Mục lục
Lưu lượng truy cập blockchain và hệ sinh thái DApp
Địa chỉ đang hoạt động cũng là một số liệu quan trọng trên chuỗi cần xem xét. Mặc dù là một Blockchain mới hơn, nhưng BSC ghi nhận có 2.105.367 địa chỉ hoạt động vào ngày 7/6/2021 – cao gấp đôi mức cao nhất từng được ghi nhận của Ethereum là 799.580 địa chỉ vào ngày 9/5/2021.
Như thế thì đâu là lý do đằng sau sự tăng trưởng đột biến của BSC?
Nguyên nhân chủ yếu là thời gian xác nhận nhanh và phí thấp hơn. Sự tăng trưởng của BSC cũng có thể liên quan đến sự cường điệu ngày càng tăng của NFT và khả năng tương thích với các ví tiền điện tử phổ biến, chẳng hạn như Trust Wallet và MetaMask.
Nếu chúng ta xem xét các giao dịch hàng ngày, có một sự khác biệt lớn giữa hai chuỗi. Trên BSC, người dùng chuyển tiền và tương tác với các hợp đồng thông minh nhanh và tiết kiệm chi phí hơn. Bạn có thể thấy bên dưới là hoạt động mức đỉnh của BSC – vào khoảng 12 triệu giao dịch hàng ngày và trạng thái hiện tại của nó là hơn bốn triệu.


Các DApp DeFi được sử dụng nhiều nhất trên Ethereum và BSC


Khả năng truyền giữa các mạng
Nếu bạn vô tình rút token Erc20 sang BSC, bạn vẫn có thể tìm thấy chúng trong địa chỉ BSC tương ứng. Bạn cũng có thể thực hiện quy trình tương tự nếu vô tình gửi token từ BSC sang Ethereum. Trong cả hai trường hợp này, rất may là tiền của bạn không bị mất vĩnh viễn. Để có hướng dẫn chi tiết hơn, hãy đọc bài viết Cách lấy lại tiền điện tử khi chuyển nhầm mã ví trên Binance.
Phí giao dịch
Bản cập nhật Ethereum tạo ra một cơ chế định giá mới với phí cơ bản cho mỗi khối. Phí cơ sở này thay đổi tùy thuộc vào nhu cầu giao dịch, loại bỏ nhu cầu người dùng tự quyết định giá gas.
Trong lịch sử, phí gas Ethereum cao hơn nhiều so với phí trên BSC. Mức phí trung bình cao nhất được thấy là vào tháng 5/2021 với mức $68,72. Xu hướng này đã bắt đầu xuất hiện, nhưng hiện tại phí của Ethereum vẫn đắt hơn.


