Đánh giá tổng quan DeFi trên Solana

DeFi trên nền tảng Solana còn ở giai đoạn ban đầu. Hệ sinh thái vẫn chưa phát triển toàn diện về mặt thanh khoản và sẽ cần nhiều incentive để thu hút người dùng và dòng tiền mới đổ sang. Các dự án hầu hết đều chưa ra sản phẩm hầu hết tất cả các niches đều đã có đội ngũ phát triển làm, có khả năng đến một thời điểm cả hệ sẽ bung và hàng loạt dự án sẽ ra mainnet.

Nhiều nhà đầu tư đã không xa lạ gì với DeFi, nhiều người gọi là DeFi là xu hướng, có người thì coi đây là tương lai nhưng không thể phủ nhận rằng DeFi đang phát triển với một tốc độ chóng mặt.

Để theo kịp tốc độ phát triển và xa hơn là tiến tới mass adoption sẽ cần có một hạ tầng đáp ứng được nhu cầu đang ngày càng lớn của DeFi. Solana là một blockchain mang lại những điều kiện cơ bản đó hãy cùng phân tích tình hình hiện tại của DeFi trên Solana và so sánh chúng với các tên tuổi khác trong crypto space. Liệu Solana có đang là một nền tảng tốt để phát triển DeFi?

DeFi là gì?

Nhắc lại một chút, DeFi (Decentralized Finance) là nền tài chính phi tập trung (hay tài chính mở) trong đó, các tổ chức, thị trường hay các công cụ tài chính được quản lý phi tập trung. Với những đột phá về công nghệ (blockchain), DeFi giúp tạo ra một hệ thống tài chính có tính kết hợp và độ minh bạch cao.

DeFi
DeFi

DeFi là 1 sản phẩm market product fit. Trước đây Crypto chỉ có một use case là tiền tệ, tuy nhiên nếu chỉ là tiền tệ không thì không làm được gì, crypto cần phải có use case và DeFi chính là use case hoàn hảo nhất.

Tình trạng tắc nghẽn và phí gas đắt đỏ là bài toán nan giải của Ethereum, mặc dù phí gas đã giảm mạnh thời gian gần đây do thị trường giảm nhưng gần như chắc chắn sẽ tăng trở lại nếu thị trường hồi phục trong tương lai.

Đã có rất nhiều giải pháp để giải quyết vấn đề scaling của Ethereum như layer 2, Ethereum 2.0 và các blockchain layer 1 khác. Nhưng trong khuôn khổ bài này mình sẽ chỉ phân tích về Solana, một trong những blockchain đột phá nhất về mặt công nghệ hiện nay.

Tổng quan về Solana

Solana là gì?

Solana là một Smart Contract Platform hiệu suất cao. Dự án giới thiệu nhiều công nghệ mới, độc đáo để cung cấp cho người dùng tốc độ giao dịch và bảo mật cao. Đồng thời, dự án cũng cung cấp khả năng mở rộng lên tới hàng trăm ngàn giao dịch mỗi giây thông qua việc nâng cấp phần cứng.

Bốn điểm nổi bật của Solana khi so với các hệ sinh thái khác:

  • Thông lượng cao: Network có thể hỗ trợ 65,000 TPS, có thể mở rộng dễ dàng thông quan việc nâng cao các phần cứng của Leaders. Hiện tại, có hơn 600 Validators trên toàn cầu.
  • Độ trễ: Khoảng 1 giây (trung bình rơi vào khoảng 600ms – 800ms).
  • Phí giao dịch thấp: Rơi vào tầm 0.00005 SOL (tầm 0.0013$ khi SOL đạt 26$).
  • Ngôn ngữ lập trình: RUST (ngôn ngữ lập trình được đánh giá cao trong những năm gần đây). Ngoài ra, Solana cũng hỗ trợ C, C ++ và Libra’s Move.

