Những khái niệm như “tài chính”, “quản lý tài chính” hay “đầu tư” trong suy nghĩ mặc định chung của nhiều người vẫn là thứ gì đó to tát và khá…vĩ mô. Tài chính đối với đa số nhiều người vẫn cho rằng, phải là cái gì đó liên quan đến tiền tệ, kinh tế xã hội và đầu tư đương nhiên cũng thích hợp với lớp doanh nhân, đại gia gia tài sản bạc tỷ hơn.
Mục lục
Nhưng sự thật thì không phải như vậy
Trong lúc bạn đang than ngắn thở dài sao lương tháng này mãi chưa về, sao lương vừa về đã hết, sao tài khoản lúc nào cũng trong trạng thái cạn kiệt, thậm chí thiếu trước hụt sau.
Thì một số người khác, có thể bằng tuổi bạn, có người hơn tuổi bạn và thậm chí cũng không thiếu các bạn còn rất trẻ như sinh viên, lại đau đầu vì những vấn đề khác như đầu tư khoản này thì bao nhiêu lâu sẽ thu về lợi nhuận, hình thức đầu tư nào là phù hợp, và xa hơn nữa là nên mua xe hiệu gì, sắm nhà ở đâu…
Vậy sự khác nhau giữa họ và bạn nằm ở đâu? Người trẻ thế hệ Zen Z bây giờ thực sự đã rất khác xưa, tư duy về làm giàu và đầu tư của họ nhanh nhạy và luôn bắt kịp tốc độ phát triển của thời đại. Họ không chỉ dám nghĩ mà còn dám làm, dám đầu tư cũng dám thất bại để rồi thứ họ thu về không chỉ là tiền, là kiến thức mà còn nhiều hơn thế!

Nhận thức về tầm quan trọng của việc đầu tư
Khoảng từ năm 2017, nhiều người đã bắt đầu nhìn nhận khác đi về tiền bạc, về đầu tư so với thế hệ cũ chỉ nghĩ tới lương hưu. Từ đó họ biết đến tài chính cá nhân có rất nhiều khía cạnh và có rất nhiều kiến thức tài chính đã được áp dụng trên thế giới, nhưng ở Việt Nam thì chưa phổ biến với các bạn trẻ lắm.
Nếu được định hướng ý thức về việc gia tăng các nguồn thu nhập và tìm hiểu về việc quản lý tài chính một cách nghiêm túc thì nhiều người đã chuyển một phần tích lũy hiện tại sang các kênh đầu tư từ sớm thay vì đặt 100% vào kênh tiết kiệm như trước kia.
Tìm hiểu các kênh đầu tư phù hợp với bản thân
Tùy thuộc xem năng lực của bạn đến đâu. Có khả năng nhận định thị trường, có mối quan hệ, có nguồn tin… thì có thể cân nhắc các kênh đầu tư như: Tiền mã hoá, forex, chứng khoán, bất động sản…bạn có thể so sánh xem kênh nào phù hợp với bạn.
Nên phân bổ danh mục đầu tư một cách hợp lý gồm: ngắn hạn, dài hạn, rủi ro nhiều và rủi ro ít. Cách chia tỷ lệ thì tuỳ thuộc khẩu vị rủi ro của mỗi người.
Thông thường các kênh đầu tư cho lợi nhuận nhiều nhất, cao nhất, đặc biệt là trong ngắn hạn sẽ là kênh rủi ro hơn. Tiền mã hoá là 1 kênh đầu tư còn khá mới nhưng khá tiềm năng, có độ rủi ro cao nhưng bù lại thì lợi nhuận nó mang lại khá hấp dẫn, nếu tăng trưởng có thể gấp 10, 100 thậm chí 1000 lần, nhưng cũng có thể khiến bạn mất 20%, 50% tài sản, thậm chí cháy sạch tài khoản trong một buổi chiều.
Rủi ro cao thì lợi nhuận cao với các kênh đầu tư Tiền mã hoá, Forex, Chứng khoán…hiện nay có hàng loạt thông tin khá cám dỗ, khiến nhiều bạn trẻ ảo tưởng có thể làm giàu sau một đêm. Nhưng nếu không trang bị kiến thức đầy đủ, tỉ lệ rủi ro là rất cao.
Trước tiên là đầu tư vào kiến thức tài chính
Rủi ro nhất là khi đầu tư vào thứ mà mình không biết. Nhiều người sau khi có nhiều quyết định sai lầm nhưng phải nhanh chóng quên đi và coi đó là “học phí trường đời”.
Bài học cho người mới vào thị trường tài chính là chỉ đầu tư vào thứ mình có kiến thức, gặp được một cố vấn tài chính sớm hơn, không bao giờ nên đầu tư chỉ vì FOMO (fear of missing out – nỗi sợ bị đứng ngoài cuộc).
Mặc dù có kiến thức đầu tư tài chính, bạn vẫn có thể mất tiền, nhưng mấu chốt là bạn học được gì sau khi có những trải nghiệm thực tế, và kết hợp với kiến thức thường xuyên cập nhật để dần hiểu bản chất của thị trường tài chính và biết cách chiến thắng.
Học đầu tư là chuyện cả đời, hãy luôn cầu tiến trong chuyện mở rộng hiểu biết về việc này, bạn sẽ gặt hái được những thành quả xứng đáng.
Bắt đầu việc đầu tư ngay bây giờ dù có thể bạn không có nhiều tiền
Để tham gia đầu tư, không hẳn là bạn phải có thật nhiều tiền thì mới bắt đầu được. Hãy tối ưu chi tiêu để mỗi tháng lãnh lương xong việc đầu tiên bạn có thể làm là trích 1 phần thu nhập ra để có thể đầu tư đều đặn hằng tháng, xu hướng DCA trung bình giá, không phải dạng trading mua đáy bán đỉnh mỗi ngày.
Dành 1 khoản tiền dự phòng khi có rủi ro
Bên cạnh đó, bạn cần có 1 khoản tiền tiết kiệm, vì sau khi Dịch Covid-19, chiến tranh Nga – Ukraine ảnh hưởng, kinh tế suy thoái làm đình trệ nhiều thứ khiến rất nhiều người nhận thấy tầm quan trọng của việc giữ 1 khoản tiết kiệm nhất định để kiểm soát rủi ro. Sẽ luôn có những vấn đề khách quan xảy ra mà bạn không lường trước được, nên khi có 1 nguồn tiền chắc chắn thì chúng ta sẽ đỡ áp lực hơn.
Nhưng tóm lại rủi ro nhất vẫn chính là không đầu tư, đồng tiền để yên chắc chắn sẽ mất giá vì lạm phát. Hãy bắt đầu tham gia đầu tư đều đặn và lâu dài, cùng với việc đào sâu kiến thức và trải nghiệm sẽ giúp bạn gia tăng tài sản đáng kể so với việc chỉ tiết kiệm.
>> Xem thêm: Hướng dẫn cách kiếm tiền tại nhà trong thị trường crypto
>> Xem thêm: Học đầu tư kiếm tiền trong thị trường crypto ở đâu tốt nhất cho người mới?
>> Xem thêm: Đầu tư tài chính là xu hướng lựa chọn của sinh viên và dân văn phòng thời 4.0