Khi vào thị trường Crypto, thường chúng ta chỉ quan tâm đến giá coin/token mà ít ai để ý đến sự ảnh hưởng của tỷ giá USDT, trong bài viết này, Học Viện Đầu Tư Tài Chính sẽ chia sẻ về điều này, giúp cho các bạn có nhiều góc nhìn hơn, và để ý hơn đến lợi nhuận của mình khi đầu tư Crypto.
Mục lục
Tỷ giá hối đoái là gì?
Trước tiên, tìm hiểu một số kiến thức nền tảng về tiền tệ để có thể hiểu rõ bản chất vấn đề.
Định nghĩa tỷ giá
Tỷ giá hay tỷ giá hối đoái là giá trị của một đồng tiền này so với giá trị của một đồng tiền khác. Đồng thời, nó thể hiện sự tương quan giữa hai đồng tiền so sánh. Tỷ giá hối đoái trên thị trường điện tử giúp trả lời các câu hỏi như: Cần bao nhiêu USDT để mua 1 đồng BTC?
Giá trị của đồng coin USDT được gắn sát với giá trị đồng đô la Mỹ. Và hầu hết chúng ta đều sử dụng đồng tiền stablecoin là USDT để tiến hành mua các đồng coin như BTC, ETH, … Do đó chúng ta cần tìm hiểu kỹ về đồng tiền này cũng như nguyên lí dao động của nó trên thị trường.
Tỷ giá USDT gán với giá trị đồng USD như thế nào?
Tether hay USDT được điều hành bởi công ty Tether Limited. Công ty này gắn tỷ giá đồng USDT sát với đồng đô la Mỹ giúp ổn định sức mua của đồng tiền. Đứng sau Tether Limited là ngân hàng đến từ Đài Loan. Vào tháng 5 năm 2017, công ty Bitfinex đã thuê công ty Friedman LLP tiến hành kiểm toán Tether.
Sau cuộc kiểm toán trên, tổng lượng USD mà Tether lưu trữ tại thời điểm đó bằng với số lượng USDT lưu hành trên thị trường. Giá trị được ước tính tại thời điểm tháng 9 năm 2017 là 443 triệu đô la. Sau thông tin trên, chúng ta có thể hiểu công ty Tether Limited giữ giá đồng Tether bằng cách trữ đồng USD. Cách hoạt động này cũng tương tự như bản vị vàng.
Vào tháng 6 năm 2018, một lần nữa đồng Tether đứng trước sự lo ngại của hàng loạt nhà đầu tư. Nhằm trấn an những trader, công ty Tether đã tiếp tục thuê một công ty khác là Freeh Sporkin&Sullivan (FSS) đứng ra tái kiểm toán. Tại thời điểm đó, công ty FSS đã công bố Tether nắm giữ 2,55 tỷ USD. Giá trị này đủ để đối ứng toàn bộ lượng USDT lưu hành.
Qua hàng loạt cuộc kiểm toán trên, chúng ta có thể phần nào tin tưởng về giá trị 1USDT=1USD của Tether. Tuy nhiên trên thị trường giá được quyết định bên cung cầu. Điều này dẫn tới đôi lúc tỷ giá của cặp tiền này không nhất thiết phải bằng 1.
Spread trong cặp tỷ giá BTC/USDT
Spread là từ có nguồn gốc từ forex, đây là một thuật ngữ chỉ sự chênh lệch của giá mua và giá bán (giá bid và giá offer).
Dễ nhận thấy nhất chính khoảng cách spead này nhất chính là trên orderbook của Bitcoin.
Bạn có thể dễ dàng nhận thấy, giá mua sẽ cao hơn giá bán một tỷ lệ rất nhỏ. Nếu tỷ lệ spead cao thì sẽ xuất hiện cơ hội arbitrage và được các nhà đầu tư nhanh chóng tóm lấy. Thông thường mức spead này sẽ tiệm cận mức phí giao dịch phải trả. Chúng ta thường chú ý đến spead của BTC và ít nhà đầu tư nào chú ý đến spead của USDT. Chính khoảng spead của USDT là một trong những lý do khiến cho lợi nhuận của các nhà đầu tư bị ảnh hưởng.
Bẫy tỷ giá USDT bào mòn lợi nhuận như thế nào?
Mua thấp bán cao nhưng không có lợi nhuận?
Mua thấp bán cao có lẻ chính là phương pháp tìm kiếm lợi nhuận tốt nhất mà hầu hết chúng ta đều sử dụng. Tuy nhiên, rất nhiều nhà đầu tư vẫn gặp phải rắc rối với “bẫy tỷ giá USDT”. Việc đó khiến cho nhà đầu tư bị mất lợi nhuận.
Ví dụ như sau: Khi mở vị thế mua BTC thì tỷ giá 1 USDT = 24.000 VNĐ và giá của Bitcoin đang ở mức 30.000 đô la Mỹ. Giá trị của vị thế này là 24.000 x 30.0000 =720.000.000 (720 triệu đồng)
Sau đó thị trường có sự phục hồi lên vùng giá 33.000 đô la, nhà đầu tư nhận thấy lợi nhuận đã 10% nên đóng vị thế. Tuy nhiên lúc đó tỷ giá 1USDT =21.500 VNĐ. Lúc đó giá trị của 1 BTC của nhà đầu tư là 21.500 x 33.000= 709.500.000 (709,5 triệu đồng)
Ví dụ trên hoàn toàn không tính đến thuế phí. Bạn đã bị lỗ mất 11,5 triệu đồng với số vốn 720 triệu đồng. Mặc dù thương vụ mua BTC vừa rồi tăng tận 10%.
Qua ví dụ trên chúng ta có thể thấy rằng, mua BTC ở giá thấp nhưng bán ở giá cao vẫn có thể đem lại lỗ.
Lời kết
Hầu hết các nhà đầu tư trên thị trường trong quá trình đầu tư chỉ chú ý vào giá coin/token thường không quan tâm quá nhiều đến tỷ giá USDT. Họ nghĩ chỉ cần mua thấp bán cao là có lời nhưng mọi chuyện không đơn giản đến như vậy. Tỷ giá USDT và VNĐ hoàn toàn có thể quyết định lời lỗ của nhà đầu tư.
Trong ví dụ trên có thể thấy rằng giá 1 USDT ban đầu bằng 24.000 VNĐ nhưng sau đó chỉ còn 21.500 VNĐ. Đây là sự mất giá của đồng đô la hoặc nói ngược lại là sự lên giá của VNĐ.
Chung quy lại, nếu bạn đang nắm giữ BTC mà đồng VNĐ lên giá thì giá trị của tài sản của bạn sẽ bị giảm đi. Ngược lại, nếu bạn đang nắm giữ BTC mà đồng VNĐ mất giá thì bạn sẽ được hưởng lợi kép khi giá BTC tăng lên.
Vậy làm sao để khắc phục bẫy tỷ giá USDT bảo toàn lợi nhuận, bài viết tiếp theo mình sẽ chia sẻ về chủ đề này nhé.
>> Xem thêm: Bảo toàn lợi nhuận trước bẫy tỷ giá USDT.
>> Xem thêm: Cẩm nang bảo vệ tiền cho người mới đầu tư Crypto.
>> Xem thêm: Chống rửa tiền trong tiền điện tử.