Vì sao nên dùng tiền tiết kiệm đầu tư tài chính

Thói quen tiết kiệm nó được ăn sâu từ truyền thống gia đình và văn hóa xã hội Việt Nam từ xưa này. Chúng ta phải tiết kiệm để phòng khi trái gió trở trời chứ. Nếu tiêu hết thì khi khó khăn lấy đâu ra tiền để lo toan công việc gia đình.

Trước đây, nỗi lo này và suy nghĩ này nó cứ ăn sâu vào mình mãi không thoát được. Và mình biết rằng rất nhiều bạn cũng giống như mình, tập trung tiết kiệm và tiết kiệm cực giỏi luôn. Nhưng 1 lúc nào đó, chúng ta phải đặt ra vấn đề là tiết kiệm tiền có có thực sự hiệu quả không?

Tiết kiệm tiền ở ngân hàng có hiệu quả không?

Với 1 nhân viên văn phòng, chăm chỉ tiết kiệm hàng tháng như mình, trước kia mình cũng không suy nghĩ nhiều. Nhưng đến khi tiết kiệm được một số tiền lớn rồi thì mới nhận ra một điều rằng lúc mình muốn mua một bất động sản nào đó, mình mới cảm nhận nó khó khăn như thế nào.

Miếng đất mà mình muốn mua nó tăng nhiều hơn so với số tiền mà mình đặt mục tiêu ra trước đây. Có thể 1 năm trước nó có giá 500 triệu đồng thì sau 1 năm mình tiết kiệm được số tiền đó, nhưng cuối cùng chẳng thể mua được, bởi bây giờ nó có giá 1.5 tỷ đồng rồi.

Mình chia sẻ câu chuyện này để các bạn hiểu rằng tiết kiệm tiền lâu nay là một thói quen truyền thống của người dân Việt Nam. Mình thấy thói quen này cũng tốt, nhưng chẳng có hiệu quả chút nào vì hiện tại thì với sự trượt giá của đồng tiền, lạm phát gia tăng thì việc gửi tiết kiệm gần như nó chỉ hơn cái việc bạn để tiền ở nhà là lãi suất của nó chỉ đủ bù lạm phát thôi. 

Tài sản thường sẽ tăng giá trị theo thời gian, nếu chỉ tiết kiệm tiền thì trong tương lai, cùng với việc lạm phát, bạn sẽ khó mua được những tài sản mà mình mong muốn. Vì thế bạn cần chủ động hơn với việc quản lý tiền của mình, để tiền tiết kiệm sinh lời hiệu quả hơn bằng cách đầu tư, tất nhiên kèm theo lợi nhuận tốt hơn đồng nghĩa với việc bạn phải đầu tư thời gian và chất xám của mình để tiền mới đẻ ra tiền hiệu quả. 

Vì sao nên dùng tiền tiết kiệm đầu tư tài chính
Vì sao nên dùng tiền tiết kiệm đầu tư tài chính

Dùng tiền tiết kiệm đầu tư 1 lĩnh vực nào đó 

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều hình thức đầu tư như đầu tư chứng khoán, vàng, bất động sản,… phù hợp với nhu cầu của từng khách hàng. Các hình thức đầu tư này, nếu thành công, sẽ mang lại nguồn lợi nhuận lớn và hấp dẫn, có thể lên tới vài chục % hoặc vài lần. Tuy nhiên, không phải ai cũng có khả năng đầu tư thành công. Đầu tư đòi hỏi nhà đầu tư phải có kiến thức tài chính, kinh nghiệm và thời gian dài để tài sản sinh lời. Thời gian đầu nếu bạn còn e ngại về rủi ro của việc đầu tư, bạn có thể dành một nửa số tiền để gửi tiết kiệm và một nửa để đầu tư.

Tuy nhiên khái niệm đầu tư tài chính trong suy nghĩ mặc định chung của nhiều người vẫn là thứ gì đó to tát và khá vĩ mô, có nhiều người cho rằng khi nào có nhiều tiền mới nghĩ tới việc đầu tư.

Nhưng sự thật thì không phải như vậy, thời đại công nghệ thông tin, tư duy về tiền bạc, làm giàu và đặc biệt là tư duy về đầu tư của mọi người thời nay rất nhanh nhạy, không chỉ dám nghĩ mà còn dám làm, dám đầu tư cũng dám thất bại để rồi thứ họ thu về không chỉ là tiền, là kiến thức mà còn nhiều hơn thế!

Việc đầu tư bây giờ không còn là bạn phải đến trực tiếp các sàn giao dịch hoặc phải bỏ số vốn thật lớn như xưa nữa. Hiện tại bạn có thể đầu tư online thông qua các app, các trang web trên internet và có thể bắt đầu tham gia đầu tư từ số vốn rất nhỏ. Nên hiện tại có rất nhiều đối tượng tham gia vào thị trường đầu tư: nhân viên văn phòng, sinh viên, học sinh, công nhân,… thậm chí những người khá lớn tuổi vẫn có thể đuổi theo tốc độ phát triển của thời đại, tham gia vào cả những thị trường đầu tư còn mới mẻ như cryptocurrency.

