Bitcoin đã có hơn 400 lần bị khai tử từ khai ra đời đến nay, nhiều người cho rằng Bitcoin không có giá trị và giống như 1 trò bơm thổi hay ponzi lấy tiền người sau trả cho người trước. Liệu sự thật có phải như vậy hay không?

Mục lục
1. Lời nhận định của các tỷ phú nổi tiếng trên thế giới
Warren Buffet
Vào tháng 5/2022 tỷ phú Warren Buffet nói rằng ” dù toàn bộ Bitcoin có giá 25$ ông cũng không mua vì chúng không có bất cứ giá trị nào”, “Nó sẽ tăng hay giảm trong 5 hay 10 năm tới, tôi không biết. Nhưng một điều tôi khá chắc chắn là nó không tạo ra bất cứ thứ gì”.
Theo Buffett, một loại tài sản để có giá trị “cần cung cấp một cái gì đó cho ai đó”. Nếu là tiền tệ, mỗi quốc gia chỉ có một loại tiền tệ được chấp nhận. Ông cũng ẩn ý việc Bitcoin được đánh giá cao như hiện nay do nó được gắn một “ma thuật” nào đó, nhưng đồng thời cũng cho rằng đây không phải điều quá đặc biệt bởi “con người đang gắn ma thuật vào rất nhiều thứ”.
Charlie Munger
“Trong cuộc sống của mình, tôi cố gắng tránh xa những thứ ngu ngốc, xấu xa và những thứ khiến tôi trông tệ hơn người khác. Bitcoin có cả ba thứ này” ông chỉ trích Bitcoin đang phá hoạt hệ thống ngân hàng dự trữ trung ương và nhận định giá trị của BTC sẽ về 0.
Bill Gates
“Tôi không sở hữu bất cứ tiền số nào. Tôi thích đầu tư vào những thứ có giá trị đầu ra”, ông cho rằng các công ty có giá trị tạo nên sản phẩm đầu ra, trong khi đó giá trị của tiền điện tử là mọi người quyết định trả giá cho nhau nên không mang lại giá trị gì cho xã hội như những khoảng đầu tư khác.
Jack Dorsey
“Không có gì quan trọng hơn Bitcoin trong đời tôi lúc này”, “Nếu không làm việc tại Square hay Twitter, tôi sẽ làm việc về Bitcoin” ông đã chia sẻ tại hội nghi Miami vào ngày 4/6/2021 và nhận thấy rằng Bitcoin có thể thay đổi mọi thứ.
Elon Musk
“Tôi muốn thấy Bitcoin thành công”, “Bitcoin đỡ ngớ ngẩn hơn tiền mặt”, ông cũng nói là vẫn sẽ giữ nguyên Bitcoin, ETH, Dogecoin và không bán đồng nào.
Michael Saylor
“Bitcoin là vàng kỹ thuật số, ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn, thông minh hơn, nhanh hơn và mạnh hơn do sự phát triển không ngừng của công nghệ”, ông cũng nói thêm “Bitcoin nó không chỉ có giá trị hơn vàng gấp hàng trăm lần, mà nó giá trị hơn vàng gấp hàng triệu lần và không có giá có thể so sánh được với Bitcoin”.
Hiện công ty MicroStrategy của ông nắm giữ hơn 130.000 BTC và vẫn mua vào thêm khi giá giảm, dù tháng 6/2022 khoảng lỗ từ BTC là hơn 1 tỷ đô nhưng ông vẫn tin tưởng và nắm giữ.
Các bạn thấy đấy mỗi người có 1 quan điểm riêng trong việc đầu tư của họ, có khẩu vị khác nhau và chúng ta là 1 player trong cuộc chơi tài chính đứng giữa hàng loạt tin tức tốt lẫn xấu. Những dòng tin tức chúng ta thấy đều được Market Maker làm giá đằng sau đó, họ là những người đứng ở phía sau điều khiển thị trường. Những người phát ngôn cũng chỉ là player trong đó hay người đứng ra làm đại diện. Nên cũng cần có 1 góc nhìn riêng của mình trong việc xuống tiền đầu tư, để làm được thì chính bản thân phải có kiến thức, trải nghiệm chứ không đơn thuần vì đi nghe lời 1 ai đó mà đầu tư bất chấp.
