Hiểu White Paper để hiểu dự án Crypto

White Paper là gì?

White Paper là các tài liệu cung cấp thông tin chi tiết và chuẩn xác, giúp cộng đồng và nhà đầu tư có cái nhìn tổng quát nhất về dự án Crypto.

White Paper được sử dụng đầu tiên trong Crypto là vào giai đoạn ICO (Initial Coin Offering). Còn về nguồn gốc, White Paper đã xuất hiện cách đây hơn 100 năm, được dùng để chỉ các báo cáo được xuất bản bởi các cơ quan chức năng tại Vương Quốc Anh.

hieu-whitepaper-de-hieu-du-an-crypto

Chức năng của White Paper

Nguồn thông tin chính xác nhất

White Paper là nơi diễn giải cách hoạt động, ý nghĩa, đội ngũ,…chính xác nhất của dự án Crypto. Các thông tin về dự án, bạn có thể tìm kiếm trên những trang web/kênh social chuyên về Crypto, nhưng để chuẩn nhất thì nên đọc White Paper của dự án đó.

Tư liệu để gọi vốn

Trong thời kỳ ICO còn thịnh hành, các dự án chỉ cần có White Paper là đã có thể đi gọi vốn. White Paper lúc này chính là thứ tiên quyết để người dùng xem xét trước khi đầu tư.

Tuy nhiên hiện tại, gọi vốn đã trở nên khó hơn rất nhiều, chỉ có White Paper là chưa đủ. Bởi các dự án “vẽ” trên giấy thì dễ nhưng khi bắt tay vào làm thì kết quả không được như mong đợi. Chính vì vậy, các nhà đầu tư thường nhìn vào đội ngũ dự án (tài năng, dự án đã thực hiện trước đó,…),…Từ đó họ mới quyết định đầu tư.

Tại sao White Paper lại quan trọng trong Crypto?

  • Tổng hợp chi tiết những thông tin hữu ích, giúp nhà đầu tư không tốn nhiều thời gian trong việc research dự án.
  • Giúp người dùng hiểu rõ cốt lõi cách hoạt động dự án. Từ đó nhìn ra tiềm năng của dự án.
  • Tìm ra điểm độc đáo, đặc biệt giữa các dự án fork (AMM thường fork từ Uniswap, Lending thường fork từ MakerDAO, Aave…) từ đó chọn ra dự án có cách hoạt động thực sự hiệu quả (thông qua mục tokenomics).

hieu-whitepaper-de-hieu-du-an-crypto

Chia sẻ tìm dự án tốt dựa vào White Paper

Mục tiêu phát triển của dự án

Mục tiêu phát triển của dự án sẽ được tìm thấy ngay những trang đầu của White Paper. Đây là phần quan trọng để đánh giá tiềm năng của dự án. Thường nhà đầu tư sẽ quan tâm dự án giải quyết vấn đề gì, các dự án fork lại có gì khác với các dự án trước không,….

Thông thường, các White Paper đưa mục tiêu phát triển mang tính hữu dụng trong cuộc sống hàng ngày, giải quyết được nhiều vấn đề cho người dùng sẽ có tiềm năng cao hơn. Hãy nhớ kiểm tra kỹ các dự án fork, vì có nhiều trường hợp fork chỉ thay đổi một vài tính năng còn bản chất thì không có gì mới mẻ.

Thời điểm và người viết White Paper

Thị trường Crypto luôn biến động không ngừng, chính vì vậy luôn có nhiều phiên bản White Paper mới cập nhật. Bạn nên truy cập trực tiếp vào website của từng dự án để theo dõi hoặc có thể tìm đọc tại whitepaper.io.

  • Những điều cần lưu ý khi đọc White Paper là mục đích của dự án có theo kịp các đối thủ cạnh tranh hay không?
  • Có thay đổi gì về đội ngũ phát triển dự án không?
  • Tác giả viết White Paper mới có phải là người viết bản White Paper trước đây hay không?

Điều này có thể dẫn đến một số thay đổi trong lộ trình phát triển của dự án. Các bất đồng quan điểm, tranh chấp giữa đội ngũ phát triển là một trong những dấu hiệu xấu cho dự án đó.

