Bitcoin là tiền ảo, vậy đâu là tiền thật?

Có thể bạn đã từng nghe ”Bitcoin chỉ là tiền ảo, chỉ là một loại tiền do giới đầu cơ và công nghệ tạo ra”. ”Đó chỉ là những con số ảo, làm sao những dãy thuật toán trong máy tính lại là tiền thật được?” hay ”Bitcoin không có gì để kiểm chứng ngoại trừ niềm tin của những người giao dịch đồng tiền này với nhau”. Chính xác, tất cả điều này hoàn toàn đúng. 

Nhưng bạn đừng vội đánh giá điều gì cả, vì sao mịnh lại nói như vậy thì mời bạn đọc bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về Bitcoin (BTC) và có nhiều góc nhìn cũng như nhận định về Bitcoin nhé.

Bitcoin là gì?

Bitcoin (BTC) là một đồng tiền mã hóa được pháp minh bởi Satoshi Nakamoto dưới dạng phần mềm mã nguồn mở năm 2009 và là đồng tiền mã hóa đầu tiên trên thế giới.

Bitcoin được tạo ra bởi 1 lập trình viên (hoặc tổ chức nào đó) nhưng không muốn tiết lộ danh tính nên lấy tên là Satoshi Nakamoto, có nhiều tin đồn về cái tên này nhưng đến nay chưa có gì là chính xác.

Năm 2010 Satoshi quyết định ẩn danh và để lại dự án cho các thành viên cộng đồng, Gavin Adressen được cho Satoshi giao làm người phát triển chính với mục tiêu phi tập trung hóa sâu hơn.

Bitcoin
Bitcoin

Để hiểu hơn về Bitcoin thì bạn có thể đọc bài viết: Ở đây.

Bitcoin có đáng tin không?

Lý thuyết của tiền điện tử, bao gồm cả Bitcoin, là các bản ghi được tạo ra bởi một mạng máy tính phân tán. Do đó, về mặt lý thuyết, hệ thống đảm bảo tính lành mạnh của đồng tiền hơn so với chính phủ. Và cho đến nay, mặc dù vẫn còn tồn tại một số vấn đề, hệ thống Blockchain – hệ thống xây dựng nên Bitcoin – đã một phần chứng minh lý thuyết này.

Sau sự kiện Bitcoin bị đánh cắp vào năm 2009, đến nay, hệ thống vẫn ổn định và chưa có thêm vấn đề đáng tiếc nào xảy ra nữa. Quan trọng hơn, sổ cái Bitcoin vẫn tồn tại và không bị hư hỏng. Điều đó chứng minh sự tồn tại của Bitcoin không chỉ vì công nghệ, hay bảo mật thông minh, mà còn vì sự tin tưởng của các nhà phát triển cá nhân, điển hình như Gavin Andresen – quản lý duy nhất của Bitcoin trong giai đoạn khủng hoảng đầu tiên.

Đến nay, hệ thống Bitcoin ngày càng được kiểm soát chặt chẽ. Người ta không còn tin tưởng tuyệt đối vào các lập trình viên cốt lõi, họ được cho là nguyên nhân gây ra thiệt hại lâu dài cho Bitcoin và cho cả công nghệ Blockchain vì những chiến lược lợi ích cá nhân của họ.

Cũng vì lẽ đó, các nhà đầu cơ tiền điện tử phải đối mặt với khó khăn trong việc tạo ra hệ thống lưu trữ và giao dịch an toàn. Hơn nữa, sau sự cố 800.000 Bitcoin bị đánh cắp năm 2014 của Mt.Goxt làm cho mọi người không có thiện cảm với Bitcoin.

Trên thực tế, đây là cuộc tấn công lớn nhất trong lịch sử Bitcoin. Vậy mà, khi sự việc tương tự xảy ra đối với hệ thống tiền pháp định – việc ngân hàng trung ương Bangladesh đã bị mất 63 triệu USD trong tài khoản của mình tại ngân hàng dự trữ liên bang New York vào năm 2016 – lại không bị lên án.

Hiện nay, công nghệ Blockchain đang được sử dụng để đảm bảo cho các giao dịch Bitcoin và kết hợp với những công nghệ khác tạo ra nhiều ứng dụng. Chỉ cần truy cập vào hệ thống, mọi người có thể biết được dòng tiền, truy xuất nguồn gốc, và tiền của mình được sử dụng với mục đích gì. Mặc dù còn tồn tại nhiều vấn đề, hệ thống Satoshi Nakamoto đã chứng minh sự tồn tại của một loại tiền tệ độc lập với ngân hàng và chính phủ.

Tất nhiên, sự tham lam là bản chất của con người. Do đó, việc vận hành một hệ thống tiền tệ là rất khó khăn bởi những giao dịch mạo danh và vấn đề gian lận luôn tồn tại. Ngay cả ở những quốc gia phát triển với sự ổn định vĩ mô, việc cảnh giác và cẩn thận vẫn luôn là mục tiêu hàng đầu.

