Defi 2.0 là gì? Defi trong năm 2022 sẽ ra sao?

Defi 2.0 là gì?

DeFi 2.0 – như chính cái tên của nó – là một trào lưu nâng cấp và khắc phục các hạn chế tồn đọng của làn sóng DeFi ban đầu. DeFi từng là một cách mạng trong việc cung cấp các dịch vụ tài chính phi tập trung cho bất kỳ ai có ví tiền điện tử, tuy nhiên nó vẫn có những điểm yếu. Tiền điện tử đã chứng kiến quá trình tương tự với sự ra đời của blockchain thế hệ thứ hai như Ethereum (ETH) sau khi nó cố cải thiện blockchain Bitcoin. DeFi 2.0 cũng sẽ cần phản ứng với các quy định mới mà các chính phủ định đưa ra, chẳng hạn như KYC và AML.

Hãy xem xét một ví dụ. Các liquidity pool (LP) đã rất thành công trong DeFi, vì nó cho phép các nhà cung cấp thanh khoản kiếm được phí thông qua việc stake các token. Tuy nhiên, nếu tỷ lệ giá của các token thay đổi, các nhà cung cấp thanh khoản có nguy cơ mất tiền (lỗ tạm thời). Giao thức DeFi 2.0 có thể cung cấp bảo hiểm chống lại điều này với một khoản phí nhỏ. Giải pháp này sẽ cung cấp động lực lớn hơn để người dùng đầu tư vào LP và nó cũng mang lại lợi ích cho người dùng, những người stake và lĩnh vực DeFi nói chung.

Những hạn chế của Defi

defi-2-la-gi-defi-trong-nam-2022-se-ra-sao

Trước khi đi sâu hơn vào các trường hợp sử dụng của DeFi 2.0, hãy cùng khám phá các vấn đề mà nó đang cố gắng giải quyết. Nhiều vấn đề cơ bản của DeFi tương tự như các vấn đề mà công nghệ blockchain và tiền điện tử nói chung phải đối mặt:

  1. Khả năng mở rộng: Các giao thức DeFi trên các blockchain có lưu lượng truy cập và phí gas cao thường cung cấp dịch vụ chậm và đắt đỏ. Các tác vụ đơn giản có thể mất khá nhiều thời gian và không hiệu quả về mặt chi phí.
  2. Các Oracle và thông tin của bên thứ ba: Các sản phẩm tài chính phụ thuộc vào các thông tin bên ngoài từ oracle chất lượng cao (nguồn dữ liệu bên thứ ba).
  3. Tập trung hóa: Phi tập trung hơn luôn là một mục tiêu trong DeFi. Tuy nhiên, nhiều dự án vẫn không áp dụng các nguyên tắc của DAO.
  4. Bảo mật: Hầu hết người dùng không quản lý hoặc không hiểu những rủi ro có trong DeFi. Họ stake hàng triệu USD vào các hợp đồng thông minh mà không hoàn toàn biết là an toàn hay không. Mặc dù có các cuộc kiểm tra bảo mật được thực hiện, nhưng chúng sẽ giảm giá trị khi các bản cập nhật được diễn ra.
  5. Tính thanh khoản: Thị trường và các bể thanh khoản trải rộng trên các blockchain và trên các nền tảng khác nhau, làm phân tách tính thanh khoản. Việc cung cấp tính thanh khoản cũng vô hình khóa các quỹ và tổng giá trị của chúng. Trong hầu hết các trường hợp, các token được stake trong các bể thanh khoản không thể được sử dụng ở những nơi khác, khiến cho việc sử dụng vốn kém hiệu quả.

Cách Defi 2.0 giải quyết những hạn chế

Tăng khả năng mở rộng

Hiện nay rào cản lớn nhất để người dùng tham gia DeFi là phí giao dịch cao và tốc độ xử lý giao dịch chậm, đặc biệt là trên Ethereum.

Để giải quyết các vấn đề này, các blockchain Layer 1 nhanh và rẻ như Solana, Avalanche, Near đang phát triển hệ sinh thái DeFi của riêng mình. Các cross-chain bridge giúp đưa tài sản từ blockchain này sang blockchain khác một cách dễ dàng, giúp cho người dùng thoải mái lựa chọn các nền tảng khác nhau.

Tăng cường phi tập trung thông qua DAO

Người dùng đến với các ứng dụng DeFi, ngoài lợi nhuận còn có sự tự do và không phải phụ thuộc vào các bên thứ ba, không bị kiểm soát. Tuy nhiên, có rất nhiều dự án hiện tại vẫn bị quản trị bởi một nhóm nhỏ.

