Hướng dẫn sử dụng Crypto Quant và Glassnode phân tích dữ liệu onchain

Trong đầu tư Crypto bạn có thể sử dụng được dữ liệu onchain (các dữ liệu công khai được tổng hợp lại trên Blockchain) để phân tích và dự đoán tình hình thị trường. Trong bài viết này mình muốn giới thiệu đến các bạn 2 website mà theo mình thấy là tốt nhất để cập nhập dữ liệu onchain ở thời điểm hiên tại. 

Crypto Quant

Crypto Quant là công ty chuyên cung cấp và phân tích toàn diện dữ liệu onchain trên chuỗi cho các nhà đầu tư tổ chức. Crypto Quant có trụ sở tại Seoul – Hàn Quốc và được thành lập vào ngày 27 tháng 9 năm 2018.

Trang Web cryptoquant.com được tạo ra nhằm mục đích cung cấp toàn bộ dữ liệu lịch sử trên Blockchain. Từ đó cho phép người dùng hình dung một cách sâu sắc hơn về thị trường để đưa ra các chiến lược giao dịch phù hợp.

Glassnode

Glassnode là công ty phân tích Blockchain cung cấp thông tin trực tuyến và dữ liệu cho các tổ chức đầu tư tiền điện tử. Glassnode cũng thực hiện phân tích thị trường và bình luận trên trang web insights.glassnode.com.

Glassnode có trụ sở tại Zug – Thụy Sĩ và được thành lập vào năm 2017 với mục tiêu thúc đẩy tính minh bạch và khả năng truy cập dữ liệu tiền điện tử. Glassnode sử dụng máy học và các dữ liệu khoa học để phân tích Blockchain. Từ đó, cung cấp đầy đủ và chính xác thông tin thị trường dựa trên dữ liệu giao dịch onchain.

Tại sao bạn cần Crypto Quant và Glassnode để phân tích dữ liệu onchain?

Trước tiên, bạn cần hiểu phân tích dữ liệu onchain là gì?

Tiền điện tử là loại tài sản đầu tiên mà hoạt động của nhà đầu tư được công khai thông qua các dữ liệu ghi lại mọi hành động trên chuỗi khối Blockchain. Chẳng hạn như việc bạn đã di chuyển bao nhiêu BTC lên sàn giao dịch, hay cá voi đang dự trữ bao nhiêu ETH trong ví lạnh,… Việc phân tích các dữ liệu được công khai trên Blockchain này gọi là phân tích onchain.

Phân tích onchain là một cách tiếp cận dựa trên nguyên tắc cơ bản thay vì dựa trên cảm tính hoặc phân tích kỹ thuật. Thông qua cách phân tích này, bạn có thể xem xét cả tình hình hiện tại lẫn xu hướng trong quá khứ. Bạn cũng có thể so sánh các tài sản tiền điện tử khác nhau để xác định xem loại nào đang được ưa chuộng hơn.

Giả sử có một lượng lớn stablecoin đang được đẩy lên trên các sàn giao dịch, đây có thể là động thái cho một đợt tăng giá trong ngắn hạn. Dựa vào điều này, bạn sẽ có thêm căn cứ để ra chiến lược đầu tư hiệu quả hơn.

Những dữ liệu onchain quan trọng này không thể được tìm thấy trong các tài liệu phân tích kỹ thuật hay dự báo giá thông thường. Đó là lý do giải thích vì sao bạn cần sử dụng Crypto Quant hay Glassnode. Đây là 2 trong số các công cụ phân tích dữ liệu onchain phổ biến và dễ sử dụng nhất hiện nay.

Các chỉ số phân tích onchain cơ bản trên Crypto Quant và Glassnode

Crypto Quant

Đầu tiên, bạn cần tạo một tài khoản miễn phí trên trang Web của cryptoquant.com tại thanh menu bao gồm tất cả các chỉ số onchain liên quan đến Bitcoin, Ethreum, Stablecoin và các đồng Altcoin. Bạn có thể xem dữ liệu của bất kỳ đồng tiền điện tử nào.

Một cách đơn giản hơn, ở mục ”search” bạn nhập vào chỉ số cụ thể muốn xem. Hãy lấy ví dụ với những chỉ số cơ bản và quan trọng nhất trên Crypto Quant sau đây:

1. BTC: All Exchanges Netflow

Chỉ số cho biết chênh lệch giữa số lượng BTC được nạp vào và rút ra khỏi ví của tất cả các sàn giao dịch. Nó được tính bằng cách lấy tổng số BTC nạp vào trừ đi tổng số BTC rút ra.