Vậy thì sau những lời nói đó giá của BTC hằng năm đã tăng trưởng như thế nào? Mời bạn đọc tiếp bên dưới…
2. Nhiều lần bị vùi dập từ khi ra đời nhưng Bitcoin đã chứng minh giá vẫn tăng trưởng

Nhìn từ thực tế biểu đồ Bitcoin được CoinMarketCap thống kê thì từ năm 2013 đến nay giá trị Bitcoin đã tăng từ 65$ lên 69.000$ tức hơn 1061 lần (chưa tính từ lúc khai sinh), đây là 1 con số khá khủng cho việc chỉ nắm giữ 1 tài sản được gọi là “ảo” sau 9 năm.

Dữ liệu thống kê của Investopedia cho thấy giá Bitcoin từ 2010 là 0.09$ và vẫn liên tục tăng cho đến năm 2022.
Đó là chưa kể số liệu từ 2009 từ khi Bitcoin khai sinh, thời đó giá Bitcoin còn khá rẻ nhưng vì chưa có số liệu chính xác nên tạm thời mình chưa đưa vào bài viết để các bạn có 1 góc nhìn khách quan từ những nguồn có dữ liệu. Và từng có câu chuyện 1 người bán 10.000 BTC để đổi lấy 1 cái bánh pizza vào ngày 22/5/2010, đây là chiếc bánh đắt nhất trên thế giới, chủ nhân khi nhìn lại chắc phải tiếc nuối rất nhiều khi đã bán rẻ số BTC mình sở hữu.
Như vậy thông qua 2 biểu đồ trên bạn thấy giá trị BTC vẫn luôn tăng cho dù thị trường có giảm qua các năm hay bị các tin tức FUD chèn ép giá. Nếu Bitcoin không có giá trị thì sẽ không tăng trưởng được như vậy!
3. Vậy giá trị của Bitcoin nằm ở đâu hay Bitcoin không có giá trị?
Giá trị của Bitcoin hiện tại vẫn đang nằm ở Giá Cả + Cảm Xúc, đây là 1 bài toán niềm tin của nhân loại khi lạm phát ở các nước trên thế giới ngày càng gia tăng, tiền mặt mất giá trị được in vô tội vạ, vàng thì tăng ít và khó đem 1 lượng lớn vàng đi khắp nơi, cổ phiếu thì tăng có giá trần giá sàn, bất động sản thì cần quá nhiều tiền để mua,…
Cho nên Bitcoin được sinh ra để giải quyết các bài toán về “tài sản” của nhân loại, giá Bitcoin vẫn tăng trưởng giải phát theo chu kỳ Halving 4 năm, mang được số lượng lớn đi khắp nơi và quy đổi ra tiền để thanh toán, mức tăng giá không bị giới hạn,…
Ngoài ra giá trị của Bitcoin nằm ở các tiêu chí như sau:
Giá trị về tính tiện ích của Bitcoin:
Một trong những lợi ích chính của Bitcoin là khả năng nhanh chóng chuyển một lượng lớn giá trị trên toàn thế giới mà không cần qua trung gian. Mặc dù chi phí gửi một lượng nhỏ BTC có thể tương đối đắt đỏ do phí, nhưng bạn cũng có thể gửi hàng triệu đô la với giá rẻ.
Giá trị về tính phi tập trung của Bitcoin
Phi tập trung là một trong những tính năng chính của tiền mã hóa. Bằng cách loại bỏ các cơ quan trung ương, blockchain mang lại nhiều quyền lực và tự do hơn cho cộng đồng người dùng. Bất kỳ ai cũng có thể giúp cải tiến mạng lưới Bitcoin do bản chất mã nguồn mở của nó.
Ngay cả chính sách tiền tệ của tiền mã hóa cũng hoạt động theo cách phi tập trung. Ví dụ: công việc của các thợ đào là xác minh và xác thực giao dịch, đồng thời đảm bảo bitcoin mới được thêm vào hệ thống với tốc độ ổn định, có thể dự đoán được.
Tính phi tập trung mang lại cho Bitcoin một hệ thống mạnh mẽ và an toàn. Không một nút nào trên mạng lưới có thể thay mặt mọi người đưa ra quyết định. Việc xác thực giao dịch và cập nhật giao thức đều cần có sự đồng thuận của nhóm. Điều này giúp bảo vệ Bitcoin khỏi sự quản lý yếu kém và lạm dụng.
Giá trị về tính phân tán của Bitcoin
Bằng cách cho phép nhiều người tham gia nhất có thể, mạng lưới Bitcoin cải thiện tính bảo mật tổng thể. Càng nhiều nút kết nối với mạng phân tán của Bitcoin, nó càng nhận được nhiều giá trị. Nhờ phân tán sổ cái giao dịch cho nhiều người dùng khác nhau, người ta không cần dựa vào một nguồn tin cậy duy nhất.
