Thật ra để đầu tư thành công trước hết phải biết cách giữ tiền, giữ được tiền thì mới có tiền mà đầu tư và sinh lời từ đó. Nên bài viết này, là cẩm nang giúp người mới đầu tư Crypto biết cách bảo vệ tiền của mình, thường thì người mới vào thị trường, mất tiền qua các mô hình Scam (lừa đảo), nên trong suốt bài viết mình sẽ đưa ra các mô hình Scam phổ biễn, song sẽ đưa ra giải pháp kèm theo. Chủ yếu để các bạn hình dung được những chiêu trò Scam lừa đảo, làm mất tiền cuả các bạn, từ đó, biết mà tránh.
Mục lục
Các hình thức Scam và cách phòng tránh khi đầu tư Crypto
1. Uỷ thác đầu tư – kêu gọi gói đầu tư, trả lãi 30 – 50%/ngày
Với những người mới tham gia đầu tư Crypto, chưa có kiến thức cộng với lòng tham 1 ngày trả 30-50% thì quá hấp dẫn, với việc để người khác đầu tư giúp, mình không phải nghiên cứu học hỏi gì mà vẫn có lãi thì nhàn rỗi quá, ngại gì mà không làm. Thường thì các hình thức này đánh vào lòng tham con người, đánh vào sự lười biếng của họ.
--> Với những hình thức đưa tiền cho người khác đầu tư thì bạn phải hết sức cân nhắc, tiền mình giữ đôi khi còn mất thì người ngoài không ngoại lệ, bạn phải xem xét dự án đó lấy tiền ở đâu để trả cho bạn? sản phẩm đó có giá trị gì? Bạn hãy thử so sánh với 1 vài hình thức đầu tư chính thống khác, ví dự gửi bank lãi suất 1 tháng 6-7%/năm, hoặc các quỹ ETF khác, xem con số lãi suất có thực sự khả thi không. Ngồi không cũng được tiền là điều khó xảy ra.
2. Các games Ponzi
Mô hình Ponzi là hình thức vay tiền của người này để trả lãi cho người khác, kiểu người sau trả người trước. Người đi Scam sẽ đưa ra cam kết trả lợi nhuận cao cho người cho được mời vào và quảng cáo với họ về những tấm gương đã từng nhận được lợi nhuận cao trước đây để hấp dẫn họ. Người mới vào chưa hiểu biết mà được trả lợi nhuận cao 1 vài lần là bị hấp dẫn, lại giới thiệu những người khác vào. Những người vào cuối cùng là người trả tiền cho những người trước đó.
--> Trước khi tham gia bất kỳ khoản đầu tư nào, bạn hãy đặt ra câu hỏi “Dự án lấy tiền ở đâu để trả cho bạn?, sản phẩm đầu tư có giá trị gì không? hình thức trả này có khả thi không vì ngân hàng nhà nước trả lãi suất 6-7%/năm mà dự án lại trả cho mình giao động 30-50%/ngày hoặc tuần hoặc tháng thì phải xem xét lại.
3. Lừa đảo qua giao dịch USDT
– Trường hợp giao dịch USDT qua các chợ OTC: Những người mới tham gia đầu tư Crypto điều cần USDT để mua Coin, và đây cũng là mục tiêu tấn công của những người lừa đảo vì người mới thì chưa có kinh nghiệm cũng như kiến thức để nhận ra. Họ sẵn sàng báo giá thấp để thu hút người mới hoặc mạo danh admin của Group uy tín nào đó thực hiện hành vi Scam của mình. Các hình thức Scam trong giao dịch OTC thường là:
- Thúc ép chuyển tiền – Giả bill giao dịch: Thúc đẩy bạn chuyển tiền vì giá USDT đang biến động, không giao dịch nhanh thì phải giao dịch với giá cao hơn.
- Mạo danh admin: trường hợp này xảy rất nhiều.
- Nhử mồi giao dịch: tức là sẽ giao dịch uy tín trong 9 lần, lần thứ 10 khi bạn có niềm tin rồi thì scam.
- ………
– Trường hợp giao dịch USDT qua P2P trên sàn: Ở trường hợp trên ít ra bạn còn được biết mình đang giao dịch với ai, còn trên P2P bạn không biết diện mạo của người giao dịch với bạn như thế nào đâu, vì giao dịch dựa trên biệt danh, người Scam sẽ bán giá rẻ hơn những người khác để thu hút những người mới ham giá rẻ, bạn chuyển tiền cho họ trước, nếu họ chuyển USDT lại giao dịch với bạn thì chúc mừng bạn, còn ngược lại thì chia buồn cùng bạn. Bạn có thể gửi khiếu nại lên sàn nhưng đợi xử lý thì lâu và phải mất phí để sàn hỗ trợ xử lý vấn đề của bạn.
