Crypto trong chiến tranh là bạn hay là thù?

Trước cả chiến tranh Nga – Ukraina thì Crypto đã được giao dịch ngầm bên dưới hệ thống giao dịch tài chính, nhưng đến hiện tại khi cuộc chiến xảy ra thì 1 lần nữa Crypto trong chiến tranh lại được sử dụng 1 cách mạnh mẽ công khai hơn.

Khi mà các chính phủ trên thế giới đưa ra lệnh trừng phạt đối với Nga và đồng Rúp, còn Ukraina thì khó khăn trong tiếp cận nguồn tài chính chi viện thì khi này Crypto trỗi dậy như 1 cứu cánh cho cả 2 bên. Và khi đứng ở giữa trung gian như thế thì Crypto vừa là bạn cũng vừa là thù. Còn cụ thế như thế nào thì mời bạn đón đọc bên dưới.

Crypto trong chiến tranh là bạn hay là thù?

1. Nước Nga: Crypto là nơi tránh các lệnh trừng phạt?

Trước cả những lệnh trừng phạt thì Nga đã là 1 trong những cường quốc về tiền mã hóa, khi Vitalik Buterin nhà sáng lập nên Etherum có quốc tịch Nga.

Khi nhiều nước lớn ra lệnh trừng phạt Nga ngoài những chính sách về kinh tế, tiền tệ thì bên cạnh đó cũng lo ngại rằng Nga sẽ sử dụng tiền mã hóa để lạch luật trừng phạt, giao dịch chuyển tiền mà không bị truy vết. New York Times choh hay, chính phủ Nga đã và đang phát triển đồng kỹ thuật số Rúp, bên cạnh đó Nga dùng các công cụ che giấu việc giao dịch tiền mã hóa.

Theo nghiên cứu từ công ty Elliptic, trước lúc Nga tiến công Ukraina, Hoa Kỳ đã từng lo lắng về tiền mã hóa sẽ hạn chế được các tác động của lệnh trừng phạt kinh tế. Trong quá khứ cho thấy Iran đã sử dụng Bitcoin để vượt qua các lệnh cấm thương mại.

Tiền mã hóa là 1 cách để vượt qua cách lệnh trừng phạt nhằm vào việc ngăn chặn các quốc gia, doanh nghiệp giao dịch với Nga. Một cựu công tố viên liên bang của Hoa Kỳ là Michael Parker đã chia sẻ “thật ngây thơ nếu nghĩ rằng nước Nga không đưa ra 1 kịch bản để đối phó với các lệnh trừng phạt”. Và thượng nghị sĩ bang Massachusetts bà Elizabeth Warren gọi “tiền mã hóa là thế giới bóng tối mà người Nga và các công dân có thể sử dụng để giúp họ chống lại lệnh trừng phạt”.

Tiếc thay, cho đến hiện tại thì vẫn chưa có bất kỳ bằng chứng nào cáo buộc cá nhân hay tổ chức Nga sử dụng tiền mã hóa để vượt qua các lệnh trừng phạt. Khi cuộc chiến xảy ra, lượng Bitcoin được giao dịch bằng đồng Rúp đã gia tăng khối lượng, 1 số nhà quan sát cho rằng nhà đầu tư nhỏ lẻ của Nga mua tiền mã hóa là 1 sự thay thế cho đồng Rúp khi giá trị của nó giảm mạnh và từ đó giao dịch tiền mã hóa ở Nga tiếp tục với 1 Volume tương đối nhỏ.

Các nước ngăn chặn nỗ lực tránh lệnh trừng phạt của Nga

Dựa vào các biện pháp nghiệp vụ, đặc vụ có thể xác định được địa chỉ ví tiền mã hóa của các nước đang chịu lệnh trừng phạt, vào năm 2018 văn phòng Kiểm soát Tài sản Nước ngoài của Bộ Tài chính Hoa Kỳ lần đầu tiên tìm thấy vụ việc liên quan đến những người Iran bị cáo buộc âm mưu dùng mã độc để hack tống tiền.

Giám đốc chiến lược của nhà cung cấp tiền mã hóa CoinShare – Meltem Demirors chia sẻ “Rất khó để chuyển hàng chục triệu, trăm triệu đô la ra vào Crypto mà không liên quan đến 1 tổ chức tài chính truyền thống”, thông qua đó các cơ quan thực thi pháp luật cũng sẽ theo được nơi tiền đã chảy, gồm có darkweb hoặc khoản thanh toán không hợp pháp.

Phó thủ tướng kiêm Bộ tường chuyển đổi kỹ thuật số Ukraina đã từng kêu gọi các nền tảng tiền mã hóa và blockchain chặn địa chỉ ví user nga. Hoa Kỳ cũng từng cân nhắc xử phạt tài sản tiền mã hóa của Nga và đã thúc giục các sàn giao dịch tiền mã hóa đảm bảo rằng user Nga bị trừng phạt không được sử dụng nền tảng giao dịch của họ.

Nhiều sàn giao dịch đã từ chối lời thúc giục của Hoa Kỳ trong việc đóng băng tài khoản Nga, họ lập luận rằng tiền mã hóa không phải 1 lựa chọn thực tế cho những người muốn trốn tránh lệnh trừng phạt. Do các sàn điện tử đăng ký ở các quốc gia có 1 chính sách khác nhau, không phải sàn nào cũng KYC user, nên sẽ khó theo dõi và không phải lúc nào cũng khả thi.

