Khi nhắc đến tiền mã hóa, người ta thường nghĩa ngay rằng đó là một kênh đầu tư, một loại công nghệ gì đó, chứ ít ai nghĩ đến lợi ích của tiền mã hóa hay tương lai của tiền mã hóa như thế nào để có niềm tin và góc nhìn phù hợp cho con đường đầu tư của mình.
Mục lục
Lợi ích của tiền mã hóa là có thật hay chúng chỉ là bánh vẽ trên white paper
Câu trả lời có thể khiến các bạn ngạc nhiên, nhưng thực tế chúng là cả hai. Hiện tại theo thống kê của Coinmarketcap, chúng ta có tới hơn 20.000 đồng tiền mã hóa (Crypto) khác nhau, có những dự án rất chất lượng và thật như: Bitcoin giúp marketing và là tài sản lưu trữ có giá trị cho toàn bộ thị trường, Ethereum là nền tảng nơi các Dapp (ứng dụng phi tập trung) phát triển nhiều nhất, rực rỡ nhất, BNB chain là nền tảng phát triển các Dapp với công nghệ tiên tiến, tốc độ nhanh hơn Ethereum…
Tuy nhiên, rất nhiều trong số đó lại chỉ là bánh vẽ, ở đây chúng ta không nói đến những dự án scam, lừa đảo, chúng ta nói đến các dự án có sản phẩm rồi, nhưng họ làm không tới. Để thu hút được một số vốn đầu tư, những nhà sáng lập chỉ lập trình bước đầu tạo ra sản phẩm, nhưng có thể vì tham vọng của họ quá cao, có thể vì thị trường bước vào downtrend… những nhà sáng lập lại bỏ lửng dự án giữa chừng, giá token lúc này sẽ bay đi đâu thì bay. Dự án EOS chính là một ví dụ của điều này.
Vậy với những dự án có sản phẩm thật, đội sáng lập chất lượng thì lợi ích của tiền mã hóa là gì? Thật ra nó có rất nhiều như tính minh bạch, tính phi tập trung, độ bảo mật, an toàn.

Lấy một ví dụ đơn giản: Bạn thường lưu trữ dữ liệu online tại một server của một nhà cung cấp nào đó, thì thông thường những công ty này họ chỉ có 3, 4 hoặc khoảng 10 máy chủ để lưu trữ những dữ liệu của bạn, nếu đột nhiên những server đó đồng loạt gặp vấn đề như bị hack, phá sản thì khả năng dữ liệu của bạn bị mất rất cao.
Trong Crypto, có những dự án đi giải quyết vấn đề này có thể kể đến như Filecoin, họ sẽ có một hệ thống các server phi tập trung ở nhiều nơi trên toàn thế giới. Một hacker muốn tấn công vào Filecoin phải tấn công đồng loạt vào tất cả các server này cùng lúc, điều này rất khó, và giả sử công ty điều hành Filecoin có bị phá sản thì dữ liệu của bạn vẫn còn được lưu trữ trên blockchain, có chăng là cái website để truy cập vào blockchain đó không vào được mà thôi.
Tính minh bạch của blockchain sẽ giúp ích rất nhiều cho ngành kế toán, kiểm toán, quản lý kho bãi. Người ta sẽ không thể sửa đổi dữ liệu đã ghi trong hệ thống nhằm những mục đích xấu như “rút ruột” công quỹ, làm giả giấy tờ trên hệ thống được vì chỉ cần tra giao dịch trên blockchain thì mọi người sẽ thấy số tiền hoặc món hàng đó đã đi đâu, làm giả giấy tờ để hợp thức hóa bằng cách nào. Và nếu muốn làm giả một giao dịch, bạn phải hack được đồng loạt tất cả các node validator trong mạng lưới blockchain đó (tấn công 51%), điều này vô cùng khó.
Lợi ích của tiền mã hóa đối với nền kinh tế vĩ mô
Như mọi người cũng đã thấy với mục đích ban đầu sinh ra để trở thành một loại tiền tệ phi tập trung, Bitcoin đã tạo ra một cú bật chất lượng cho nền công nghiệp blockchain. Nhờ có Bitcoin, khái niệm blockchain mới dần dễ dàng đi vào đời sống thông thường. Bây giờ ngoài Bitcoin được xem như blockchain 1.0 còn có hằng hà sa số những blockchain khác được cải tiến thêm để phù hợp với các bước phát triển mới của công nghệ như: Ethereum, Solana, Internet Protocol (ICP) với mỗi nền tảng là hàng chục, hàng trăm ứng dụng (Dapp) bên trong.
Như vậy tiền mã hóa đã không còn đóng vai trò là tiền tệ như mục đích ban đầu nữa, rõ ràng tiền mã hóa đã trở thành một thị trường tài chính với các coin / token dao động lên xuống như cổ phiếu. Sự tăng hay giảm giá của một đồng coin nó phụ thuộc vào đội ngũ tạo ra đồng coin đó có làm tốt hay không. Và giá cả trong thị trường tiền mã hóa đã dần dần đi theo nền kinh tế vĩ mô toàn cầu.
Lợi ích của tiền mã hóa với vai trò trở thành một phương tiện thanh toán toàn cầu có khả thi không?

Với quan điểm cá nhân của người viết bài thì có lẽ là không. Bởi vì không một chính phủ nào, nhất là chính phủ Mỹ muốn từ bỏ sức mạnh quyền lực của mình đối với nền kinh tế thông qua đồng tiền pháp định của nước họ như USD, EUR, GBP… Việc các nước cho phép một loại tiền mã hóa trở thành phương tiện thanh toán toàn cầu sẽ tạo thêm một đối thủ nặng ký cho chính những đồng tiền pháp định này. Bởi vậy lợi ích của tiền mã hóa với vai trò là một phương thức thanh toán là không có.
Vậy những đồng ổn định (Stable coin) trong thị trường tiền mã hóa dùng để làm gì nếu nó không là phương tiện thanh toán? Theo tác giả nó chỉ đơn giản là đồng trung gian để trao đổi mua bán những loại crypto có giá trị như BTC, ETH, BNB, SOL, ADA… Có thể bạn sẽ bắt gặp ở đâu đó có cửa hàng chấp nhận thanh toán bằng những đồng này, nhưng nó chỉ mang tính chất đơn lẻ, số lượng rất ít.
Lời kết
Qua bài viết này, ta có thể thấy lợi ích của tiền mã hóa hoàn toàn là có thật, nhưng hãy cẩn thận với những dự án mà bạn chọn để đầu tư, vì không phải dự án nào cũng chất lượng, có thể sống sót qua từng chu kỳ tăng trưởng của thị trường. Chỉ những dự án làm thật mới có thể thật sự làm thay đổi cách thế giới Internet này vận hành trong vài chục năm tới.
>> Xem thêm: Hiểu rõ về tiềm năng to lớn của thị trường Crypto
>> Xem thêm: Nhìn lại Crypto năm 2021 và cuộc cách mạng