Người mới tham gia thị trường tiền điện tử cần biết tầm quan trọng của việc KYC khi đăng ký và giao dịch

Khi bạn tham gia vào các các sàn giao dịch tiền điện tử lớn trên toàn thế giới đều áp dụng bước xác minh KYC là bước xác minh thông tin cá nhân bắt buộc để người dùng có thể truy cập vào dịch vụ của sàn. Tại sao xác minh KYC lại cần thiết đến như vậy, nó sẽ mang lại lợi ích như thế nào cho các nhà giao dịch tiền điện tử.

KYC là gì?

KYC là từ viết tắt của “know your customer” (hiểu về khách hàng của bạn), đây là bước xác minh danh tính cá nhân bắt buộc dành cho khách hàng, thường được các tổ chức tài chính áp dụng. Nó bao gồm thông tin có thể được sử dụng để xác minh danh tính: như thẻ căn cước, hộ chiếu, bằng lái xe, hóa đơn điện nước với địa chỉ nhà, số bảo hiểm xã hội, v.v.

Khách hàng thường được yêu cầu thực hiện KYC trong quá trình mở tài khoản tiền điện tử và đôi khi phải thực hiện KYC khi muốn thay đổi thông tin gì đó. Ví dụ, nếu bạn đổi tên vài tháng sau khi tạo tài khoản, bạn sẽ được yêu cầu phải cập nhật thông tin KYC của mình.

Tầm quan trọng của việc KYC khi đăng ký và giao dịch tiền điện tử
Tầm quan trọng của việc KYC khi đăng ký và giao dịch tiền điện tử

Nếu bạn không hoàn thành quy trình KYC, bạn có thể sẽ không thể sử dụng được tất cả các tính năng trên sàn giao dịch. Ví dụ: nếu không thực hiện KYC, Binance.com chỉ cho phép khách hàng tạo tài khoản, sử dụng các chức năng cơ bản và thực hiện các giao dịch hạn chế. Để có được quyền truy cập đầy đủ và tăng giới hạn tiền gửi và thanh khoản cao hơn, khách hàng sẽ cần hoàn thành các bước xác minh KYC của sàn.

Quy trình của KYC là gì?

Tùy thuộc các sàn giao dịch tiền điện tử, quy trình KYC có thể khác nhau nhưng nhìn chung, chúng đều có mục tiêu thực hiện tương tự nhau. KYC bao gồm các tính năng cơ bản như thu thập và xác minh dữ liệu thông tin cá nhân, quy trình này cũng gồm cả bước thẩm định khách hàng và giám sát liên tục.

Bước xác minh KYC thường được quy định thành ba phần và quy trình:

  1. Chương trình Nhận dạng Khách hàng (CIP – Customer Identification Program)

Đây là quy trình KYC đầu tiên và đơn giản nhất. Nó chỉ đơn giản liên quan đến việc thu thập và xác minh dữ liệu thông tin khách hàng cung cấp. Đối với các sàn giao dịch tiền điện tử, bước này được đưa vào sau khi đăng ký thành công.

  1. Đánh giá khách hàng (CDD-Customer Due Diligence)

Sau bước xác minh danh tính, một công ty có thể quyết định tìm hiểu sâu hơn bằng cách thực hiện kiểm tra lý lịch về khách hàng. Mục tiêu của việc kiểm tra lý lịch là thực hiện đánh giá rủi ro, nếu khách hàng đã có lịch sử bị ghi nhận là gian lận tài chính trong quá khứ hoặc đang bị điều tra, khách hàng sẽ bị chú ý trong quá trình kiểm tra lý lịch.