Dự án phát triển ở đâu, đối tác là ai?

Bất kỳ White Paper nào cũng liệt kê rõ ràng về nơi phát triển và đối tác của dự án để tạo niềm tin cho cộng đồng. Nếu một dự án được phát triển tại một quốc gia không có cảm tình với Crypto, thủ tục pháp lý phức tạp, như tại Mỹ sẽ rất khó phát hành. Dù tiềm năng dự án cao, có lộ trình phát triển rõ ràng nhưng gặp rắc rối về pháp luật thì cũng không thể tiến xa, tiến mạnh.

Ngoài ra, một tiêu chí cũng khá quan trọng để đánh giá tiềm năng của dự án Crypto chính là đối tác dự án. Một dự án có các đối tác lớn có khả năng phát triển lâu dài. Những đối tác lớn là các công ty, tập đoàn hàng đầu, uy tín và có vốn hoá lớn trên thị trường.

Tokenomic

Tokenomic là cách nền kinh tế mà dự án vận hành, ảnh hưởng lớn đến lượng cung cầu của dự án (Kết hợp “token” và “economic”). Dễ hiểu hơn, tokenomics là cách đội ngũ phát triển tính toán để thiết kế lượng token phù hợp với cơ chế hoạt động.

hieu-whitepaper-de-hieu-du-an-crypto
Ví dụ minh hoạ.

Theo đó, lượng cung và lượng cầu sẽ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố sau:

Lượng cung bị ảnh hưởng bởi:

  • Số lượng token được phân bổ: Nếu phần token của nhóm phát triển và cá mập quá lớn, giá token sau khi tung ra sẽ giảm đáng kể.
  • Thời gian khoá token: Khoá token càng lâu, giá càng ít biến động.
  • Tình trạng lạm phát token: Token càng được in nhiều, giá trị token sẽ giảm mạnh.

Lượng cầu bị ảnh hưởng bởi:

  • Phần thưởng khi Staking, phí giao dịch và các lợi ích khác là các yếu tố khiến nhà đầu tư mua và nắm giữ coin. Bạn nên đọc kỹ White Paper để biết nhóm phát triển ngoài sản xuất đồng coin thì còn tạo thêm các ứng dụng Dapps (phi tập trung) nào cần có coin đó để vận hành hay không.
  • Nếu dự án theo đúng kế hoạch thì khả năng đồng coin sẽ có nhu cầu tăng cao dẫn đến giá sẽ tăng. 

Roadmap

Roadmap được xem như bản phác thảo lộ trình và kế hoạch phát triển của dự án, gồm các sự kiện, vấn đề, nhiệm vụ nào sẽ được giải quyết và xảy ra tiếp theo, hoặc khi nào token được chào bán,…Roadmap sẽ được kéo dài từ 2 đến nhiều năm hoặc được update dần theo từng giai đoạn dựa trên nhu cầu thực tế của thị trường, hoặc thực lực của đội ngũ,…

Roadmap thể hiện càng cụ thể, chi tiết các mốc sự kiện sẽ càng tốt. Tuy nhiên, không phải dự án nào có roadmap cũng là dự án tốt vì đôi lúc White Paper không thể liệt kê roadmap vì vấn đề pháp lý.

Lời kết

White Paper được xem là “kim chỉ nam” giúp người dùng định hướng đầu tư. Tuy nhiên bạn cần tìm hiểu thêm về kết quả hoạt động, đội ngũ, mục tiêu thực sự của dự án, không nên quá dựa vào “bánh vẽ” mà White Paper dựng nên. Hãy đầu tư thời gian để tìm hiểu và theo dõi bất kỳ dự án nào mà bạn đang đưa vào “danh sách đầu tư” để hạn rủi ro nhất có thể. Chúc bạn thành công.

>> Xem thêm: Cẩm nang bảo vệ tiền cho người mới đầu tư Crypto.

>> Xem thêm: Gieo Hạt Tài Chính, trải nghiệm khoá học MIỄN PHÍ.

icons8-exercise-96