Có rất nhiều nhà đầu tư cho rằng Bitcoin sinh ra nhằm mục đích phòng chống lạm phát thay thế cho tiền Fiat hiện tại. Còn có nhiều ý kiến cho rằng Bitcoin chỉ là tiền ảo và không có ứng dụng thực tế gì cho đời sống. Bài viết này mình sẽ chia sẻ đến cho các bạn những gì mình hiểu về Bitcoin về việc có phải phòng chống lạm phát không để các bạn có thêm nhiều góc nhìn.

Mục lục
Các tài sản phòng chống lạm phát hiện nay
Trong bối cảnh tiền Fiat đã đang và sẽ liên tục mất giá như vậy, nhu cầu đối với những lớp tài sản có thể giúp chúng ta phòng ngừa cũng như bảo vệ tài sản của mình trước sự “bào mòn” của lạm phát là khá lớn.
Do đó, trong phần này mình sẽ dựa trên Vàng và Bất động sản – những lớp tài sản tiêu biểu cho việc Inflation Hedge – Phòng tránh lạm phát để nêu ra những đặc điểm của các loại tài sản này.
Vàng và bất động sản phòng tránh lạm phát
Một số điểm chung của 2 loại tài sản này:
- Nguồn cung có giới hạn: Cả hai đều có nguồn cung giới hạn. Đất đai ở trên trái đất này chỉ có giới hạn và vàng cũng thế.
- Nhu cầu gia tăng theo thời gian: Dân số ngày càng gia tăng khiến nhu cầu với đất để sinh sống gia tăng theo, đồng thời những người giàu có luôn muốn sở hữu nhiều đất đai ở nhiều địa điểm. Còn đối với vàng ngoài nhu cầu về đầu tư, còn có thêm nhu cầu về việc sử dụng trong sản xuất (trang sức, linh kiện điện tử,…).
Ngoài ra, đối với bất động sản, bên cạnh việc mua và nắm giữ để chờ tăng giá thì còn có thể tạo thêm nguồn thu từ việc cho thuê lại. Do đó đây là một loại tài sản được rất nhiều người ưa thích do:
- Giá cả tăng theo thời gian.
- Có nhiều ứng dụng (phục vụ nhu cầu thiết yếu là nơi ở).
- Ngoài ra còn tạo được nguồn thu từ việc cho thuê.
Đối với vàng, ngoài có ứng dụng trong sản xuất và một tài sản đầu tư thì ý nghĩa của vàng còn nằm ở việc thanh toán.
Như các bạn đã biết, với tính chất hoá học và vật lý của vàng thì nó đã được sử dụng làm công cụ trao đổi thanh toán từ thời xa xưa. Cùng với lịch sử phát triển rất lâu đời thì việc trao đổi buôn bán sử dụng vàng đã trở nên phổ biến ở mọi nơi trên thế giới.
Bên cạnh đó, việc tiền Fiat luôn mất giá và sự bất ổn của chủ nghĩa tư bản mình đã phân tích ở trên đã khiến cho vàng từ xưa đến nay vẫn được coi là một công cụ thanh toán nằm ngoài hệ thống, và cũng được dùng trong trường hợp nền kinh tế chịu khủng hoảng nặng nề.
Vàng còn có một điểm ưu việt hơn so với bất động sản đó là: Bất động sản rất phụ thuộc vào sự ổn định chính trị cũng như sức mạnh của các quốc gia, còn vàng với tính chất của nó thì ít phụ thuộc hơn.
Còn Bitcoin với việc lạm phát sẽ như thế nào?
Nếu xét về tính chất của Bitcoin, chúng ta có thể thấy BTC giống vàng hơn là bất động sản trên phương diện là một tài sản phòng tránh lạm phát. Có thể thấy một số điểm chung như sau:
- Nguồn cung có giới hạn.
- Đều nằm ngoài hệ thống của các chính phủ.
- Trong xu hướng ngày càng nhiều tổ chức chấp nhận Bitcoin để thanh toán như hiện nay thì Bitcoin dường như đã trở thành “Digital Gold – Vàng kỹ thuật số”.
Tuy nhiên hiện tại đối với vàng, việc quá nhiều chính phủ và các tổ chức đầu tư đang nắm giữ vàng cũng với các chính sách khiến việc trao đổi buôn bán vàng trở nên khó khăn hơn. Do đó mà dường như giá cả của vàng đang có xu hướng dần bị phụ thuộc vào các chính sách tiền tệ của chính phủ.
Với sự ra đời của Bitcoin đặt trong bối cảnh tình trạng nền kinh tế như hiện tại, dường như Bitcoin đang trở nên hấp dẫn hơn trong mắt của các nhà đầu tư với vai trò là một công cụ để phòng chống lạm phát.