Tuy nhiên thì sàn giao dịch lớn nhất Hoa Kỳ là Coinbase đã chặn hơn 25.000 địa chỉ liên quan đến user Nga có tham gia các hoạt động bất hợp pháp, bên cạnh đó cách sàn giao dịch như FTX, Binance US, Circle cũng đã cam kết quân thủ lời kêu gọi của Hoa Kỳ.

>> Xem thêm: Thị trường Crypto sập và quá trình tạo lập cuộc chơi mới – ván bài chia lại từ đầu

2. Crypto giống phao cứu sinh tạm thời trong khủng hoảng của Ukraina

Đối với chính phủ

Vào ngày 9/3/2022 theo công ty phân tích Blockchain Elliptic, tổ chức phi chính phủ và chính phủ Kiev đã nhận được số tiền hỗ trợ từ tiền mã hóa tương đương 63 triệu đô bao gồm Bitcoin, ETH, DOGE,…

Hàng loạt sàn giao dịch như FTX, Kuna, công ty Evestake và các nhà sáng lập tiền mã hóa phương Tây cũng đã kêu gọi quyên góp ủng hộ Ukraina vượt qua cuộc chiến này.

Ngay cả tổng thống Ukraina cũng kêu gọi đóng góp trên twitter, sau đó còn hứa rằng sẽ tặng lại những người ủng hộ airdrop hay NFT. Nhưng sau cùng ông lại bẻ kèo làm nhiều người thất vọng và không muốn đóng góp nữa.

Đối với người dân

Khi nền kinh tế Ukraina bắt đầu sụp đổ do chiến tranh, nhà cửa ruộng vừa bị bắn phá tan hoang, nhiều người dân đã chủ động trốn khỏi đất nước, có người không đem theo bất kỳ tài sản nào do không biết đến Crypto, còn những người biết đến thì cố gắng quy đổi ra tiền mã hóa để làm nơi trú ẩn cuối cùng cho tài sản của mình. Ngân hàng trung ương Ukraina cũng đình chỉ việc rút tiền để ngăn chặn công dân của họ rút ngoại tệ, cuối tháng 2/2022 sàn giao dịch Kuna đã đạt mức Volume giao dịch lớn nhất kể từ tháng 5/2021.

Chuyên gia kỹ thuật số toàn cầu tại Hội Đồng người tị nạn Na Uy – Norwwegian Refugee Council chia sẻ ” Crypto có thể hiệu quả với 1 vài người, nhưng đầu tiên họ cần chuyển đổi tài sản của mình, chuyển chúng sang tiền mã hóa và sau đó xoay sở để trốn khỏi đất nước. Và sau khi họ an toàn thì tiền mã hóa cũng không mất giá quá nhiều”.

Việc sử dụng tiền mã hóa trong thời kỳ khủng hoảng không phải lúc nào cũng dễ dàng, nhiều người phải chen nhau mua USDT, họ cần kết nối với internet và thiết bị điện tử, bên cạnh đó cũng phải biết cách sử dụng. Nhưng tại thời điểm này thì mọi người sẽ tiếp cận nhanh hơn do không còn cách nào nữa.

Nghiên cứu của công ty Blockchain Analytics cho thấy vào tháng 2/2022 Quốc hội Ukraina đã thông qua luật hợp pháp hóa tiền mã hóa, đất nước ngày cũng đứng thứ 4 trên thế giới về việc áp dụng tiền mã hóa. Và những ai đã sở hữu tiền điện tử trước chiến tranh sẽ có lợi hơn, còn ai chưa thì phải làm quen dần.

>> Xem thêm: Siêu chu kỳ trong thị trường Crypto khi nào sẽ đến?

3. Crypto vốn dĩ không phải là một phần của chiến tranh

Crypto sinh ra vốn đã là trung tính, có người sẽ sử dụng và mục đích tốt cũng có người sử dụng vào mục đích xấu, điều này rất hiển nhiên. Chẳng qua là do khi chiến tranh bùng nổ thì Crypto được nhiều người chú ý hơn khi vai trò sử dụng nổi bật, do đó được sử dụng nhiều. Nên Crypto vẫn là 1 người bạn, còn thù hay không nằm ở quan điểm của người đó sử dụng vào mục đích tốt hay xấu.

Crypto trong chiến tranh hay hòa bình vẫn là 1 người bạn bên cạnh tùy vào mục đích sử dụng của bạn.

Như với chính phủ Ukraina thì muốn đóng góp từ Crypto để bảo vệ nền hòa bình, còn Nga thì lại muốn lách lệnh trừng phạt. Khi này vô tình làm cho Crypto bị kiểm soát chặt chẽ hơn trong việc rửa tiền, giao dịch bất hợp pháp, viện trợ chiến tranh…

Nhưng dù sao đi nữa sẽ đến 1 ngày những khuôn pháp lý dành cho Crypto ở các nước trên thế giới sẽ hoàn thiện hơn, khi này cách nhìn sẽ tích cực hơn rất nhiều. Và mình vẫn tin tương lai phát triển cũng như kết nối Crypto ở các quốc gia với nhau.

>> Xem thêm: Hiểu rõ đầu tư và đầu cơ trong thị trường Crypto

icons8-exercise-96