Để giải quyết vấn đề này, các tổ chức tự trị phi tập trung (DAO) xuất hiện ngày càng nhiều, nơi bất kỳ ai cũng có quyền biểu quyết cho sự phát triển chung và đề xuất những ý tưởng sáng tạo.

DeFi 2.0 hướng đến 1 DAO hoàn thiện hơn, tập trung vào cơ chế quản trị và tận dụng sức mạnh phi tập trung của cộng đồng.

Tính thanh khoản

Thanh khoản được trải rộng trên các blockchain và nền tảng khác nhau dẫn đến bị phân tách. Thanh khoản luôn bị khóa lại và không thể được sử dụng ở nơi khác, gây nên sự kém hiệu quả về vốn.

Thanh khoản không bền vững, các dự án đổi token gốc của mình để lấy nguồn thanh khoản từ người dùng với APY cao ngất ngưỡng. Tuy nhiên, lòng tham thúc đẩy người dùng đến với một dự án, staking và vắt kiệt reward, sau đó qua dự án khác.

Một ví dụ điển hình là dự án OlympusDAO đã giải quyết vấn đề trên bằng cách mua lại LP của người dùng và sở hữu chúng, tránh việc bị người dùng rút thanh khoản.

Những rủi ro của Defi 2.0 là gì và làm thế nào để ngăn chặn chúng?

Giống như DeFi 1.0, các dự án DeFi 2.0 cũng có nhiều rủi ro. Dưới đây là một số cách phổ biến và quan trọng để bạn có thể làm để giữ an toàn cho bản thân.

  1. Các hợp đồng thông minh mà bạn tương tác có thể có cửa hậu, điểm yếu hoặc bị tấn công. Một quá trình kiểm định không bao giờ là đảm bảo cho sự an toàn của dự án. Nghiên cứu càng nhiều càng tốt về dự án và hiểu rằng việc đầu tư luôn tiềm ẩn rủi ro.
  2. Các quy định có thể ảnh hưởng đến các khoản đầu tư của bạn. Các chính phủ và cơ quan quản lý trên toàn thế giới đang quan tâm đến hệ sinh thái DeFi. Mặc dù quy định và luật pháp có thể mang lại sự an toàn và ổn định cho tiền điện tử, nhưng một số dự án có thể phải thay đổi các dịch vụ của họ dưới dạng các quy tắc mới.
  3. Lỗ tạm thời. Ngay cả với bảo hiểm IL (lỗ tạm thời), DeFi vẫn là một rủi ro lớn đối với bất kỳ ai muốn tham gia vào khai thác thanh khoản. Rủi ro không bao giờ có thể được giảm thiểu hoàn toàn.
  4. Có thể bạn sẽ thấy khó khăn trong việc truy cập tiền của mình. Nếu bạn đang stake qua giao diện người dùng trên trang web của dự án DeFi, bạn cũng nên tìm hợp đồng thông minh trên trình khám phá blockchain. Nếu không, bạn sẽ không thể rút tiền nếu trang web gặp sự cố. Tuy nhiên, điều này đòi hỏi bạn có một số chuyên môn kỹ thuật để tương tác trực tiếp với hợp đồng thông minh này.

Cách đầu tư đón đầu xu thế Defi 2.0

Có khá nhiều cách để đầu tư, mình sẽ liệt kê một số cách thường thấy nhất để mọi người có thể tham khảo gồm: Mua token, sử dụng các giao thức Defi,…

Mua token

Đây chắc chắn là một các tốt nhất và đơn giản nhất cho việc đầu tư của bạn. Bạn chọn dự án và mua token rồi hold. Giá của token tăng thì khoản đầu tư của bạn cũng tăng lên.

Một số dự án nổi bật hiện này như: Olympus DAO, Abracadabra Money, Alchemix, Curve, Convex,..

*Lưu ý: Đây chỉ là danh sách mình liệt kê để các bạn tham khảo, không phải lời khuyên đầu tư, nên hãy lưu ý và cân nhắc khi có quyết định đầu tư nhé.

Olympus DAO

Olympus DAO là một giao thức DeFi sử dụng tài sản dự trữ để hỗ trợ việc phát hành và giá trị của token OHM. Người dùng sẽ stake token OHM của họ và nhận OHM mới từ phần thưởng rebase hoặc giao dịch các tài sản khác nhau để đổi lấy OHM chiết khấu.