Thời gian giao dịch
Việc đo lường thời gian giao dịch trung bình trên các Blockchain có thể hơi phức tạp. Mặc dù một giao dịch hoàn tất về mặt kỹ thuật khi các thợ đào xác thực khối mà nó nằm trong đó, các khía cạnh khác vẫn có thể ảnh hưởng đến thời gian và khiến bạn phải chờ đợi:
1. Nếu bạn đặt mức phí của mình chưa đủ cao, các thợ đào có thể trì hoãn giao dịch của bạn hoặc thậm chí không đưa nó vào một khối nào cả.
2. Các tương tác phức tạp hơn với Blockchain yêu cầu nhiều giao dịch. Ví dụ, thêm thanh khoản vào bể thanh khoản.
3. Hầu hết các dịch vụ sẽ chỉ được coi là một giao dịch hợp lệ sau khi một số khối nhất định được xác nhận. Những xác nhận bổ sung này sẽ làm giảm nguy cơ người bán và nhà cung cấp dịch vụ phải hoàn nguyên các khoản thanh toán trong trường hợp khối bị mạng từ chối.
Nếu chúng ta nhìn vào số liệu thống kê gas của Ethereum ở trên, chúng ta có thể thấy rằng thời gian giao dịch dao động từ 30 giây đến 16 phút. Những con số này tính đến các giao dịch thành công nhưng không tính đến các yêu cầu xác nhận bổ sung.
Ví dụ: nếu bạn gửi ETH (Erc20) vào tài khoản Binance của mình, bạn sẽ cần đợi 12 xác nhận của mạng. Với một khối được khai thác khoảng 13 giây một lần, như bạn có thể thấy từ biểu đồ bên dưới, điều này sẽ thêm 156 giây để gửi ETH vào ví giao ngay của bạn.
Trên BSC, thời gian khối trung bình là 3 giây. Khi chúng tôi so sánh điều này với 13 giây của Ethereum, chúng tôi đang xem xét tốc độ cải thiện khoảng 4,3 lần.
Cơ chế đồng thuận
Mặc dù, cơ chế đồng thuận bằng chứng công việc (PoW) của Ethereum tương tự như cơ chế của Bitcoin, nhưng nó khác rất nhiều so với cơ chế chứng minh quyền sở hữu cố định (PoSA) của BSC. Tuy nhiên, sự khác biệt này sẽ không kéo dài lâu. Với Ethereum 2.0, mạng sẽ sử dụng cơ chế Proof of Stake (PoS) để thay thế.
Cơ chế đồng thuận PoSA của BSC là sự kết hợp giữa 2 thuật toán bằng chứng Ủy Quyền (Proof of Authority) và bằng chứng Cổ Phần (Delegated Proof of Stake). 21 trình xác thực thay phiên nhau tạo ra các khối và đổi lại, các trình này nhận được phần thưởng là phí giao dịch BNB. Để trở thành một người xác thực, bạn phải chạy một node và đặt cược ít nhất 10.000 BNB để trở thành ứng cử viên được bầu chọn.
Những người dùng khác, được gọi là những người ủy quyền sẽ đóng cổ phần bằng BNB cho một ứng cử viên được bầu. 21 ứng cử viên hàng đầu được bầu chọn theo số tiền đặt cược (stake), và sau đó sẽ lần lượt xử lý các khối. Toàn bộ quá trình này lặp lại sau mỗi 24 giờ. Người ủy quyền cũng nhận được một phần thưởng mà người xác nhận kiếm được.
PoW của Ethereum là một hệ thống cực kỳ khác biệt. Thay vì cộng đồng chọn người xác thực, có một cuộc chạy đua để giải một câu đố tính toán. Bất kỳ ai cũng có thể tham gia, nhưng họ sẽ cần mua hoặc thuê thiết bị khai thác chuyên dụng. Bạn càng có nhiều khả năng tính toán, bạn càng có nhiều khả năng giải được câu đố trước và xác nhận một khối. Những người khai thác thành công nhận được phí giao dịch và phần thưởng ETH.
Trong khi PoW là một cách hiệu quả để tạo sự đồng thuận và đảm bảo an ninh mạng, các nhà phát triển đã khám phá việc sử dụng các cơ chế khác. Mục tiêu của họ là tìm ra các giải pháp thay thế thân thiện với môi trường và hiệu quả hơn mà không ảnh hưởng đến bảo mật.
Vì những lý do này, mạng Ethereum sẽ chuyển sang cơ chế Proof of Stake. Người xác nhận sẽ đặt cược ETH để có cơ hội tạo ra các khối. Các trình xác thực khác sẽ “chứng thực” khối và kiểm tra xem nó có đúng không. Nếu ai đó tạo ra một khối chứa các giao dịch sai, họ sẽ có nguy cơ mất tất cả số tiền đã đặt cọc của mình. Sau đó, người xác nhận sẽ nhận được phần thưởng cho các khối thành công và cho bất kỳ chứng thực nào mà họ thực hiện. Bằng cách trực tiếp gửi và đặt cược một lượng lớn ETH, những người xác thực độc hại có nguy cơ mất tiền của mình.
Rõ ràng, có rất nhiều điểm tương đồng giữa Binance Smart Chain và Ethereum. Một trong những lý do là để người dùng Ethereum dễ dàng di chuyển và bắt đầu thử nghiệm trên BSC. Nhưng bất chấp những điểm tương đồng, BSC đã áp dụng những thay đổi đáng kể để cố gắng cải thiện hiệu suất và hiệu quả. Cơ chế đồng thuận Proof of Staked Authority (PoSA) giúp người dùng có thể tận hưởng các giao dịch blockchain rẻ và nhanh hơn.