Thị trường Crypto ngày càng bùng nổ, số lượng coin/token mới xuất hiện ngày một nhiều. Việc định giá đúng hoặc gần đúng một đồng coin/token trước khi được niêm yết trên các sàn là cách để các nhà đầu tư (NĐT) tối ưu khoản đầu tư của mình.
Mục lục
Tại sao phải biết cách định giá Crypto?
Đã bao giờ bạn tự hỏi, tại sao mỗi Crypto khi niêm yết tại các sàn giao dịch lại có mức giá khác nhau hay chưa? Đó là do quy định của sàn hay chỉ đơn giản là “chủ dự án muốn như vậy?” Để trả lời được câu hỏi này, chúng ta hãy cùng liên tưởng đến thị trường tài chính truyền thống.
Mỗi một dự án có thể được xem như là một công ty độc lập. Việc niêm yết coin/token cũng giống như công ty niêm yết cổ phiếu trên các sàn giao dịch. Việc niêm yết này trên thực tế chính là một hành động huy động vốn. NĐT đưa tiền cho doanh nghiệp. Đổi lại, họ được chia một lượng cổ phần nhất định. Như vậy, về cơ bản đây là một mối quan hệ cung cầu.
Chủ doanh nghiệp chào bán cơ hội sở hữu công ty mình với một mức giá N. Nếu NĐT thấy mức giá đó hợp lý, họ sẽ mua và ngược lại. Điều này về lý thuyết có nghĩa là chủ doanh nghiệp có thể tùy ý định giá cổ phiếu của doanh nghiệp mình. Nếu định giá thấp, doanh nghiệp mất nhiều cổ phần nhưng thu được ít tiền. Ngược lại, nếu định giá quá cao, lượng NĐT quan tâm ít đi, doanh nghiệp không huy động được nhiều tiền.
Từ ví dụ trên, các dự án Crypto cũng tương tự như vậy. Chủ dự án có thể tùy ý đưa ra mức giá họ mong muốn. Mức giá đó nhân với số lượng coin/token phát hành sẽ là số vốn mà dự án đó dự định huy động. Tương tự như cổ phiếu, đưa giá coin/token quá cao hay quá thấp thì dự án cũng đều chịu thiệt.
Do đó, họ sẽ thường tính toán các yếu tố để đưa ra một mức giá ban đầu mà họ cho là phù hợp. Tuy nhiên, ở góc độ của NĐT, mức giá đó có thực sự phù hợp hay không thì chúng ta sẽ cần phải cân nhắc.
Cách để định giá một đồng coin
Trên thực tế, việc định giá Crypto có phần hơi khác một chút so với định giá cổ phiếu. Với cổ phiếu, các NĐT sẽ dựa trên doanh thu, lợi nhuận, các khoản vay hoặc lỗ lũy kế,… để đánh giá xem mức giá hiện tại đó có phù hợp hay không. Có rất nhiều các phương pháp như sử dụng chỉ số P/E hoặc P/B,…. Tuy nhiên, với Crypto thì khác vì coin/token không có các chỉ số này.
Ở góc độ của một NĐT, việc định giá coin/token có phần định tính hơn. Sẽ không có báo cáo kết quả kinh doanh hay lưu chuyển tiền tệ,… để có thể tính toán được giá trị thực của Crypto đó. Thay vào đó, chúng ta sẽ sử dụng vốn hóa thị trường của các đồng Crypto cùng phân khúc mà đã niêm yết trên các sàn giao dịch. Lúc này, giá sẽ xác định bằng vốn hóa thị trường dự kiến chia cho số lượng coin/token cung ứng ra thị trường.
Ví dụ: Giả sử có một dự án N phát hành 100 triệu coin/token ra thị trường. Dự án này có xu hướng chen chân vào các đồng coin/token vốn hóa cao, trực tiếp cạnh tranh với Ethereum (ETH). Ví dụ, tại thời điểm hiện tại, vốn hóa của ETH là $148 tỷ. Như vậy, để đạt được mức vốn hóa $148 tỷ này với 100 triệu coin kia thì chủ dự án A cần phải chào bán với giá 41.480/1 coin/token.
Đương nhiên, mức giá đó chỉ là giả định. Đó chỉ là giá chào bán của chủ dự án đối với NĐT. Nó không phản ánh chính xác mức độ quan tâm cũng như giá trị thực của đồng coin. Và trên thực tế, để đạt được mức giá đó, các dự án thường có lộ trình nhất định. Bài viết tiếp theo mình sẽ chia sẻ về những yếu tố giúp xác định đúng hoặc gần đúng giá trị thực của một Crypto nhé.
Lời kết
Hi vọng với chia sẻ trên sẽ giúp các bạn có thêm sự hiểu biết về cách định giá Crypto trước khi dự án list lên các sàn giao dịch, từ đó nhà đầu tư sẽ có thêm nhiều insights hơn để có thể ra quyết định đầu tư hạn chế rủi ro nhất.
>> Xem thêm: Những yếu tố giúp xác định giá trị thực của một đồng coin trước khi lên sàn.
>> Xem thêm: Tiêu chí đầu tư Crypto dành cho người mới.