Layer 2 là gì?

Đối với nhiều bạn tham gia thị trường đã lâu thì chắc hẳn không còn xa lạ với thuật ngữ Layer 2 nữa. Tuy nhiên có rất nhiều bạn người mới khi tham gia thị trường thì không hiểu Layer 2 là gì, có hiểu thì cũng chỉ là sơ bộ không rõ ràng. Bài viết này mình sẽ chia sẻ đến cho các bạn những điều mà mình hiểu về Layer 2 đến cho các bạn dễ hiểu nhất.

Layer 2 là gì?

Layer 2 (L2) là tên gọi chung cho các giải pháp mở rộng mạng lưới blockchain Layer 1.

layer-2
Layer 2

Điểm chung của các Layer 2 là được xây dựng trên Layer 1 (như Bitcoin, Ethereum,… ) qua đó kế thừa tính bảo mật và tính sẵn sàng dữ liệu từ L1 như Ethereum nhưng có khả năng xử lý nhiều giao dịch hơn, chi phí thấp và tốc độ xác nhận giao dịch nhanh hơn.

Hiện tại blockchain có nhiều Layer 2 nhất là Ethereum với rất nhiều dự án.

Layer 2 được sinh ra làm gì?

Layer 2 được sinh ra nhằm giải quyết các vấn đề của Layer 1. Chúng ta cùng điểm qua một số vấn đề mà Layer 1 đang gặp phải.

Về căn bản vấn đề lớn nhất của các Layer 1 là khả năng mở rộng của nền tảng.

Bình thường mỗi giao dịch trên blockchain cần có sự xác nhận của các node thợ đào để có thể thông qua.

Tuy nhiên khi nền tảng đã phát triển mạnh, người dùng đông đảo trong khi số lượng node xác nhận có hạn thì mạng lưới sẽ thường sẽ có tốc độ xử lý chậm hơn cũng như mức phí mỗi giao dịch sẽ cao hơn.

Tốc độ xử lí giao dịch của Layer 1

Tiêu chí đầu tiên là tốc độ. Nó được đo bằng số giao dịch được xử lý mỗi giây (Transaction per Second – TPS).

Hiện tại Ethereum có thể xử lý 15-20 TPS. Trong khi đó các kênh thanh toán truyền thống như Visa thực hiện được 1,700 TPS.

Đây là con số lớn hơn rất nhiều chứng tỏ Ethereum hiện đang khá chậm chạp.

Đây là vấn đề lớn cho ETH khi nền tảng cần phải tăng tốc độ xử lý thì mới có thể thu hút được thêm người dùng cũng như mở rộng hệ sinh thái.

Nhưng có những Layer 1 có tốc độ giao dịch rất tốt ví dụ như Solana TPS lên đến 65.000.

Phí Gas đắt đỏ của Layer 1

Vấn đề thứ hai là phí giao dịch (phí gas) của các hệ sinh thái. Như mình đã nói, khi hệ sinh thái có nhiều người sử dụng trong khi số lượng node xác nhận có giới hạn thì sẽ có người sẵn sàng trả phí gas cao hơn để giao dịch của họ được thông qua trước.

Điều này dẫn đến cuộc chiến giành không gian trên mỗi block trả cho các bên xử lý giao dịch trên mạng lưới tăng cao.

Hiện tại vì điều này mà phí gas ở Ethereum đã trở nên đắt đỏ. Người dùng đã có lúc phải trả hơn $80 cho một giao dịch trên mạng lưới.

Đây có thể xem là vấn đề lớn khi với mức phí cao như vậy thì người dùng khó có thể sử dụng các ứng dụng Dapps trên Ethereum được.

Layer 2 ra đời

Vì các vấn đề trên mà các giải pháp Layer 2 đã ra đời.

Layer-2-ra-doi
Layer 2 ra đời

Mỗi giao dịch thay vì xử lý trực tiếp trên Layer 1 thì hiện có thể chuyển sang Layer 2. Cách này giúp giảm tải lượng giao dịch đang chờ xử lý trên chain chính.

Tuy giúp xử lý các giao dịch ở L1 nhưng vẫn gắn vào nó nên các L2 vẫn hưởng được mức độ bảo mật cao cũng như phi tập trung của chain chính.

Từ đó Layer 2 giúp tăng khả năng mở rộng, tăng thông lượng và giảm phí giao dịch trong khi vẫn duy trì bản chất phi tập trung của blockchain Ethereum.

Giống như trên Near có Octopus sinh ra nhằm giải quyết nếu những giao dịch trên Near bị quá tải.

Nhược điểm của Layer 2

Layer 2 chưa thực sự giải quyết được các vấn đề mở rộng

Về lý thuyết Layer 2 cải thiện thông lượng, phí gas, bảo mật, khả năng mở rộng và chức năng.

Nhưng thực tế mỗi giải pháp riêng lẻ đều có những ưu và nhược điểm riêng. Hay nói cách khác không có Layer 2 duy nhất nào hiện đáp ứng tất cả những nhu cầu này.

Tuy nhiên, các giải pháp mở rộng quy mô Layer 2 vẫn đang được cải tiến và phát triển từng ngày nhằm cải thiện tất cả các khía cạnh trên.

Việc chuyển tài sản giữa các Layer 2 còn khó

Hiện tại ở để chuyển các token giữa các Layer 2 tốn không ít công sức.

Cụ thể ở nhiều Layer 2 của Ethereum nếu không có các giao thức thứ 3 thì bạn phải chuyển token từ Layer 2 về Layer 1 rồi từ đấy đưa lên Layer 2 khác.

Công việc này tốn không ít phí cũng như thời gian khi mỗi giao dịch, có nhiều giao dịch mất đến vài ngày mới hoàn thành.

Điều này khiến cho thanh khoản ở các Layer 2 sẽ bị phân mảnh. Đây là điều không tốt cho của thị trường Defi của các hệ sinh thái.

Kết luận

Qua bài viết chắc hẳn các bạn đã hiểu về Layer 2 là gì và Layer 2 ra đời nhằm mục đích gì. Bài viết chỉ nhằm mục đích chia sẻ kiến thức nếu các bạn muốn tìm hiểu thì phải đào sâu vô hơn nữa, không thể thông qua một bài viết hoặc một video mà bạn có thể hiểu toàn bộ những kiến thức của Layer 2.

Layer 2 có vô vàn kiến thức, càng ngày càng nhiều các dự án Layer 2 ra đời. Vì thế các bạn phải cập nhập thông tin kiến thức hằng ngày.

Chúc các bạn đầu tư thành công.

>> Xem thêm: Layer 1 là gì?

>> Xem thêm: Gieo hạt tài chính – Trải nghiệm khoá học miễn phí

icons8-exercise-96