cách sử dụng bio thay cho username (tên hiển thị thì có thể trùng được, nhưng username – đứng sau ký tự @, ví dụ @abc, thì không thể đặt giống nhau).

Cụ thể, kẻ xấu sẽ đổi bio thành username giống admin sau đó sẽ ẩn đi usernam, nếu người dùng kiểm tra không kĩ, sẽ thấy bio ghi là @username giống admin và tin tưởng giao tiền. 

Do đó, khi có admin nhắn tin bạn, hãy kiểm tra thật kĩ liệu đó là bio hay là username. Nhưng thực tế, bởi vì việc lừa đảo này quá phổ biến, nên chẳng có admin nào chủ động nhắn tin trước cả, hoặc nếu có chắc chắn sẽ thông báo.

Còn một cách khác, đó là sử dụng ký tự có cách thể hiện giống nhau, mà phổ biến nhất là chữ “i” viết hoa và “l”. Khi viết hoa chữ “i” sẽ thành “I”, rất giống với chữ “l”. Ví dụ: @kimne nhưng scam sẽ để @kImne.

Giả mạo Twitter những dự án uy tín trong Crypto

Một số dự án nổi tiếng nhưng không có các tài khoản mạng xã hội chính thức như Twitter, Telegram. Do đó, người dùng có thể lập ra tài khoản tương tự nhằm tung tin đồn thất thiệt làm người dùng lo lắng.

Scam-trong-thi-truong-Crypto
Scam trong thị trường Crypto

Nhận được một lượng lớn token trong ví lưu trữ Crypto

Vào nửa cuối năm 2021 xuất hiện một hình thức mới trong thị trường Crypto, đó là ví người dùng đột nhiên nhận được một lượng token lạ với giá trị rất cao (khoảng vài nghìn đến vài chục nghìn đô), điều đặc biệt là gần như ví ai cũng được nhận.

Nhưng khi họ bán ra sàn DEX thì không được. Nhưng một lúc sau, tất cả tài sản trong ví đó sẽ bị biến mất. Đó là do kẻ lừa đã đã thiết lập Smart Contract có thể lấy hết tài sản người dùng khi họ nổi lòng tham và muốn bán số token này.

Việc kẻ lừa đảo gửi token vào ví anh em là điều không thể cấm, nhưng có một cách giải quyết rất đơn giản, đó là mặc kệ nó, đừng thao tác bất kì hành động gì lên số token này như gửi, nhận, mua bán, trao đổi,… 

Có một câu trong thị trường Crypto mình luôn nhớ và muốn gửi đến các bạn “thà lau nước miếng còn hơn lau nước mắt”.

Kết luận

Thị trường Crypto ngày càng phát triển nên scam sẽ luôn núp đây đó trong thị trường, vì vậy để tránh được scam thì chúng ta phải nâng cấp bản thân và cập nhập kiến thức mới hằng ngày. Bài viết này chia sẻ đến cho các bạn những hình thức lừa đảo thường gặp trong thị trường Crypto, vì bài viết khá dài rồi nên bài sau mình sẽ chia sẻ cho các bạn cách nhận diện lừa đảo trong thị trường Crypto. 

Chúc các bạn đầu tư thành công.

>> Xem thêm: Follow theo thị trường Crypto để đầu tư hiệu quả

>> Xem thêm: Con đường dẫn tôi đến với thị trường Crypto

icons8-exercise-96