Tech Overview

Để Solana đạt được hiệu suất tốt như trên, dự án đã kết hợp nhiều tính năng độc đáo với nhau, dưới đây là 8 tính năng đề cập trên trang chủ dự án:

  • Proof-of-History (PoH): Một trong những hạn chế khả năng mở rộng của các hệ thống cũ là thời gian cần thiết để đạt được sự đồng thuận về thứ tự giao dịch. POH giúp tạo một bản ghi chứng minh rằng một sự kiện đã xảy ra tại một thời điểm cụ thể, điều này cho phép các giao dịch có thể được ordered tự động. Dựa vào PoH, một Leader (có vai trò tương tự như các Miner trong Bitcoin) nhận và ghi các giao dịch vào mạng càng nhanh càng tốt. Dĩ nhiên, các “Leader” này sẽ được thay đổi thường xuyên. Tốc độ phần cứng của “Leader” càng nhanh, mạng Solana càng nhanh.
  • Tower Byzantine Fault Tolerance (BFT): Solana chạy cơ chế đồng thuận được gọi là Tower BFT. Nó là một thuật toán giống PBFT (Practical Byzantine Fault Tolerance), được thiết kế để tận dụng lợi thế của PoH để giảm chi phí liên lạc và độ trễ.
  • Turbine: Turbine là giao thức truyền thông tin Blockchain, nó được lấy ý tưởng từ BitTorrent để giải quyết vấn đề tăng số lượng node sẽ làm tăng lượng thời gian cần thiết để truyền tất cả dữ liệu đến tất cả các nodes. Với Turbine, nếu một node muốn truyền một thông điệp lớn đến nhiều peers khác nhau, nó sẽ không gửi nguyên bản dữ liệu đó đi nhiều lần, mà giao thức Turbine sẽ phân chia dữ liệu thành các phần nhỏ hơn để xử lý nhanh hơn.
  • Gulf Stream: Mempool là khu vực chờ đợi cho các giao dịch trước khi chúng được chọn để chuyển sang khối tiếp theo. Trong Ethereum, mempool được sử dụng để cung cấp cho các thợ đào cơ hội chọn các giao dịch trả tiền cao nhất để xử lý trước. Trong Solana, Gulf Stream loại bỏ quy trình này. Clients và validators có thể chuyển tiếp các giao dịch đến Leader ở phía trước (dựa theo số lượng SOL Staking của họ). Điều này cho phép trình quá trình xác nhận giao dịch nhanh hơn, giảm áp lực bộ nhớ lên validators từ nhóm giao dịch chưa được xử lý.
  • Sealevel: Sealevel là công cụ xử lý giao dịch song song được thiết kế để mở rộng theo chiều ngang trên GPU và SSD.
  • Pipeline: Pipeline là máy ảo tùy chỉnh sử dụng LLVM để biên dịch mã cho GPU để thực hiện giao dịch song song. Điều này cho phép Solana xử lý hàng nghìn giao dịch đồng thời trên GPU.
  • Cloudbreak: Do Solana quá nhanh nên nó cần một cấu trúc cơ sở dữ liệu Disk I/O mới để không bị tắc nghẽn. Cloudbreak là một giải pháp của Solana cho vấn đề này. Nó cho phép hệ thống đọc và ghi dữ liệu cùng một lúc.
  • Archiver: Trong Solana, việc lưu trữ dữ liệu được tách khỏi quá trình xác nhận và chuyển đến mạng lưới chuyên biệt gọi là Archiver. Các dữ liệu sẽ được phân tách thành các đoạn nhỏ, các Archiver chỉ lưu trữ các mảnh nhỏ đó. Network sẽ thường xuyên yêu cầu Archiver chứng minh rằng nó đang lưu trữ dữ liệu được mạng lưới yêu cầu.

Tổng quan về DeFi trên Solana

DeFi trên Solana. Nguồn: Solanians

Nhìn tổng quan về DeFi trên Solana rằng tốc độ phát triển của hệ sinh thái là rất nhanh. Số lượng dự án mới tăng mạnh và các nhánh cơ bản của DeFi đều đã được khỏa lấp chỗ trống. Đặc biệt với việc Solana Season Hackathon đang diễn ra, chắc chắn rằng số lượng dự án mới sẽ tiếp tục tăng và mở rộng cho hệ sinh thái.

Tuy số lượng dự án là rất nhiều nhưng phần lớn vẫn chưa có sản phẩm, điều này là dễ hiểu vì để phát triển một sản phẩm trong hệ sinh thái Solana, các Devs (đội ngũ phát triển) phải làm quen với ngôn ngữ lập trình mới RUST chứ không fork được như ở các chain khác.