Nếu là 1 người mới tiếp cận với việc đầu tư, có lẽ bạn chưa biết bắt đầu từ đâu, đúng không? Hãy tham khảo hướng dẫn sau để có thể từng bước bắt đầu việc đầu tư tài chính 1 cách hiệu quả nhé!

Trước tiên hãy tìm hiểu kênh đầu tư nào phù hợp với bản thân

Trước tiên tùy thuộc xem năng lực của bạn đến đâu. Có khả năng nhận định thị trường, có mối quan hệ, có nguồn tin… thì có thể cân nhắc các kênh đầu tư như: Tiền mã hoá, forex, chứng khoán, bất động sản…bạn có thể so sánh xem kênh nào phù hợp với bạn.

Nên phân bổ danh mục đầu tư một cách hợp lý gồm: ngắn hạn, dài hạn, rủi ro nhiều và rủi ro ít. Cách chia tỷ lệ thì tuỳ thuộc khẩu vị rủi ro của mỗi người.

Rủi ro cao thì lợi nhuận cao với các kênh đầu tư Tiền mã hoá, Forex, Chứng khoán…hiện nay có hàng loạt thông tin khá cám dỗ, khiến nhiều bạn trẻ ảo tưởng có thể làm giàu sau một đêm. Nhưng nếu không trang bị kiến thức đầy đủ, tỉ lệ rủi ro là rất cao.

Sau khi tìm hiểu hãy dành thời gian học hỏi lĩnh vực đầu tư đó

Rủi ro nhất là khi đầu tư vào thứ mà mình không biết. Nhiều người sau khi có nhiều quyết định sai lầm nhưng phải nhanh chóng quên đi và coi đó là “học phí trường đời”.

Bài học cho người mới vào thị trường tài chính là chỉ đầu tư vào thứ mình có kiến thức, gặp được một cố vấn tài chính sớm hơn, không bao giờ nên đầu tư chỉ vì FOMO (fear of missing out – nỗi sợ bị đứng ngoài cuộc). Bạn có thể dùng tiền tiết kiệm đầu tư vào việc tham gia các khoá học lĩnh vực đầu tư của bạn, để có định hướng tư duy đúng, và có cách tiếp nhận thông tin thị trường hiệu quả hơn.

Học đầu tư là chuyện cả đời, hãy luôn cầu tiến trong chuyện mở rộng hiểu biết về việc này, bạn sẽ gặt hái được những thành quả xứng đáng. 

Bắt đầu việc đầu tư thay thế việc gửi tiết kiệm ngay bây giờ

Để tham gia đầu tư, không hẳn là bạn phải có thật nhiều tiền thì mới bắt đầu được.

Nếu bạn đã có một thói quen tiết kiệm tiền hàng tháng, mình thấy như vậy là quá tốt rồi. Nhưng bây giờ bạn hãy chuyển đổi cách thức tiết kiệm tiền trong ngân hàng sang tiết kiệm đầu tư 1 lĩnh vực nào đó phù hợp để làm cho việc tiết kiệm của mình trở nên hiệu quả hơn.

Hãy tối ưu chi tiêu để bạn có thể sắp xếp được 1 phần tiền tiết kiệm đầu tư đều đặn hằng tháng, xu hướng DCA trung bình giá, không phải dạng trading mua đáy bán đỉnh mỗi ngày.

Dành 1 khoản tiền dự phòng khi có rủi ro

Mặc dù có kiến thức đầu tư tài chính bạn vẫn có thể mất tiền, nhưng mấu chốt là bạn học được gì sau khi có những trải nghiệm thực tế, và kết hợp với kiến thức thường xuyên cập nhật để dần hiểu bản chất của thị trường tài chính và biết cách chiến thắng những đợt sóng sau của thị trường.

Sẽ luôn có những vấn đề khách quan xảy ra mà bạn không lường trước được, nên bên cạnh tiền tiết kiệm để đầu tư bạn có thể dành ra 1 khoản tiền dự phòng chắc chắn sẽ đỡ áp lực hơn.

Lời kết 

Vì sao mình muốn chia sẽ việc dùng tiền tiết kiệm để đầu tư, vì mình đã giác ngộ thực sự khi chứng kiến những đồng tiền của bố mẹ mình tần tảo làm ăn tiết kiệm đến bây giờ nó chẳng còn giá trị là bao nhiêu.

Mình mong mọi người sẽ thay đổi và dần hiểu bản chất và quy luật của dòng tiền. Chuyển tư duy tiết kiệm tiền hàng tháng của mình sang tiết kiệm tiền đầu tư vào 1 lĩnh vực nào đó phù hợp với bạn, cùng với việc đào sâu kiến thức và trải nghiệm sẽ giúp bạn gia tăng tài sản đáng kể so với việc chỉ tiết kiệm.

>> Xem thêm: Người mới tham gia vào thị trường Crypto cần phải làm gì?

>> Xem thêm: Những cú vấp ngã của người mới tham gia thị trường crypto

>> Xem thêm: Người mới tham gia đầu tư tài chính cần làm gì để đảm bảo an toàn và hiệu quả?

icons8-exercise-96