Những bạn nào khi tham gia đầu tư lâu chắc sẽ biết được nghĩa của từ ”FOMO” nhưng chưa chắc sẽ tránh được tình trạng FOMO khi tham gia đầu tư đặc biệt là đầu tư Crypto. Chắc hẳn những bạn đọc bài viết này không ít thì nhiều đã từng sợ bỏ lỡ một cơ hội nào đó trong cuộc sống, ví dụ bạn thích một món đồ chơi lúc nhỏ và sợ món đồ chơi ấy bị bán hết và đòi ba mẹ phải mua cho được. Đó chính là hiện tượng bị FOMO. Vậy bài viết này bạn hãy cùng mình tìm hiểu xem FOMO là gì? Và những cách tránh tình trạng FOMO nhé.
FOMO là gì?
FOMO là viết tắt của Fear Of Missing Out, là tên của một hội chứng tâm lý thường xuất hiện khi nhà đầu tư lo rằng: Sẽ bỏ lỡ cơ hội kiếm lời từ thị trường. FOMO có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai, kể cả khi bạn là những nhà giao dịch kỳ cựu hay chỉ là một tay mơ mới tham gia thị trường đầu tư hoặc giao dịch tài chính.

Từ góc nhìn rộng hơn trong đầu tư, FOMO gây ra sự ảnh hưởng tiêu cực tới tâm lý của nhà đầu tư như: nản chí, chán ghét khi thua lỗ. Đặc biệt, FOMO là kẻ thù lớn nhất gây ra các quyết định sai lầm trong đầu tư hoặc giao dịch tài chính,…
Khi gặp phải tâm lý FOMO, rất có thể nhà đầu tư đang rơi vào trạng thái bị cảm xúc tham lam hoặc đố kị (khi so sánh với thành công của các nhà đầu tư khác) chi phối, từ đó phần lớn các nhà đầu tư không còn đủ tỉnh táo và lý trí để theo dõi và đánh giá chuẩn xác được biến động của thị trường.
Hội chứng FOMO thường gia tăng khi thị trường bước vào những giai đoạn “nhạy cảm” như: thị trường đổi chiều, thị trường tăng trưởng (uptrend), thị trường suy thoái (downtrend),… Vì vậy, hầu hết các quyết định giao dịch hoặc đầu tư tài chính bị ảnh hưởng bởi FOMO thường sẽ thất bại và thua lỗ. Tuy nhiên, nhà đầu tư có thể tránh khỏi sự ảnh hưởng của FOMO bằng tính kỷ luật và cam kết tuân thủ phương pháp giao dịch, đầu tư đã được đề ra từ ban đầu.
Mục lục
Các dấu hiện nhận biết khi bạn mắc phải hội chứng FOMO trong đầu tư
Tâm lý tham lam
Là trạng thái tiêu biểu trong FOMO làm cảm xúc kích động, muốn được thực hiện ngay giao dịch hoặc đầu tư để có liền lợi nhuận trước mắt. Hoặc sự mất bình tĩnh khi nghĩ về số lợi nhuận khủng mà mình có thể nhận được nếu giao dịch, đầu tư.
Tâm lý đám đông
Khi không đủ kiến thức để tự ra quyết định giao dịch, đầu tư, thì nhà đầu tư thường trông chờ từ các nguồn tin, tín hiệu hoặc phản ứng từ đám đông khi tham gia thị trường. Và rồi nhà đầu tư hành động y chang theo đám đông đó, mà quên mất rằng lợi nhuận chỉ dành cho phần ít nhà đầu tư có kiến thức chứ không phải cho đám đông.
Bạn nên nhớ khi tham gia thị trường tài chính 90% người tham gia sẽ mất tiền. Vậy bạn nghĩ nếu số đông ai cũng như bạn và kiếm được tiền thì ai sẽ là người mất tiền không lẽ là nhà tạo lập cuộc chơi. Đương nhiên là cá mập sẽ không để điều ấy xảy ra. Nhiều khi số đông chưa chắc đã đúng.

Tâm lý sợ bỏ lỡ cơ hội
FOMO khiến bạn nghĩ đây là cơ hội lớn và duy nhất, nếu bỏ lỡ sẽ không còn gặp những cơ hội “béo bở” như thế nữa. Từ đó, bạn không thể kiên nhẫn phân tích hoặc cân nhắc, mà thường hành động một cách nóng vội. Chắc chắn, những quyết định trong khi nóng vội thường tiềm ẩn vô vàn rủi ro.
Mình sẽ kể cho các bạn nghe câu chuyện của mình. Khi mình đầu tư vào Crypto thời gian đầu vì không có kiến thức và tâm lý bị FOMO nên thấy mọi người share kèo thắng mình cũng nôn nóng trong người muốn mua. Những kèo sau khi được share cho thì mình đã lấy tiền vào để mua, nhưng các bạn đều biết khi mà mình vào thì số đông những người đã đợi và quan sát như mình trước đó cũng sẽ vào.
Và thế là kèo đó làm mình bị mất tiền, lúc đó mình rất sốc vì đó là số tiền dành dụm của mình. Từ đó mình không nghe theo một ai nữa mà lo tập trung vào kiến thức để tự tìm cho mình những cơ hội tốt nhất. Thà mất tiền do mình còn hơn nghe theo người khác mà mất.
Tâm lý ảo tưởng và kỳ vọng lớn
Qua một số group mình tham gia trên Facebook, Telegram,… mình thấy rất nhiều những hình ảnh khoe lợi nhuận từ chơi Margin, Future và dưới đó là vô số bình luận những người xin kèo và hy vọng sẽ thắng được những phần trăm lớn như họ.
Thật ra mình nói với các bạn làm những hình ảnh như vậy không khó đâu, họ có thể chỉnh sửa hình ảnh và có rất nhiều cách khác để có những hình như thế. Bạn thấy lệnh thua có bao giờ họ show lên đâu.
Có rất nhiều hình thức để họ show hình lên, một là scam để kêu bạn nộp phí để vào các nhóm giao dịch vip. Hoặc hơn nữa là đưa tiền để họ giao dịch giúp. Như các bạn biết là luật pháp Việt Nam chưa bảo vệ về mặt pháp lí đối với thị trường Crypto.
Thứ 2 là bạn vào nhóm giao dịch free và họ cho bạn kèo nhưng lỡ nếu đầu tư thua thì bạn cũng đâu lấy lại được tiền. Hay lúc đó bạn chửi rủa lừa đảo các thứ, nhưng thật ra bạn nên nhớ là bạn tự vào lệnh và tất cả đều là bạn tự nguyện chứ họ không ép. Vậy nên lúc bạn nhận ra mình bị FOMO thì đã mất tiền rồi.