Nếu không phân tán, sẽ có nhiều phiên bản tin cậy khiến chúng ta khó xác minh được. Hãy tưởng tượng một tài liệu được gửi qua email mà một nhóm đang thao tác. Khi nhóm gửi tài liệu cho nhau, họ tạo ra các phiên bản khác nhau với các trạng thái khác nhau khó mà theo dõi được.
Ngoài ra, cơ sở dữ liệu tập trung dễ bị tấn công mạng và ngừng hoạt động hơn cơ sở dữ liệu phân tán. Việc gặp sự cố khi sử dụng thẻ tín dụng do lỗi máy chủ không phải là hiếm. Một hệ thống dựa trên đám mây như hệ thống của Bitcoin được duy trì bởi hàng nghìn người dùng trên khắp thế giới, giúp nó hiệu quả và an toàn hơn nhiều.
Giá trị về hệ thống niềm tin của Bitcoin
Tính phi tập trung của Bitcoin là một lợi ích rất lớn về mạng lưới, nhưng nó vẫn cần một số biện pháp bảo vệ. Việc làm sao để người dùng hợp tác trên mạng lưới phi tập trung lớn luôn là một thách thức. Để giải quyết bài toán này, còn có tên là Bài toán các vị tướng Byzantine, Satoshi Nakamoto đã triển khai cơ chế đồng thuận Proof of Work, theo đó, cơ chế này thưởng cho những người dùng có hành vi tích cực.
Niềm tin là một phần thiết yếu của mọi món hàng hoặc hàng hóa có giá trị. Việc mất lòng tin vào ngân hàng trung ương là thảm họa đối với đồng tiền của một quốc gia. Tương tự như vậy, để sử dụng chức năng chuyển tiền quốc tế, chúng ta phải tin tưởng vào các tổ chức tài chính có liên quan. Bitcoin tạo dựng được nhiều lòng tin vào cơ chế hoạt động của mình hơn các hệ thống và tài sản khác mà chúng ta sử dụng hàng ngày.
Tuy nhiên, người dùng Bitcoin không cần phải tin tưởng lẫn nhau. Người dùng chỉ cần tin tưởng vào công nghệ của Bitcoin, đã được chứng minh là rất đáng tin cậy và an toàn và bất kỳ ai cũng có thể nhìn thấy mã nguồn mở. Proof of Work là cơ chế minh bạch mà mọi người đều có thể tự xác minh và kiểm tra. Rõ ràng là cơ chế tạo ra sự đồng thuận gần như không bao giờ bị lỗi đã đem lại giá trị cho Bitcoin.
Giá trị về tính khan hiếm của Bitcoin
Bitcoin có nguồn cung hạn chế là 21.000.000 BTC. Sẽ không có thêm một BTC nào một khi các thợ đào Bitcoin khai thác đồng coin cuối cùng vào khoảng năm 2140. Mặc dù nguồn cung các loại hàng hóa truyền thống như vàng, bạc và dầu có hạn, nhưng chúng ta vẫn tìm ra nguồn dự trữ mới hàng năm. Việc tìm ra nguồn dự trữ mới như vậy sẽ gây khó khăn khi muốn tính toán chính xác độ khan hiếm của chúng.
Một khi chúng ta đã đào tất cả BTC, về lý thuyết, Bitcoin sẽ giảm phát. Khi người dùng mất hoặc đốt coin, nguồn cung sẽ giảm và có khả năng dẫn đến tình trạng tăng giá. Vì lý do này, những người nắm giữ nhận thấy tính khan hiếm của Bitcoin đem lại nhiều giá trị.
Tính khan hiếm của Bitcoin cũng dẫn đến mô hình Stock to Flow nổi tiếng. Mô hình này cố gắng dự đoán giá trị tương lai của BTC dựa trên hoạt động đào Bitcoin hằng năm và tổng trữ lượng. Khi được kiểm định, mô hình này dự đoán khá chính xác đường cong giá mà chúng ta đã thấy cho đến nay. Theo mô hình này, động lực chính thúc đẩy giá Bitcoin là tính khan hiếm. Bằng cách tìm ra mối tương quan tiềm tàng giữa giá và tính khan hiếm, người nắm giữ nhận thấy việc sử dụng Bitcoin làm phương tiện lưu trữ giá trị sẽ đem lại giá trị.