--> Cách phòng tránh: Không nên tham rẻ mà mua bất chấp, khuyến khích bạn nên giao dịch thông qua chợ, giá trên P2P tuy thấp hơn một xíu nhưng rất nhiều rủi ro, trên chợ bạn giao dịch với admin chính thống của các cộng đồng uy tín có hỗ trợ OTC thì an toàn hơn rất nhiều. Trước khi giao dịch bạn nên check thông tin admin kỹ tránh Scam mạo danh, và lưu ý, admin sẽ không bao giờ chủ động nhắn tin giao dịch trước với bạn. Hãy cẩn thận khi chuyển tiền nhé.
4. Giả mạo trang web dự án/sàn
Những người mới rất nhanh và nhạy với các dự án hay các đồng Coin được cộng đồng quan tâm, và những người Scam cũng nắm được tâm lý đó nên đã mạo danh 1 trang web giống như đồng coin hay dự án đó và cho chạy quảng cáo google nên khi bạn gõ tên đồng coin đó ra thì trang web Scam đó sẽ hiển thị đầu tiên, thường thì cái gì search mà ra đầu tiên thì có độ trust hơn, nên không xem kỹ mà bấm vào đó, rồi họ yêu cầu chuyển tiền vào contract để mua coin, cứ thế mà chuyển vào không kiểm tra thông tin, coin chưa thấy về mà tiền thì đã mất.
--> Trước khi chuyển tiền mua coin hay kiểm tra thông tin dự án, hãy tìm kiếm thật kỹ đúng trang web của dự án từ cộng đồng đang hỗ trợ dự án hay bạn có thể gõ tên đồng coin đó vào Coinmarketcap hoặc coingecko để check thông tin nếu đồng coin đã được list lên 2 trang đó thì mọi thông tin như website, contract, cộng đồng điều có cập nhật hết nha.
5. Giả mạo app ứng dụng
Việc mao danh các app ứng dụng từ các sàn giao dịch, các app từ các ứng dụng Crypto, các ví Crypto cũng rất nhiều, mà người mới hay có cái kiểu gõ tên sàn hay ứng dụng trên CH Play hoặc App Store để tải cho nhanh, các app Scam vẫn sẽ chạy quảng cáo bình thường nhé, chỉ cần gõ tên ứng dụng ra, nhà cung cấp có quảng cáo sẽ hiển thị đầu tiên.
--> Để khắc phục trường hợp này, nếu bạn muốn tải app ứng dụng của sàn, hãy lên trang web chính thống của sàn và tải theo link sàn hoặc mã QRcode của sàn là an toàn nhất. Trường hợp các app ứng dụng Crypto khác thường sẽ có trang web, bạn cứ lên trang web để tải là được.
6. Mạo danh admin các group cộng đồng/admin dự án
Những bạn mới vào thì còn ngây thơ và không biết sự tinh vi của các bạn Scam, họ luôn có mặt trong các Group/cộng đồng lớn, để khi bạn join vào, họ sẽ chủ động nhắn tin cho bạn, nói là admin của cộng đồng, làm quen với bạn, hỏi bạn có cần giúp đỡ gì không, thân thiện với bạn 1 thời gian thì mới bắt đầu tấn công bạn. Chủ yếu họ nhắn tin trước để tạo niềm tin cho bạn trước, 1 thời gian sau mới bày trò với bạn. Scam bây giờ cũng tâm lý lắm, nhắn tin làm quen, quen xong rồi ăn.
--> Admin không bao giờ chủ động nhắn tin cho bạn trước, nhắn trước thì 100% là Scam đó. Muốn hỗ trợ thì bạn cứ nhắn trực tiếp lên group để nhờ hỗ trợ.
7. Giả mạo qua tin nhắn
Họ sẽ gửi 1 dãy mã vào tin nhắn cho bạn và bảo bạn rằng có ai đó đang cố tình đăng nhập vào tài khoản của bạn (sàn hoặc app ứng dụng), bạn hãy nhập mã để xác minh danh tính, hoặc gửi cho bạn đường link, bạn bấm vào hoặc nhập mã thì đồng nghĩa bạn mất quyền kiểm soát tài khoản của mình.
--> Nếu là tin nhắn của sàn thì hãy xem lịch sử trước đó sàn đã nhắn cho bạn, tuyệt đối không được bấm vào bất kỳ đường link lạ nào.
8. Giả mạo Email
Một ngày đẹp trời có mail gửi đến từ sàn Binance, yêu cầu bạn xác minh vì có người đang cố tình đăng nhập vào tài khoản của bạn. Bạn vì sợ mất tài khoản mà mất tính đề phòng, bấm vào link liên kế trong mail và cung cấp thông tin cho mail giả mạo là hình thức gián tiếp chuyển nhượng tài khoản của bạn qua cho Scam rồi. Và các mail Scam này rất giống với mail chính thống của các sàn.