Những cách có thể sẽ giúp bạn tránh được tình trạng FOMO
Thiếu trải nghiệm thị trường khiến nhà đầu tư mới chủ quan, không lường được rủi ro. Từ đó, dễ ảnh hưởng bởi FOMO, sẵn sàng “tất tay” (All in) toàn bộ vốn liếng vào các giao dịch, đầu tư một cách liều lĩnh.
Mẹo để kiểm soát FOMO của bạn trong quá trình giao dịch
Kiểm soát FOMO là một quá trình liên tục. Cho nên bạn sẽ chiến đấu và kiểm soát với nó trong sự nghiệp giao dịch của mình. Có một số mẹo để kiểm soát FOMO trong khi giao dịch:
Thị trường sẽ luôn ở đó: Nên nhớ rằng thị trường luôn ở đó. Các cơ hội giao dịch luôn ở đó. Nên không cần phải giao dịch như thể đó là giao dịch cuối cùng.
Hiểu thị trường bạn đang giao dịch: Hãy luôn học hỏi và tìm hiểu thật kỹ thị trường mà bạn đang đầu tư. Đồng thời tiến hành phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật.
Có chiến lược và kế hoạch giao dịch: Phải lập hoạch định chiến lược giao dịch hoặc và cũng có thể lập kế hoạch cho các giao dịch. Những kế hoạch này bao gồm các kế hoạch định cỡ vị thế, kế hoạch quản lý rủi ro hay là kế hoạch quản lý giao dịch. Hãy luôn đảm bảo rằng bạn sẽ bám sát kế hoạch của mình.
Nói rõ lý do của bạn để tham gia giao dịch: Có đôi lúc thì chúng ta phớt lờ cũng như là đơn giản theo tâm lý đám đông. Có một điều nó có thể giúp bạn kiên định với chiến lược và kế hoạch giao dịch của mình. Đó là hãy nói rõ cũng như lập ra các tiêu chí của bạn để thực hiện giao dịch. Điều này bắt buộc phải nhận thức được lý do giao dịch. Chúng dựa trên phân tích và chiến lược của bạn hay là nhất thời chỉ dựa trên cảm xúc.
Giữ nhật ký giao dịch: Một nhật ký giao dịch sẽ giúp bạn rất nhiều điều. Đó nơi bạn ghi lại mọi thứ về các giao dịch của mình. Nó giúp tham khảo và đánh giá những quyết định trong tương lai.
Hãy đảm bảo đủ số vốn mà bạn chuẩn bị để giao dịch: Nên xem xét và không giao dịch số tiền mà bạn không đủ khả năng chi trả. Bởi vì điều đó sẽ làm tăng cảm xúc giao dịch. Nó bao gồm cả FOMO và bất cứ lúc nào bạn tham gia thị trường.
Luôn trau dồi kiến thức về giao dịch của bạn chắc chắn sẽ giúp bạn phân tích và đánh giá đúng đắn hơn khi đưa ra quyết định đầu tư.
Luôn có kế hoạch đầu tư điểm chốt lời / cắt lỗ, điểm bán mục tiêu và một bản phân bổ vốn trước khi vào lệnh.
Bạn phải thật kiên nhẫn và nhất quán với kế hoạch giao dịch của mình. Đừng vội vàng, nóng lòng vào lệnh theo xu hướng.
Hạn chế mua bán dựa vào tin tức và sự kiện từng ngày. Ngoài ra cần tập quan sát thị trường và nhạy bén hơn với thị trường. FOMO dường như không bao giờ mất đi với tất cả mọi người, cho dù đã đầu tư khá lâu. Vì FOMO hình thành từ trường phái đầu tư và cả tính cách cá nhân nhà đầu tư.

Kết luận
Bài viết này mình muốn chia sẻ đến cho các nhà đầu tư mới về các hiện tượng FOMO thường gặp và những cách để tránh tình trạng FOMO hiệu quả với mình ở thời điểm hiện tại. Các nhà đầu tư mới sẽ rất dễ gặp phải tình trạng này, mình đã là một người từng bị như vậy nên muốn chia sẻ lại để những người mới có thể tránh mất tiền. Và đây là những gì mình trải nghiệm được và không phải lời khuyên đầu tư.
Chúc bạn đầu tư thành công.
>> Xem thêm: Uptrend là gì? Những cách tối ưu hoá lợi nhuận trong uptrend
>> Xem thêm: Làm thế nào để luôn chủ động trong thị trường Crypto
>> Xem thêm: Giai đoạn nào thì người mới nên đầu tư