Để có thể logic hơn về bẫy tỷ giá USDT và cách bảo toàn lợi nhuận thì bạn hãy đọc qua bài viết chia sẻ về bẫy tỷ giá USDT, tại đây nhé. Khi đọc qua rồi, thì với bài viết này bạn sẽ dễ hiểu và vận dụng tốt hơn.
Mục lục
Xác định chu kỳ của các đồng tiền
Đây là một cách quan sát và hành động sát với thị trường nhất. Nguyên lý như sau: khi BTC lên cao chúng ta tiến hành chốt lời dần và chuyển sang trữ USDT. Bởi vì BTC lên cao (chưa tạo đỉnh) sẽ khiến cho mọi người FOMO kéo cầu BTC lên cao. Lúc này đồng USDT có vẻ “rẻ” hơn khi so sánh với BTC.
Ở kịch bản thứ hai, khi BTC lao dốc thì mọi người sẽ bán tháo BTC chuyển sang trữ USDT. Thời điểm này, đồng tiền USDT sẽ có giá trị “đắt” hơn trước đó. Sau khi có lượng USDT giá “rẻ” mà nhà đầu tư tích trữ ở giai đoạn trên. Chúng ta sẽ có hai kịch bản:
Kịch bản 1
Khi nhu cầu USDT lên cao kéo giá lên thì chúng ta bắt đầu chốt lời số USDT rẻ đã tích trữ từ trước. Do USDT được gắn với đồng USD nên biên độ sẽ không cao, nhà đầu tư không nên kỳ vọng quá lớn. Tuy nhiên, cũng chính nhờ vào bản chất này mà đồng USDT rất ít có rủi ro. Việc này giúp cho nhà đầu tư có thể bảo toàn được giá trị danh mục của mình trong thời kỳ giông bão.
Kịch bản 2
Đây là chiến lược dành cho các nhà đầu tư có khẩu vị rủi ro cao. Khi BTC trượt dốc thì chúng ta tung lượng USDT đã trữ từ trước bắt đáy thị trường. So với lúc BTC trên đỉnh thì cùng một lượng USDT không đổi chúng ta đã mua được nhiều hơn số lượng BTC ban đầu. Thông thường, khi thị trường lao dốc thì sẽ có phiên phục hồi. Đây chính là thời điểm chốt lời. Nếu thị trường vào downtrend thì chúng ta sẽ thực hiện các bước như trên nhiều lần để có lợi nhuận.
Tuy nhiên rủi ro của việc này là vô cùng lớn. Việc bắt đáy BTC là một việc không hẳn ai cũng dám làm trong điều kiện thị trường downtrend. Trước khi quyết định bạn hãy cân nhắc thật kỹ về nguồn vốn và chiến lược đầu tư nhé.
Theo dõi tình hình vĩ mô
Chia sẻ ở trên diễn biến trên thị trường Crypto, còn với cách này, diễn ra trên tỷ giá USD/VNĐ. Tại đây có nhiều nét tương đồng so với cách trên khi cần phải quan sát giá trị của hai đồng tiền. Tuy nhiên điểm khác biệt là sự sai khác ở đối tượng là USD và VND, không giống BTC và USDT. Trong trường hợp này cũng cần các giả định ngắn hạn và tỷ giá BTC/USDT có ít sự biến đổi.
Để sử dụng chiến lược này chúng ta cần quan sát sức mạnh của hai đồng tiền USD và VNĐ. Chủ yếu dồn sự chú ý vào USD vì đây là đồng tiền mang tính toàn cầu.
Đồng USD có đặc điểm rất nhạy cảm với tin tức. Ví dụ như thông báo của FED, bản tin non-farm payroll và đặc biệt là các chính sách mới. Trong giai đoạn này khi chính sách tiền rẻ dần được thắt lại thì việc đồng USD xuất hiện chu kỳ tăng giá trong dài hạn là điều không thể tránh khỏi. Ở chiều ngược lại, VNĐ chịu sự ảnh hưởng của các chính sách đến từ NHNN Việt Nam. Nhà đầu tư cần theo dõi sát sao các thông tin về lãi suất, chính sách thuế,… để phán đoán tỷ giá.
Sử dụng các công cụ phái sinh
Cụ thể có thể sử dụng chéo các phương pháp phòng hộ với nhau với tỷ trọng và mức cắt lỗ, chốt lời phù hợp. Ví dụ bạn có thể mua BTC và tiến hành bán khống USD với tỷ trọng khác nhau. Nếu BTC giữ nguyên giá và USD mất giá thì bạn sẽ có lợi nhuận đến từ USD để bù trừ cho số tiền bị mất nếu chuyển đổi từ BTC sang VNĐ qua trung gian là USDT. Tuy nhiên với chiến lược này cần kỹ năng và nhà đầu tư phải thành thạo các thao tác.
Lời kết cho bẫy tỷ giá USDT
Bẫy tỷ giá USDT là một trong những yếu tố có thể bào mòn lợi nhuận của nhà đầu tư. Nếu không có sự chú ý nhất định thì bạn rất có thể sẽ mất đi một phần lợi nhuận của mình một cách không đáng, hãy chú ý đến tiền của mình hơn nhé.
Trên đây là những chia sẻ cá nhân về vấn đề bẫy tỷ giá USDT giúp nhà đầu tư bảo toàn lợi nhuận, hạn chế việc mua thấp bán cao mà vẫn không có lời. Với mỗi chiến lược sẽ có những ưu nhược điểm cũng như thuận lợi và rủi ro khác nhau, hãy tìm hiểu kỹ trước khi đưa ra quyết định.
>> Xem thêm: Có thể bạn chưa biết bẫy tỷ giá USDT.
>> Xem thêm: Cẩm nang bảo vệ tiền cho người mới đầu tư Crypto.
>> Xem thêm: Được và mất sau 2 năm đầu tư Crypto.