CBDC, USD và sự thống trị của nền kinh tế

Các CBDC không phải là đồng tiền kỹ thuật số đầu tiên đe dọa sự thống trị của đồng USD trong tài chính và thương mại quốc tế, mà chính là Tether (USDT), đồng stablecoin đầu tiên có giá cố định vào đồng USD.

Sự phát triển của Tether (USDT)

Ra đời vào năm 2014, Tether tuyên bố rằng mỗi đơn vị USDT được đảm bảo 100% bởi dự trữ USD. Sau khi Trung Quốc bắt đầu giám sát chặt chẽ các sàn giao dịch tiền điện tử vào năm 2017, các trader tại đây gặp khó khăn khi giao dịch tài sản tiền điện tử bằng tiền pháp định. Do đó, ban đầu Tether đã được sử dụng như một phương tiện trao đổi giá trị. Tuy nhiên, Tether tiếp tục trở thành đồng tiền số dễ tiếp cận nhất đối với các trader khi Trung Quốc tiếp tục thắt chặt lệnh cấm tiền điện tử vào năm đó, thúc đẩy đồng tiền này tăng trưởng nhanh chóng và trở thành một trong những đồng tiền chính trong thị trường tiền điện tử.

moi-lien-he-giua-cbdc-usd-va-su-thong-tri-cua-nen-kinh-te

Tether đã vượt qua ứng dụng ban đầu của mình, từ một loại tiền dùng để niêm yết giá trong giao dịch tiền điện tử trở thành một loại tiền thay thế được dùng trong chuyển tiền qua biên giới và thanh toán quốc tế. Mặc dù có lịch sử ngắn nhưng Tether đã tạo ra thị trường tiền tệ thay thế được tách ra từ hệ thống tiền tệ và tài chính truyền thống.

Những ưu điểm và nhược điểm của Tether so với USD

Đáng kể hơn, USDT đang ngày chiếm lĩnh những thị trường mà đồng USD không thể tiếp cận được. Nói tóm lại, nó là phiên bản hiệu quả và linh hoạt hơn của đồng USD. Hơn nữa, với tư cách là một mạng phân tán, Tether hoạt động bên ngoài phạm vi hoạt động của hệ thống ngân hàng Hoa Kỳ và chính sách tiền tệ tập trung.

Gần đây, Tether đã bị sự giám sát mạnh mẽ từ các tổ chức tài chính và cơ quan quản lý truyền thống. Theo một tài liệu được trình cho Ủy viên công tố thành phố New York thì chỉ có khoảng 74% nguồn cung USDT được đảm bảo bởi đồng đô la, do đó đặt ra câu hỏi về một tiềm năng thật sự của mạng lưới này. Hơn nữa, bản chất phi tập trung của Tether, khiến việc thực hiện các biện pháp bảo vệ và giảm thiểu rủi ro trở nên khó khăn hơn. Đây có lẽ là những nhược điểm sẽ ngăn cản Tether soán ngôi USD.

Các CBDC có thể ảnh hưởng như thế nào tới đồng USD?

Vậy còn các đồng tiền số do ngân hàng trung ương ban hành thì sao? Nhà kinh tế trưởng của ngân hàng JP Morgan cho rằng đồng USD vẫn tiếp tục giữ vị trí đồng tiền dự trữ toàn cầu, tuy nhiên ông cũng cảnh báo rằng vị trí độc tôn của đồng đô la trong tài chính thương mại và hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT có thể bị đe dọa bởi các CBDC.

Ông cũng khẳng định rằng Hoa Kỳ là quốc gia sẽ phải gánh chịu nhiều mất mát nhất trước sự phát triển đột phá của các đồng tiền kỹ thuật số. JPMorgan chỉ ra rằng các quốc gia khác có thể sử dụng các loại tiền kỹ thuật số để phá vỡ hệ thống SWIFT và phạm vi trừng phạt kinh tế, làm suy yếu khả năng Hoa Kỳ thực thi quyền lực thông qua kiểm soát đồng tiền dự trữ toàn cầu. Do đó nhiều quốc gia và khu vực như Anh, các nước trong liên minh Châu Âu và Trung Quốc đã và đang chạy đua để cho ra đời đồng tiền số do ngân hàng trung ương của quốc gia đó quản lý càng sớm càng tốt.

moi-lien-he-giua-cbdc-usd-va-su-thong-tri-cua-nen-kinh-te

Chẳng hạn như việc Trung Quốc cho chạy thử nghiệm đồng CBDC của mình là một nỗ lực nhằm thách thức vị thế thống trị của đồng USD, là loại tiền tệ dự trữ toàn cầu. Trong nhiều năm Trung Quốc đã nỗ lực quốc tế hóa đồng Renminbi nhưng vì đồng USD đã ăn sâu vào hệ thống tài chính thế giới nên Trung Quốc vẫn chưa đạt được nhiều tiến triển. Nhưng điều đó có thể thay đổi nếu Trung Quốc có thể tạo ra một cơ sở hạ tầng thanh toán thay thế an toàn và hiệu quả hơn với CBDC của nó.

>> Xem thêm: 3 lý do khiến các Ngân hàng phải tăng tốc ra mắt tiền kỹ thuật số CBDC.

>> Xem thêm: 5 cách tối ưu hoá lợi nhuận với Stablecoin bạn nên biết.

icons8-exercise-96