Stablecoin

Stablecoin là một phần quan trọng của crypto, anh em có thể sử dụng các token như BTC hoặc ETH để sử dụng dapp nhưng có một lượng lớn nhu cầu dành cho các loại tài sản ổn định. Và stablecoin cũng là một thước đo để đánh giá độ biến động tài sản on-chain. Do đó sau khi phân tích xong về blockchain, điều tiếp theo anh em cần phải chú ý là blockchain đó hỗ trợ những loại stablecoin nào.

Hiện tại Solana hỗ trợ chủ yếu USDC và USDT với tổng số stablecoin được phát hành đạt hơn $1.3 B.

Nguồn: Solanians

Nhìn vào tốc độ tăng trưởng của stablecoin giúp chúng ta phần nào xác định được mức độ phát triển của hệ sinh thái và hiện tại lượng stablecoin trên Solana đang có một tốc độ tăng trưởng khá nhanh.

DEX

AMM

Có hai model Dex chính là AMM và Order-book, đầu tiên hãy cùng so sáng chỉ số AMM đứng đầu Solana hiện nay – Raydium với các AMM hàng đầu của các hệ sinh thái khác.

Nguồn: Solanians

Từ bảng so sánh trên có thể thấy rằng, so với các AMM khác, lượng TVL của Raydium vẫn còn khá thấp. Nhưng nếu xét về việc dự án mới launch được hơn 3 tháng thì con số này là tương đối ấn tượng với AMM sinh sau này. Điều này đạt được là do chi phí rẻ từ blockchain Solana và những sản phẩm như FusionPools, Farming đã khuyến khích người dùng đóng góp tài sản vào protocol.

Tiếp tục đến volume, để hiểu được vì sao Raydium có volume giao dịch tương đối thấp trước tiên ta phải hiểu được cấu trúc nền tảng của Serum nơi mà Raydium được phát triển.

Nói ngắn gọn Raydium là một phiên bản kết hợp của model AMM và Orderbook.

Ví dụ: Bên A muốn swap $10,000 USDC sang $RAY, lúc này Raydium sẽ pricing trên cả Ray và orderbook của Serum. Giả sử lệnh swap trên Raydium anh em nhận về $9,800 trị giá RAY, còn nếu fill lệnh trên orderbook của Serum được $9,900 trị giá RAY thì Raydium sẽ chọn thực hiện giao dịch thông qua Orderbook của Serum.

Việc chia sẻ giao dịch này giúp người dùng được một mức giá tốt hơn, nhưng đối với protocol việc này sẽ khiến thanh khoản bị phân mảnh và trong tình huống của Raydium, nhà đầu tư có thể thấy rõ thông qua số Volume giao dịch ở trên.

Vậy còn các AMM khác trên Solana thì sao?

Ngoài Raydium, hệ sinh thái Solana còn có các AMM khác đó là: Orca, Saber, Doce Finance. Dưới đây là bảng so sánh các AMM hiện tại trên Solana để nhà đầu tư có một cái nhìn tổng quan hơn.

Có thể nói rằng thanh khoản đang là vấn đề cần quan tâm bậc nhất trong hệ Solana ở thời điểm hiện tại. Và khả năng cao hệ Sol sẽ có thêm những chiến lược để thu hút thanh khoản trong thời gian tới. Việc Raydium hợp tác đưa Sushi lên Solana là một ví dụ điển hình, điều này sẽ giúp tệp người dùng hai bên cùng tăng và thu hút dòng tiền mới đổ vào Sol.

Order-book

Nếu anh em đã đọc bài về nền tảng của Serum, chắc hẳn nhà đầu tư cũng đã thấy được tầm nhìn và tham vọng to lớn mà Serum đang cố thực hiện. Serum không chỉ là một Dex Order-book thông thường mà còn là một pool chung cho toàn bộ dự án phát triển trên nó.

Với thiết kế nền tảng cho phép sự kết hợp giữa các dự án được phát triển trên Serum (điển hình là case Raydium ở trên), bản thân Serum là người được nhiều lợi ích nhất. Với việc càng ngày càng có nhiều dự án đang phát triển trong hệ sinh thái Serum, nếu thành công hứa hẹn cho sự bùng nổ của Serum trong tương lai.

