Giai đoạn Downtrend và Sideway kéo dài, nếu bạn vẫn yêu quý và tin tưởng, hi vọng 1 dự án hay 1 đồng coin nào đó mà bạn đang nắm giữ có thể tồn tại và phát triển mạnh mẽ ở chu kỳ sau, thì có thể tham khảo góc nhìn này, không phải là lời khuyên đầu tư, chỉ là phản ánh thực tế.
Một dự án Blockchain đình đám là ICP và một dự án Shitcoin có gì giống và khác nhau? ICP giá list sàn và có thời điểm hơn 340$ nhưng giờ còn có hơn 4$. Mất 98.83% giá trị, chia sơ sơ 85 lần… Các dự án shit coin, meme coin cũng vậy thường mất hết 100% giá trị…
Cùng nhìn lại lịch sử với các dự án Layer 1 của các nền tảng Blockchain khác, trong tương lai cũng có thể giống ICP, rớt dần và rời xa bảng xếp hạng như các coin đình đám của năm 2017.

Có thể dự án nào cũng gần giống shit coin cả, chẳng qua là chu kỳ lâu hơn 1 xíu mà thôi, cái bạn cần quan tâm là mua thấp, bán cao. Hiểu được điều đó thì với shit coin cũng tận dụng kiếm tiền được mà, chung quy là làm sao quy ra được USDT, ra VNĐ.
Trong mùa Downtrend, Sideway kéo dài, và chịu ảnh hưởng tác động bởi sự khó khăn về kinh tế, bất ổn về chính trị toàn cầu, các bạn nên thực tế hơn để đôi chân trên mặt đất chứ đừng hy vọng nhiều quá, nhằm tối ưu nguồn vốn trong giai đoạn này. Cân nhắc việc tin tưởng và hold 1 đồng coin nào đó có thể chỉ là bánh vẽ là rác trong mùa tăng trưởng chu kỳ tới.
Những ai vẫn nắm giữ coin/token trong danh mục, có thể đã bị chia 5 xẻ 7. Thậm chí có những dự án đã chia tới 100 lần, fouder, dev rời bỏ dự án, sàn delist,…
Nếu bạn vẫn còn đang nắm giữ coin/token trong ví và chưa có ý định muốn bán, vì đang chia quá nhiều bán cũng chẳng được bao nhiêu. Bạn nên dành thời gian thường xuyên để check xem team dev và dự án đó còn hoạt động hay đã dừng hẳn việc build dự án trong mùa downtrend khốc liệt này để cân nhắc lại việc phân bổ vốn nhé!
Sau đây là hướng dẫn cơ bản giúp bạn check nhanh thông tin.
BƯỚC 1: Vào coingecko hoặc Coinmarketcap, gõ tên đồng coin/token mà bạn đang nắm giữ để search ra các thông tin cơ bản của đồng coin/token đó. Giá chia dù sao không quan trọng vì đó là tình hình chung ở mùa này.
Điều quan trọng là bạn tìm được một mục được gọi là “Github” của dự án. Nếu trên 2 trang này không có để link dẫn tới Github, hãy join group telegram của dự án để hỏi.
GitHub giống như một trang mạng xã hội dành riêng cho lập trình viên, là hệ thống quản lý dự án và phiên bản code dành cho dev.
Tuỳ vào đặc thù của từng dự án mà dev có thể chia ra thành nhiều bộ phận để update lên hoặc có thể gửi lại cho leader upload lên. Nhưng nhìn chung, team dev sẽ update các dòng code của từng phần rồi ráp lại với nhau để góp phần hoàn chỉnh dự án.
BƯỚC 2: Click vào phần Overview hoặc Repositories và xem các mốc thời gian được đẩy lên github có gần đây hay không.
BƯỚC 3: Nếu muốn xem phần nào bạn click vào phần đó, sau đó bấm tới mục insight để xem details hơn việc update code của dev.
BƯỚC 4: Check thêm kênh Twitter của dự án, và telegram của dự án xem lần gần nhất đăng tweet và mức độ tương tác của các admin global có ổn hay không rồi cảm nhận. Check website xem có update giao diện gì không, vì có nhiều dự án 2-3 năm vẫn dùng mỗi cái web từ thời list sàn. Check Discord xem các mod còn hoạt động không bằng cách hỏi các câu đơn giản.
Như vậy là bằng một vài thao tác đơn giản hướng dẫn các bạn biết được, dự án đó liệu có còn hoạt động hay không.
Đối với đa phần chúng ta là các nhà đầu tư không chuyên về IT và công nghệ, thì tiêu chí đơn giản có thể đặt ra là dự án nào có update thì có người làm và còn hoạt động, ít nhất là như vậy.
Vì chúng ta cũng khó mà đọc được và không hiểu nhiều về code trên github của dự án update nhưng với tiêu chí phân tích cơ bản thì dự án có nhiều update và code được đẩy lên liên tục sẽ khiến cho bạn có cảm giác yên tâm hơn với những dự án đã 3-6 tháng không cập nhật gì trên nền tảng này. Lúc đó chỉ có 2 trường hợp, một là dự án quá đỉnh, không cần update gì, hai là dev bỏ dự án không làm việc nữa rồi.
Đối với một số dự án không để public code mà để private (chỉ team họ mới xem được) thì các bạn chỉ có thể check bằng bước 4 (website, telegram, twitter, discord…). Ngoài ra còn những tiêu chí khác cũng cần xem xét như backers, advisor, tài chính, mô hình HĐ…để có cái nhìn tổng quan và nếu thấy không ổn thì cân nhắc lại nhé.
Giai đoạn này đang là giai đoạn thanh lọc và những dự án/coin/token có tiềm lực yếu vì nhiều lý do sẽ rất khó trụ lại nổi qua Downtrend tàn khốc này hoặc trụ lại với tâm thế chia hàng trăm lần là chuyện không hề hiếm.
>> Xem thêm: Gieo Hạt Tài Chính, trải nghiệm khoá học MIỄN PHÍ.
>> Xem thêm: Những website hỗ trợ phân tích crypto dành cho người mới
>> Xem thêm: Học đầu tư kiếm tiền trong thị trường crypto ở đâu tốt nhất cho người mới?