Trong bối cảnh các chính phủ “bơm tiền” như hiện tại, mức độ lạm phát của Mỹ đã vượt năm 2008 – năm diễn ra khủng hoảng kinh tế toàn cầu.
Đồng thời mức ROI của vàng kể từ đầu năm tới nay là khoảng – 4%, kể từ hồi đạt đỉnh trong năm 2011 thì vàng cũng chưa vượt được mức giá này.
Với sự nổi lên của Bitcoin, dường như các nhà đầu tư đang dần trở nên hứng thú hơn với tài sản này so với vàng trong bối cảnh các nền kinh tế bất ổn (Market cap nhỏ hơn 12.3 lần so với vàng và dường như các chính phủ vẫn đang chưa thể kiểm soát được loại tài sản này).
Ngoài ra, Bitcoin còn có một số ưu điểm hơn hẳn vàng đó là:
- Không thể bị làm giả (do công nghệ Blockchain).
- Lưu trữ Bitcoin ít tốn kém hơn vàng.
- Dễ dàng di chuyển xuyên biên giới với một mức chi phí cực rẻ.
- Mức độ “nằm ngoài hệ thống của nhà nước” cao hơn vàng rất nhiều.
Tuy không thể phủ nhận rằng ngoài giá trị đầu tư, vàng hơn Bitcoin ở một điểm đó là có giá trị trong sản xuất. Nhưng với việc có một mức ROI quá ấn tượng kể từ khi ra mắt cho tới nay, đồng thời đã tạo ra được một hệ sinh thái Blockchain & Defi khổng lồ, thì Bitcoin hiện tại đang dần được nhiều nhà đầu tư lựa chọn như một giải pháp thay thế vàng trong danh mục tài sản phòng tránh lạm phát.
Giá của Bitcoin quá biến động để phòng chống lạm phát
Nhiều người cho rằng giá cả của Bitcoin quá biến động để làm một loại tài sản phòng chống lạm phát. Tuy nhiên, nếu nhìn lại vào lịch sử giá cả của vàng chúng ta có thể thấy, vàng cũng đã chứng kiến những làn sóng đầu cơ cũng như đi vào mùa đông trong một khoảng thời gian dài.

Giá vàng trong năm 1980 đã xuất hiện một làn sóng tăng trưởng và đầu cơ rất mạnh dưới sự tác động của lạm phát (do các căng thẳng chính trị liên quan giữa Xô Viết và khu vực trung đông cũng như sự lo lắng về lạm phát). Giá cả khi đó đã tăng mạnh, sau đó đạt đỉnh tại khoảng $850, điều chỉnh mạnh tới 65% và đi vào một mùa đông kéo dài tới 28 năm.
Trong năm 2011, chúng ta cũng chứng kiến tình trạng tương tự dưới các tác động từ lạm phát, giá cả sau đó cũng đã chứng kiến sự điều chỉnh – 45% và đi vào mùa đông cho tới khi dịch bệnh Covid xảy ra.
Ngoài ra, với lịch sử phát triển lên tới hàng ngàn năm của vàng, chúng ta không thể có được dữ liệu trong quá khứ giá cả đã biến động như thế nào.
Tuy vàng trong lịch sử được coi như một loại tiền tệ chung trên toàn cầu, nhưng dưới tác động của nhiều yếu tố (như độ chế tác, các phương tiện đo đạc, hay mức độ tinh khiết,…) thì vàng có thể có giá trị rất khác nhau tùy theo vùng lãnh thổ.
So sánh với Bitcoin, với lịch sử phát triển chỉ mới khoảng 10 năm thì chúng ta cũng có thể thấy việc giá cả biến động là điều hoàn toàn dễ hiểu.
Kết luận
Qua bài biết chắc hẳn mọi người đã thấy được Bitcoin có phải tài sản phòng chống lạm phát hay không. Bitcoin hiện tại đang nổi lên và dần được nhiều nhà đầu tư chấp nhận như một loại tài sản phòng tránh lạm phát hiệu quả. Với một thị trường Inflation Hedge rất lớn như mình phân tích ở trên cùng với Market cap còn đang khá nhỏ của Bitcoin thì tương lai của Bitcoin còn khá mới.
Mong bài chia sẻ của mình có thể cho mọi người thêm góc nhìn về Bitcoin cũng như việc phòng chống lạm phát. Bài viết chỉ mang tính chất chia sẻ kiến thức cũng như góc nhìn và không phải lời khuyên đầu tư.
Chúc bạn thành công.
>> Xem thêm: Crypto được sử dụng để rửa tiền như thế nào?
>> Xem thêm: Lạm phát là gì?