Thực tế khi bạn đầu tư vào Bitcoin vì điều gì? Bitcoin tồn tại đến thời điểm hiện tại đã được 13 năm, các bạn có thấy các loại mô hình game ponzi nào tồn tại được lâu như vậy chưa. Mình không dám nói trong tương lai Bitcoin có mất giá trị hoàn toàn hay tăng trưởng mạnh hơn nữa không.

Nhưng khi đã đầu tư vào một thị trường lợi nhuận cao thì cũng luôn đi kèm với rủi ro cao. Nhưng bạn phải luôn chuẩn bị cho những tình huống xấu nhất nếu Bitcoin mất hoàn toàn giá trị thì sao? Phải luôn có những cách phân bổ vốn dành cho đầu tư riêng để không ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn. Không nên allin vào bất cứ một cơ hội nào.

Vậy đâu là tiền thật?

Những loại tiền tệ trên thế giới hầu hết là được lưu hành dưới dạng tiền giấy và tiền xu. Và mọi người nhầm tưởng tiền là vật chất. Thế nhưng trên thực tế thì lại không. Như mọi người đều biết đồng USD là đồng tiền được thanh toán quốc tế vì sao? 

Vì đồng USD được xây dựng trên niềm tin mà mọi người mang lại. Cũng như các loại tiền pháp định của các quốc gia khác đều hình thành trên niềm tin của người dân. Mọi người tin nó như một hình thức thanh toán và chấp nhận như một phương thức giao dịch thương mại. Và sự khác biệt giữa USD và Bitcoin là sự tin tưởng. USD được mọi người tin tưởng và thông dụng còn Bitcoin thì ít người tin tưởng và sử dụng.

su-khac-biet-giua-bitcoin-va-usd-la-gi
Sự khác biệt giữa Bitcoin và USD là gì?

Bạn cố gắng làm việc chăm chỉ để có tiền, bạn đầu tư để có thêm tiền và bạn cất giữ những đồng tiền này một cách cẩn thận. Nhưng ngay cả như vậy, điều duy nhất có giá trị thực sự về tiền chính là sức mạnh niềm tin của nó.

Giá trị của đồng yên Nhật, đồng bảng Anh, hay VNĐ,… là tất cả những gì đếm được. Và giá trị đó không có ý nghĩa cố định. Giá trị của tiền là không ổn định, ngay cả khi người ta cố gắng bảo đảm nó bằng cách lập ra các cơ quan trao đổi tiền tệ và quy đổi tỷ giá, ấn định lãi suất để điều chỉnh dòng tiền. Tiền là một mạng lưới chuyển đổi các thoả thuận được thực hiện. Nó chỉ là một sợi chỉ mong manh trong một mạng lưới niềm tin của con người.

Hãy nhìn vào ”dòng tiền” mà người tị nạn buộc phải bán tháo với tổn thất rất lớn để vượt biên. Đó là tiền, nhưng liệu nó có giá trị như bạn nghĩ? Hoặc khi xảy ra thiên tai, mọi thứ trở nên khan hiếm và người ta sẵn sàng trả hơn 100 USD cho 20 lít nước sạch. Vậy thì ”giá trị của tiền” thực chất là gì?

Tất cả các những lập luận chung chống lại tiền điện tử như Bitcoin luôn luôn ẩn giấu vấn đề của tiền pháp định – tính chất tạm thời và dễ vỡ. Những người ủng hộ tiền pháp định đồng ý rằng ”Tiền là có thật, vững chắc, hoặc là chúng ”được ủng hộ” bởi các tổ chức quốc tế như quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), ngân hàng thế giới (World Bank). Đồng đô la Mỹ ”được ủng hộ” bởi niềm tin của toàn dân Hoa Kỳ”.

Tuy nhiên, điều này có ý nghĩa gì? Điều đó có nghĩa là khi bạn bỏ 1 USD vào kho bạc Hoa Kỳ và yêu cầu họ mua lại: Họ sẽ trả lại bạn một tờ 1 USD hay một tài sản bảo chứng nào? Vậy bản chất thật sự tiền có phải là thật?

Mọi loại tiền tệ đều hình thành trên niềm tin.

tien-hinh-thanh-dua-tren-niem-tin
Tiền hình thành dựa trên niềm tin

Kết luận

Trong bài viết ở trên mình đưa ra những quan điểm cá nhân mà mình muốn chia sẻ đến các bạn để có thêm những góc nhìn về tiền và Bitcoin. Bài viết này chỉ là chia sẻ góc nhìn và là quan điểm cá nhân không phải lời khuyên đầu tư.

Chúc các bạn thành công.

>> Xem thêm: Những điều cần biết trước khi quyết định đầu tư Crypto

>> Xem thêm: Nếu Bitcoin sập thì sao?

icons8-exercise-96