Câu chuyện tài chính của sinh viên và nhân viên văn phòng

Trải qua hơn 2 năm dịch bệnh Covid-19, tài chính và kinh tế của mọi nhà đều bị ảnh hưởng sau một khoảng thời gian cách ly. Đặc biệt là đối với các bạn sinh viên và nhân viên văn phòng luôn muốn tìm cách kiếm thêm nguồn thu nhập cho chính bản thân mình để trang trải học phí, các khoản tiền chi tiêu cho chính bản thân mình. Cũng đến từ nhu cầu đó và sự phát triển của công nghệ truyền thông nên việc đầu tư tài chính gần như là đã gắn liền với các bạn sinh viên và nhân viên văn phòng trong khoảng thời gian vừa qua.

Bài toán tài chính

Hãy cùng nhau nhìn nhận lại tài chính cá nhận của bạn thân mình dưới đây, bạn là ai trong những trường hợp này. Đây là một bài toán mình đặt ra với ví dụ rằng:

Trường hợp 1

Bạn là một người với mức lương 8 triệu lương tăng theo quy định của nhà nước. Mỗi tháng tiết kiệm 20% số tiền kiếm được. Đến năm 31 tuổi bạn bắt đầu lập gia đình nên số tiền bạn tiết kiệm giảm xuống 10%. Bạn không gửi tiền ngân hàng nên bạn không có lợi nhuận, tỷ lệ lạm phát thời điểm hiện tại là 6% mỗi năm.

Tổng giá trị so với thời điểm hiện tại bạn nhận được vào năm 65 tuổi là khoảng 1tỷ1
Tổng giá trị so với thời điểm hiện tại bạn nhận được vào năm 65 tuổi là khoảng 1tỷ 1

Trường hợp 2

Bạn là một người với mức lương 8 triệu lương tăng theo quy định của nhà nước. Mỗi tháng tiết kiệm 20% số tiền kiếm được. Đến năm 31 tuổi bạn bắt đầu lập gia đình nên số tiền bạn tiết kiệm giảm xuống 10%. Bạn quyết định đem gửi tiền ngân hàng với lãi suất 6% mỗi năm, tỷ lệ lạm phát thời điểm hiện tại là 6% mỗi năm. (Đây có lẽ là trường hợp có lợi nhất cho các bạn vì trên thực tế số tiền tiết kiệm nếu gửi lợi nhuận ngân hàng chưa chắc có thể bằng được số tiền trượt giá do lạm phát)

Tổng giá trị so với thời điểm hiện tại bạn nhận được vào năm 65 tuổi là khoảng 2tỷ4
Tổng giá trị so với thời điểm hiện tại bạn nhận được vào năm 65 tuổi là khoảng 2tỷ 4

Trường hợp 3

Bạn là một người với mức lương 8 triệu lương tăng theo quy định của nhà nước. Mỗi tháng tiết kiệm 20% số tiền kiếm được. Đến năm 31 tuổi bạn bắt đầu lập gia đình nên số tiền bạn tiết kiệm giảm xuống 10%. Bạn quyết định tham gia đầu tư và lợi nhuận trung bình trên mỗi năm là khoảng 10%, tỷ lệ lạm phát thời điểm hiện tại là 6% mỗi năm.

Tổng giá trị so với thời điểm hiện tại bạn nhận được vào năm 65 tuổi là khoảng 5tỷ 1
Tổng giá trị so với thời điểm hiện tại bạn nhận được vào năm 65 tuổi là khoảng 5tỷ 1

Từ góc nhìn tổng quan dựa trên bài toàn. Chúng ta có thể thấy được rằng việc kiếm được lợi nhuận từ phần tiền tiết kiệm của bạn là một việc bắt buộc nếu như bạn không muốn bị ảnh hưởng bởi sự lạm phát. Tất cả số liệu phía trên được mình bình quân từ những kiến thức mình học được từ quản lý tài chính cá nhân. Trong trường hợp tình hình tài chính có dấu diệu của sự căng thẳng thì có lẽ tình hình lạm phát sẽ còn thay đổi không dừng lại ở mức 6% như thời điểm hiện tại.

Lên kế hoạch bảo vệ tài chính cá nhân

Lạm phát đang dần tấn công vào túi tiền của các bạn bằng một cách im lặng, nếu như bạn không thiết lập được mục tiêu để bảo vệ tài chính cho bản thân mình thì số tiền bạn tiết kiệm được qua thời gian nó cũng chỉ còn là những tờ giấy. Như mình đã đề ở trường hợp 2 việc bạn gửi ngân hàng thời điểm hiện tại với lãi suất bạn nhận được hàng tháng thì nó cũng chính là số tiền trượt giá dựa trên tài sản của chính bản thân bạn nên việc đó gần như không gia tăng cho bạn thêm được bất kì tài sản gì.

Nếu như bạn là một người sinh viên, nhân viên văn phòng xác định cho mình muốn thay đổi cuộc sống của chính bản thân mình thì hãy lên kế hoạch chuẩn bị cho bản thân ngay từ bây giờ:

Quản lý tài chính của chính bản thân mình?

Đưa ra số tiền tiết kiệm mỗi tháng mình sẽ để dành bao nhiêu, dự kiến trong bao lâu sẽ có thể đạt được mục đính của bạn thân mình? Bạn muốn mua một căn nhà, một chiếc xe đặt bút xuống ghi ra những con số tính toán toàn bộ chi phí thì lúc này bạn mới có thể đến được bước tiếp theo mình đang cần làm những gì để đạt được mục đích của bản thân.

Cách tránh né sự lạm phát?

Hiện nay có 2 cách để giảm sự lạm phát đó chính là: gửi tiết kiệm đây có lẽ là cách đơn giản nhất nhưng lại không tối ưu trong thời gian dài hoặc tham gia đầu tư đem số tiền tiết kiệm của bạn chuyển hoá thành tài sản ví dụ như bất động sản, chứng khoán, crypto, ngoại tệ….. Điều này có thể giúp cho bạn tránh được sự trượt giá trong một thời gian rất dài nhưng lại cần phải có kiến thức nếu không muốn mắc phải trường hợp lỗ kép.

Đối với bạn là một người chưa có kinh nghiệm đầu tư. Hãy trích một ít số tiền trong tài khoản của bạn đem vào việc đầu tư phần lớn còn lại hãy đưa vào gửi tiết kiệm, đầu tư là việc cần có cả một quá trình để trải nghiệm học hỏi và hiểu biết. Đừng vì lòng tham mà đem hết toàn bộ tiền của mình vào những nơi mà bản thân mình không hiểu gì về nó.

Chỉ với một số tiền nhỏ bạn đã có thể rút ra được bài học cho chính bản thân mình, các bạn được phép sai lầm nhưng hãy sai lầm và mình có thể sửa sai. Thị trường tài chính luôn nằm ở đó, luôn có cơ hội ở đó, khi bạn đã đủ bản lĩnh thì đó là lúc bạn có thể làm chủ được tài chính của bản thân mình.

Chúc các bạn thành công. Thân ái!

icons8-exercise-96