  1. Giám sát liên tục

Việc giám sát liên tục đảm bảo rằng thông tin KYC được cập nhật và cho phép hệ thống liên tục xem xét các giao dịch có thể xuất hiện đáng ngờ. Đối với sàn giao dịch tiền điện tử, nếu xuất hiện nhiều giao dịch lớn đến một quốc gia thuộc diện theo dõi khủng bố của Mỹ sẽ bị chú ý và cảnh báo. Tùy thuộc vào cuộc điều tra, sàn giao dịch có thể tạm ngưng tài khoản của khách hàng đáng nghi và báo cáo vụ việc cho các cơ quan quản lý và thực thi pháp luật cần thiết.

Tại sao KYC bắt buộc đối với hầu hết các sàn giao dịch tiền điện tử?

Các quy định KYC là các bước bắt buộc đối với các sàn giao dịch tiền điện tử lớn vì nó giúp đảm bảo các sàn này tuân thủ các quy tắc và luật pháp quy định.

Trước đây, các sàn giao dịch tiền điện tử hiếm khi yêu cầu thông tin KYC, nhưng khi giá và sự quan tâm về tiền điện tử liên lục tăng lên, những lo ngại về các hoạt động tội phạm như rửa tiền và các hoạt động bất hợp pháp khác được cân nhắc giám sát chặt chẽ hơn.

Năm 2001, quy trình xác minh KYC được ra mắt và gắn liền với Đạo luật Yêu nước (Patriot Act). Tuy nhiên, nó đã không được thông qua thành luật mãi cho đến sau vụ khủng bố ngày 11/9. Mục tiêu của KYC là hạn chế các hoạt động bất hợp pháp và nhận biết các hành vi đáng ngờ càng sớm càng tốt. Các sàn giao dịch tiền điện tử sử dụng những dữ liệu này để theo dõi các hành vi giao dịch, nhằm đảm bảo ngăn chặn các hoạt động rửa tiền và tài trợ cho khủng bố.

Nếu không có xác minh KYC, một sàn giao dịch tiền điện tử có thể phải chịu trách nhiệm pháp lý khi người dùng thoát khỏi lưới pháp luật nhờ không thực hiện xác minh KYC. Chính vì vậy, việc sử dụng KYC là một trong những nỗ lực của các sàn giao dịch lớn muốn duy trì tuân thủ chống rửa tiền.

Lợi ích của việc thực hiện KYC trên các sàn giao dịch tiền điện tử

Tùy sàn giao dịch có nhưng lợi ích thu hút nhà đầu tư tham gia, một trong những lợi ích chính của KYC là khi hoàn tất xác minh, họ có thể được nâng cấp với phí thấp hơn và giới hạn rút tiền cao hơn. Trong khi đó, những người dùng chưa được xác minh có thể bị giới hạn giao dịch nạp rút mỗi ngày. Thậm chí với sàn Binance, tài khoản đã xác minh, bạn có thể rút tối đa 100 BTC hàng ngày. 

Tuy rằng chúng ta có thể bị tấn công bởi hacker trên internet hàng ngày, đây không phải là vấn đề riêng của thị trường tiền điện tử. Việc bảo vệ dữ liệu người dùng khỏi bị tấn công là thách thức lớn đối với nhiều lĩnh vực.

Vì thế bạn nên nghiên cứu các sàn giao dịch tiền điện tử mà bạn muốn tham gia, tìm hiểu xem có sự cố nào trước đây liên quan đến việc đánh cắp dữ liệu hay chưa. Tốt nhất là bạn nên chọn các sàn giao dịch uy tín để có thể thực hiện KYC, không nên đồng bộ mật khẩu các tài khoản đăng ký, và nhớ bật xác thực 2 yếu tố nhằm bảo vệ tài khoản của mình.  

>> Xem thêm: Những cú vấp ngã của người mới tham gia thị trường crypto

>> Xem thêm: Bỏ túi 9 tips bảo vệ tiền trong thị trường crypto an toàn nhất (2022)

>> Xem thêm: Học đầu tư kiếm tiền trong thị trường crypto ở đâu tốt nhất cho người mới?

icons8-exercise-96