--> Khi bạn không thao tác gì đến tài khoản mà có email của sàn gửi về, hãy thận trọng mở mail lên và xem thật kỹ người gửi có thật sự đến từ mail của sàn, địa chỉ email này trước đó đã gửi tin cho bạn chưa, thường thì các bạn khi sử dụng sàn đã nhận rất nhiều mail từ sàn, nên đây là cơ sở để check mail thật giả, ngoài ra trên sàn binance có mã anti -phishing giúp nhận diện mail Scam, bạn nên cài đặt và không làm lộ mã anti – phishing này ra ngoài nhé.
9. Giả mạo twitter dự án
Phần lớn, dân tài chính đều phải có 1 tài khoản twitter nên đây cũng là một kênh Scam dồi dào. Scam sẵn sàng đầu tư 1 tài khoản twitter có lượt theo dõi cao, và giống như twitter chính thống để lừa gạt cộng đồng của dự án.
--> Nên lên trang web chính thống của dự án hay các trang như coinmarketcap, coingecko để check dự án và check thông tin cộng đồng từ đó. Nếu dự án yêu cầu nạp tiền, mã private key thì 100% là Scam. Bạn nhớ là không cung cấp bất kỳ thông tin gì cho người khác nhé, bất kể họ là ai.
10. Gửi token lạ vào ví
Vì blockchain là mở nên ai cũng có thể gửi vào địa chỉ ví của bạn được, mà khi thấy ví xuất hiện 1 vài đồng coin với số lượng lớn và giá trị lên cả vài trăm đến vài nghìn đô, tự nhiên tiền trên trời rơi xuống, tưởng mình may mắn, swap ra USDT là bay luôn cả ví.
--> Khi ví của bạn nhận bất kỳ token hay coin nào lạ với số lượng lớn thì bạn nên check kỹ coin đó thuộc chain nào, rồi vào chain đó xem có thật sự có đồng coin đó không mã contract như thế nào, đang có chương trình tặng coin cho cộng đồng phải không? Nếu không phải thì hãy xoá nó ra khỏi ví của bạn. Thường thì các bạn hay làm airdrop mã ví đưa lên rất nhiều dự án nên rủi ro ví bị để ý là có khả năng cao, tốt nhất, nên có nhiều ví làm airdrop, và ví làm airdrop thì không dùng để trữ coin.
11. Scam qua các chương trình Airdrop
Thường thì các dự án muốn thu hút cộng đồng sẽ mở các chương trình phát airdrop tri ân cho cộng đồng theo dõi dự án của họ. Nếu chương trình airdrop chính thống chỉ yêu cầu bạn thực hiện các nhiệm vụ như like share twitter, fanpage, join cộng đồng. Còn những chương trình airdrop Scam sẽ yêu cầu bạn cung cấp thông tin và yêu cầu bạn chuyển phí để nhận coin/token.
--> Airdrop là chương trình nhận coin/token miễn phí như đúng cái tên của nó, nên khi làm các chương trình airdrop mà yêu cầu phí hay cung cấp thông tin mật hoặc yêu cầu truy cập các kiểu thì bạn cho qua nhé. Và hãy tạo nhiều ví để làm airdrop, không dùng ví chính để làm airdrop nha.
12. Scam tặng Coin/token hay tiền trên comment của các Fanpage
Trường hợp này, scam sẽ quan tâm và follow các kênh fanpage uy tín, chính thống để comment là được tặng coin hay token hãy bấm vào link. Và điều quan trọng là scam này rất chuyên nghiệp, họ làm rất nhiều nick giả để vào comment tung hô nhận được coin, dường như có nguyên 1 tổ chức để cùng làm. Thấy nhiều người bảo nhận được coin quá, gây hiệu ứng, làm lòng tham được khơi dậy. Bấm vào link làm theo hướng dẫn và tiền đi nhưng chưa thấy nhận được coin gì. Cũng có thể là họ sẽ giả mạo và làm 1 cái fanpage giống như vậy và tự commnet xuống bài viết của fanpage chính chủ để lừa gạt những người mới chưa có sự phòng bị.
--> Với những trường hợp này bạn nên vào thẳng các nick để check xem nick ảo hay thật, mà dù có thật cũng đừng tin, vì không có lý do gì để bạn được nhận tiền kiểu này. Hoặc nhắn tin trực tiếp cho admin của page nhớ là page chính thống bạn đang follow nhé.
Lời kết
Trên đây chỉ là một trong những mô hình Scam phổ biến thôi, nhưng có thể nhận diện và tránh xa được những hình thức này thì chúc mừng các bạn. Đầu tư Crypto là một quá trình dài, cần trải nghiệm và học tập rất nhiều, nhưng giữ được tiền là một trong những bước tiến thành công trong quá trình đầu tư.
>> Xem thêm: Tiêu chí đầu tư Crypto dành cho người mới.
>> Xem thêm: Được và mất sau 2 năm đầu tư Crypto.
>> Xem thêm: 3 điều mà người mới đầu tư Crypto nên quên đi.