Bonding là một trong những công cụ chính cho phép dự án sở hữu tính thanh khoản của riêng mình. Olympus sẽ bán token của chính mình (OHM) với giá chiết khấu để đổi lấy các tài sản khác. OHM chiết khấu này được lock trong vòng 5 ngày sau đó mới được unlock cho người mua.

defi-2-la-gi-defi-trong-nam-2022-se-ra-sao

Các tài sản này được làm thanh khoản cho giao thức từ đó Olympus sẽ sở hữu thanh khoản của chính mình. Điều này giúp giảm tình trạng farm xong xả và tạo ra một nguồn thanh khoản bền vững.

Abracadabra

Abracadabra Money là một dự án về mảng lending đa chuỗi giúp cho người dùng tối ưu hoá khả năng sinh lợi nhuận đối với các token đã bị khóa trong các Vault.

Dự án sử dụng các yield token như yvYFI, yvUSDT hay yvUSDC của Yearn.Finance làm tài sản thế chấp để đúc token Magic Internet Money (MIM) – 1 stablecoin phi tập trung được gắn với đồng USD. Ngoài ra còn có token SPELL là token quản trị của hệ sinh thái và mang lại lợi nhuận lớn cho người dùng thông qua việc staking.

 

defi-2-la-gi-defi-trong-nam-2022-se-ra-sao

Nền tảng này cho phép người dùng điều chỉnh tỷ lệ tài sản thế chấp của họ một cách tự do, tăng hiệu quả sử dụng vốn và thu lợi nhuận.

Alchemix

Alchemix là dự án tương tự như MakerDAO, cho phép người dùng staking tài sản của mình để khai thác lợi nhuận và mint ra 1 token tài sản tổng hợp Synthetix tương ứng với khoản nợ đã thế chấp.

Người dùng vừa khai thác lợi nhuận bằng các hoạt động staking, vừa kiếm được lợi nhuận dựa trên sự chênh lệch giá của tài sản tổng hợp Synthetix nhận được thông qua việc mua cao bán thấp trên nền tảng.

defi-2-la-gi-defi-trong-nam-2022-se-ra-sao

Ngoài ra, dự án có hệ thống DAO phân quyền cho toàn bộ những người dùng sở hữu token ALCX. Alchemix đang có kế hoạch mở rộng số lượng các loại tài sản thế chấp.

Sử dụng các giao thức Defi

Sử dụng các nền tảng defi hay nói cách khác là các ứng dụng tài chính phi tập trung (dApp). Ngoài việc hold thì bạn vẫn tận dụng được khoản vốn của mình để tạo lợi nhuận đó là sử dụng các giao thức defi với các tính năng khác nhau như: yield farming, lending, liquidity mining, staking,…

Tổng kết

Có thể nói nếu DeFi 2.0 làm được những điều kể trên thì quả thực DeFi phiên bản nâng cấp này chắc chắn sẽ làm nên được điều lớn lao hơn so với phiên bản trước đó của chính nó tạo ra 1 thị trường Crypto Currency hoàn toàn mới.

Tính phi tập trung chính là sức hút quan trọng nhất của DeFi, việc thực hiện “tôn chỉ” như đã hứa kể từ khi ra mắt sẽ giúp người dùng có thêm niềm tin hơn đối với thì trường màu mỡ này.

Bên cạnh đó tính thanh khoản được coi là “cội nguồn” của thị trường DeFi nếu có thể được cải thiện giống như những gì mà chúng ta đang đề cập đến DeFi 2.0 thì đó sẽ là bệ phóng giúp nền tảng tăng trưởng vượt bậc.

Nếu đem lượng TVL đang bị khóa khoá trên các hệ sinh thái DeFi ra để tận dụng thì vốn hoá của các sản phẩm nhóm này có thể sẽ chứng kiến mức tăng thậm chí còn mạnh mẽ hơn trong tương lai.

Thế thì liệu Defi 2.0 có tốt hơn Defi 1.0 hay không?

Để trả lời cho câu hỏi DeFi 2.0 liệu có tốt hơn DeFi 1.0 thì chúng ta cần thêm thời gian để chứng minh tất cả. Có trải nghiệm, có tích lũy thì mới có thể đánh giá một cách trực quan nhất. Thực tế khi DeFi mới ra mắt, người ta cũng đã từng cho rằng nó hoàn hảo và không có khuyết điểm. Tuy nhiên khi đi vào trải nghiệm, thì người ta mới tìm ra được những điểm thiếu sót còn tồn tại trong nó.

Cùng đón chờ thêm nhé. 

Source: CoinF

icons8-exercise-96