Onchain-BTC-All-Exchanges-Netflow-khung-thoi-gian-1-nam
Onchain – BTC: All Exchanges Netflow – khung thời gian 1 năm

Chú thích:

  • Cột màu đỏ: chênh lệch số lượng BTC nạp vào – rút ra.
  • Đường màu đen: Giá BTC.

Quan sát theo khung thời gian dài hơn, số lượng BTC rút ra khỏi sàn giao dịch vẫn đang duy trì ở mức cao hơn khá nhiều so với số lượng BTC nạp vào. Điều này cho thấy dấu hiệu khan hiếm đồng Bitcoin trên các sàn giao dịch. Một dữ liệu củng cố cho khả năng tăng giá của đồng BTC.

Ngược lại, nếu Bitcoin được nạp lên sàn giao dịch nhiều hơn so với lượng rút ra. Đây có thể là dấu hiệu của hành động bán và khiến giá BTC giảm xuống.

2. BTC : All Exchanges Reserve

Chỉ số cho biết số lượng BTC có trong ví của tất cả các sàn giao dịch.

Onchain-BTC-All-Exchanges-Reserve-khung-thoi-gian-1-nam
Onchain BTC : All Exchanges Reserve – khung thời gian 1 năm

Chú thích:

  • Đường màu đen: Giá BTC.
  • Đường màu đỏ: Số lượng BTC có trong ví của tất cả các sàn giao dịch.

Trong 1 năm gần đây, số lượng BTC trên các sàn giao dịch đã giảm đi rõ rệt từ 2,90307M (vào ngày 23 tháng 3 năm 2020) xuống còn 2,315003M (vào ngày 22 tháng 3 năm 2021). Tương tự như chỉ số BTC: All Exchanges Netflow, sự khan hiếm đồng Bitcoin có thể khiến giá cả tăng lên trong tương lai.

3. BTC: Miners’ Position Index (MPI)

Chỉ số cho biết tỷ lệ BTC rời khỏi tất cả các ví của thợ đào so với mức trung bình tính trong 1 năm. Nếu giá trị này (MPI) lớn hơn 2, nó cho thấy hầu hết các thợ đào đang bán BTC.

Onchain-BTC-Miners-Position-Index-Ngay-22-thang-3-nam-2021
Onchain BTC: Miners’ Position Index – Ngày 22 tháng 3 năm 2021

Chú thích:

  • Đường màu đen: Giá BTC.
  • Đường màu đỏ: Chỉ số MPI.

Ví dụ từ hình ảnh trên cho biết vào ngày 22 tháng 3 năm 2021, chỉ số MPI là -0,2917442. Giá BTC trung bình trong ngày này là 54,08377k đô la. MPI nhỏ hơn 2 và điều này có nghĩa là không có dấu hiệu xả của thợ đào.

Dựa vào chỉ số MPI, chúng ta có thêm dữ liệu để nhận biết được lực bán BTC đến từ đâu, các nhà giao dịch trên sàn hay đến từ các thợ đào.

4. All Stablecoins: All Exchanges Reserve

Chỉ số này cho biết số lượng tất cả các stablecoin đang có trong ví của tất cả các sàn giao dịch. Tương tự như các chỉ số trên, All Stablecoins: All Exchanges Reserve cũng là một dữ liệu quan trọng nữa để nhận định hành động tiếp theo của thị trường.

Onchain-All-Stablecoins-All-Exchanges-Reserve-khung-thoi-gian-1-nam
Onchain All Stablecoins: All Exchanges Reserve – khung thời gian 1 năm

Chú thích:

  • Đường màu đen: giá BTC.
  • Đường màu đỏ: số lượng đồng stablecoin trên tất cả các sàn giao dịch.

Trong khoảng 1 năm gần đây, số lượng đồng stablecoin được đưa lên các sàn giao dịch tăng lên rõ rệt. Cụ thể, tăng từ 2,1 tỷ vào ngày 23 tháng 3 năm 2020 lên 8,9 tỷ đồng stablecoin vào ngày 22 tháng 3 năm 2021. Biểu đồ cho thấy xu hướng tăng của các số lượng đồng stablecoin trên sàn gần như tương tự với Bitcoin.

Mối tương quan dương của chỉ số All Stablecoins: All Exchanges Reserve với giá Bitcoin giúp chúng ta có thêm dữ liệu để nhận định xu hướng thị trường sắp tới. Nếu có nhiều stablecoin được đưa lên trên sàn giao dịch, đây có thể là dấu hiệu của việc các nhà đầu tư đang muốn thu mua Bitcoin và ngược lại.