Nếu tính trước đợt sụp mạnh vừa qua của thị trường, volume giao dịch của sàn order-book này giao động từ 50 đến hơn 100 triệu đô/ ngày. Một con số ấn tượng với một sàn Dex order-book.

Nhà đầu tư có thể kiểm tra chi tiết volume giao dịch của Serum tại đây.

Lending & Borrowing

Mảng Lending & Borrowing ở thời điểm hiện tại các dự án ngoại trừ OXY đều chưa ra sản phẩm và mới dừng lại ở mức concept, bản thân Oxygen cũng chỉ là dự án về lending P2P chứ không phải là dạng money market như Aave, Compound.

Đây là một điều anh em cần quan tâm, vì vay & cho vay là nhu cầu ngàn đời và là khởi nguyên của hầu hết bong bóng, do đó để bất kỳ hệ sinh thái nào bùng nổ thì lending protocol là một mảnh ghép không thể thiếu.

So sánh một chút, ở đây mình liệt kê ra hai bảng thống của các lending protocol hàng đầu:

  • Bảng TVL của các top lending protocol.
  • Bảng tổng số tài sản mà các protocol đó đang cho vay.

Từ 2 số liệu này có thể có cái nhìn trực quan về lượng tài sản và hiệu quả sử dụng số tài sản đó của các lending protocol.

Lưu ý:

  • Maker không hiện trong bảng TVL nhưng hiện tại dự án đang có khoảng hơn 8 tỷ TVL
  • Ở bảng hai, chỉ hiện tổng số tài sản mà platform đang cho vay chứ không hiện của các sản phẩm nhánh liên quan, Ví dụ sản phẩm chủ đạo và lượng tài sản đang được vay từ Cream chủ yếu đến từ Iron Bank.

Số liệu trên để anh em có thể có giá trị tương quan để so sánh và quyết định tiềm năng của lending platform trên Solana. Việc có một lending platform dạng money market sẽ tạo ra nguồn yield và một kho chứa tài sản để làm tiền đồ cho các mảnh ghép phái sinh phía sau.

Derivative

Derivative là một mảng nhận được nhiều sự quan tâm trong hệ Solana khi các nhánh như: options, margin trading, prediction, index,.. đều đã có dự án đứng tên.

Tuy nhiên tương tự Lending, hầu hết vẫn ở trong giai đoạn chưa ra sản phẩm. Protocol duy nhất có sản phẩm hiện nay là Mango Markets với volume/24h vào khoảng 1 triệu đô.

Như đã được đề cập phía trên, sẽ cần có lending protocol để mảnh ghép phái sinh thực sự bùng nổ. Điều này cần thời gian để hình thành.

Others

Còn 2 loại mảnh ghép khác:

  • Mảnh ghép nền tảng như: Oracle, vault.
  • Mảnh ghép ở các layer cao hơn: Aggregator, Asset Management.

Tiềm năng nằm ở layer nền tảng nhiều hơn là các dự án ở các layer cao, vì dòng tiền chỉ đổ dần lên cao khi đã lấp đầy ở các layer dưới.

Hiện tại số lượng dự án ra mainnet cũng là rất ít và rất khó để đánh giá tại thời điểm hiện tại.

Kết luận

Từ số liệu thực tế hy vọng đã cung cấp cho các nhà đầu tư một góc nhìn về DeFi trên Solana. DeFi trên Solana vẫn còn ở những giai đoạn đầu tiên và tiềm năng tăng trưởng còn rất lớn. Tuy nhiên hạ tầng khác biệt ở thời điểm hiện tại là một nhược điểm khi những dự án trên Solana đang có tốc độ phát triển chậm hơn khi so sánh với các chain tương thích EVM. Nhưng nếu xét ở góc độ đầu tư đây sẽ là một thời điểm vàng để nghiên cứu và lựa chọn dự án phù hợp.

Nếu bài viết này mang lại thông tin hữu ích hãy chia sẻ cho mọi người cùng biết đến.

Thân ái!

 

icons8-exercise-96