Giá trị về tính bảo mật của Bitcoin
Khi xét đến chức năng bảo vệ khoản đầu tư, không có nhiều lựa chọn cung cấp khả năng bảo mật như Bitcoin. Nếu bạn làm theo các phương pháp hay nhất, tiền của bạn sẽ cực kỳ an toàn. Tại các nước phát triển, bạn có thể dễ dàng coi tính bảo mật mà ngân hàng đem lại là điều đương nhiên. Nhưng với nhiều người, các tổ chức tài chính không thể cung cấp cho họ mức độ bảo vệ mà họ cần và việc nắm giữ một lượng lớn tiền mặt có thể rất rủi ro.
Các cuộc tấn công bằng mã độc vào mạng lưới Bitcoin đòi hỏi phải sở hữu trên 51% công suất đào hiện tại, khiến việc điều phối ở quy mô này gần như là không thể. Xác suất thành công của một cuộc tấn công Bitcoin là cực kỳ thấp và ngay cả nếu xảy ra, nó cũng sẽ không tồn tại lâu.
Những mối đe dọa thực sự khi lưu trữ BTC là:
- Các cuộc tấn công gian lận và lừa đảo
- Làm mất khóa riêng tư
- Lưu trữ BTC trong một ví lưu ký bị xâm phạm mà bạn không sở hữu khóa riêng tư
Bằng cách làm theo các phương pháp hay nhất để đảm bảo sự cố trên không xảy ra, bạn sẽ đạt được mức độ bảo mật vượt xa cả ngân hàng. Nhưng điều tuyệt vời nhất là bạn không phải trả tiền để tiền mã hóa của mình luôn an toàn. Không giống như ngân hàng, không có hạn mức hằng ngày hoặc hằng tháng. Bitcoin cho phép bạn toàn quyền kiểm soát tiền của mình.
Bitcoin là phương tiện lưu trữ giá trị
Hầu hết những đặc điểm mô tả ở trên cũng khiến Bitcoin trở thành phương tiện lưu trữ giá trị phù hợp. Kim loại quý, đô la Mỹ và trái phiếu chính phủ là những lựa chọn truyền thống hơn. Tuy nhiên, Bitcoin đang trở nên nổi tiếng như một dạng vàng kỹ thuật số và giải pháp thay thế hiện đại. Điều kiện để trở thành phương tiện lưu trữ giá trị hiệu quả gồm:
- Tính bền vững: Chừng nào vẫn còn máy tính duy trì mạng lưới, thì Bitcoin vẫn bền vững 100%. BTC không thể phá hủy như tiền mặt và trên thực tế còn bền hơn tiền pháp định và kim loại quý.
- Tính di động: Là đồng tiền kỹ thuật số, Bitcoin cực kỳ dễ di chuyển. Bạn chỉ cần có kết nối Internet và khoá riêng tư là có thể tiếp cận số BTC mà bạn nắm giữ từ bất cứ nơi đâu.
- Tính phân chia: Mỗi BTC có thể chia thành 100.000.000 satoshi , cho phép người dùng thực hiện giao dịch ở mọi quy mô.
- Tính có thể thay thế: Mỗi BTC hoặc satoshi đều có thể hoán đổi cho nhau. Đặc tính này cho phép tiền mã hoá có thể dùng làm phương tiện trao đổi giá trị với những đồng tiền khác trên toàn cầu.
- Tính khan hiếm: Sẽ chỉ có 21.000.000 BTC tồn tại và hàng triệu BTC đã bị mất vĩnh viễn. Nguồn cung Bitcoin hạn chế hơn nhiều so với các đồng tiền pháp định lạm phát có nguồn cung tăng lên theo thời gian.
- Khả năng chấp nhận: BTC đã được chấp nhận rộng rãi làm phương thức thanh toán cho cá nhân và công ty và ngành công nghiệp blockchain đang tiếp tục phát triển từng ngày.
Dĩ nhiên cuộc chơi của Bitcoin khi đang ở ngoài vòng pháp luật sẽ bị làm giá, điều này rất bình thường. Nên khi nào cuộc chơi đầu tư Bitcoin thì bạn nên chuẩn bị sẵn kiến thức và nguồn vốn nhàn rỗi để bước chân vào thị trường này, còn không bạn sẽ dễ bị ngộp nếu sử dụng tiền vay mượn hay chi phí sinh hoạt hằng tháng.
Mình từng thấy nhiều người có hàng triệu đô đầu tư Bitcoin vẫn mất trắng, thậm chí âm nợ, tuy nhiên cũng có những người từ số vốn ít đã gia tăng tài sản lên rất nhiều nhờ vào sự trải nghiệm, chuyên sâu học hỏi kiến thức ở thị trường nhiều tiềm năng và vô vàng rủi ro này. Chúc bạn có những bước đi vững chắc khi khởi đầu!