Glassnode

1. Bitcoin: Net Unrealized Profit/Loss (NUPL)

Chỉ số về tỷ lệ lãi/lỗ khi đầu tư dùng để mô tả trạng thái tâm lý của các nhà đầu tư. Chỉ số NUPL cho chúng ta thấy thị trường đang nằm ở trạng thái tâm lý nào và mối tương quan của chỉ số này với giá Bitcoin.

Onchain-chi-so-NUPL-Khung-thoi-gian-2010-2020
Onchain chỉ số NUPL – khung thời gian 2010-2020

Vùng màu xanh lam cũng là một điểm cần lưu ý khi quan sát chỉ số NUPL. Mỗi lần chỉ số này chạm vào vùng màu xanh lam đều trùng với dấu hiệu đỉnh của thị trường.

Lần gần nhất chỉ số NUPL chạm vào vùng màu xanh lam là vào tháng 12 năm 2017. Đây cũng là giai đoạn Bitcoin đang thiết lập mức giá kỷ lục 20,000 đô la trước khi bị phá vào năm 2020. NUPL sau khi chạm vùng màu xanh lam và đi xuống đã chấm dứt giai đoạn tăng trưởng của thị trường Crypto vào thời điểm đó.

Ngoài ra có bạn có thể coi dữ liệu onchain tham lam và sợ hãi ở trang wed khác: ở đây.

2. Bitcoin: Puell Multiple

Chỉ số này được tính bằng cách lấy giá trị phát hành hàng ngày của đồng Bitcoin chia cho giá trị trung bình động 365 ngày trước đó. Theo các dữ liệu trong quá khứ, chỉ số này càng cao thì càng cho thấy dấu hiệu đạt đỉnh của Bitcoin.

Onchain-Bitcoin-Puell-Multiple-khung-thoi-gian-2011-2020
Onchain Bitcoin: Puell Multiple – khung thời gian 2011 – 2020

Chú thích:

  • Đường màu cam: chỉ số Bitcoin: Puell Multiple.
  • Đường màu trắng: Giá BTC.

Xét trên tất cả các dữ liệu từ quá khứ, có 3 lần chỉ số này có giá trị cao nhất và đi vào vùng được đánh dấu màu đỏ. Tương ứng với các thời điểm Bitcoin đạt đỉnh trước khi đi vào chu kỳ giảm giá. Như vậy, dữ liệu này cung cấp cơ sở tiếp theo để nhận định về xu hướng sắp tới của thị trường.

3. Bitcoin: Grayscale Premium

Chỉ số cho biết tỷ lệ lời/lỗ của công ty Grayscale khi thu mua Bitcoin so với việc bán cổ phần công ty cho các nhà đầu tư. Grayscale được biết đến là tổ chức thua mua Crypto lớn nhất hiện nay, do đó tình hình kinh doanh của họ rất được quan tâm bởi những nhà phân tích thị trường.

Onchain-Bitcoin-Grayscale-Premium-Thang-12-nam-2020-den-thang-3nam-2021
Onchain Bitcoin: Grayscale Premium – Tháng 12 năm 2020 đến tháng 3 năm 2021

Dữ liệu của chỉ số Bitcoin: Grayscale Premium từ tháng 12 năm 2020 đến nay cho thấy các nhà đầu tư vào cổ phần Grayscale đang bị lỗ. Đây là điều không tốt cho Bitcoin và thị trường Crypto khi chúng ta muốn thấy chỉ số này đi vào vùng dương, các nhà đầu tư tại Grayscale có lãi và công ty sẽ tiếp tục thu mua Bitcoin.

Kết luận

Crypto Quant và Glassnode là 2 công cụ cung cấp nguồn dữ liệu onchain không thể thiếu đối với một nhà đầu tư tiền điện tử. Sử dụng dữ liệu trên chuỗi kết hợp cùng với tin tức thị trường và phân tích kỹ thuật cơ bản là cách tốt nhất để bạn có thể đưa ra được những nhận định chính xác hơn về thị trường. Hi vọng bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ về tầm quan trọng của các chỉ số trên Crypto Quant và Glassnode cũng như cách sử dụng chúng. 

Chúc bạn đầu tư thành công.

>> Xem thêm: Những wedsite hỗ trợ phân tích Crypto cho người mới 

>> Xem thêm: Những công việc nếu muốn dành fulltime vào thị trường Crypto

icons8-exercise-96