Bán Khống (Shorting) trong thị trường tài chính là gì?

Bán Khống Shorting là gì?

Bán khống (hay còn gọi là shorting) có nghĩa là bán một tài sản với hy vọng sau đó bạn sẽ mua lại số tài sản tương đương với giá thấp hơn. Nhà giao dịch tham gia vào một vị thế bán khống kỳ vọng giá của tài sản sẽ giảm xuống, đồng nghĩa với việc họ kỳ vọng thị trường tiếp tục “bear” với tài sản đó. Vì vậy, thay vì chỉ giữ và chờ đợi, một số nhà giao dịch áp dụng chiến lược bán khống như một cách để kiếm lời từ sự sụt giá của tài sản. Đây là lý do tại sao bán khống cũng có thể là một cách tốt để bảo toàn vốn trong thời gian giá giảm.

Về cơ bản, bán khống – hay shorting là một hình thức phổ biến trong các thị trường tài chính, kể cả với thị trường chứng khoán, hàng hóa, ngoại hối , và tất nhiên là tiền điện tử . Do đó, bán khống được sử dụng rộng rãi bởi các nhà đầu tư lẻ và cả các công ty giao dịch chuyên nghiệp, chẳng hạn như các quỹ đầu cơ. Bán khống cổ phiếu hoặc tiền điện tử là một chiến lược phổ biến đối với cả các nhà giao dịch ngắn hạn và nhà giao dịch dài hạn.

Đối lập với vị thế bán là một vị thế mua, nơi một nhà giao dịch mua một tài sản với hy vọng sau đó có thể bán nó với một mức giá cao hơn. 

ban-khong-shorting-trong-tai-chinh-la-gi
Bán khống Shorting trong thị trường tài chính.

Cơ chế của việc bán khống

Thông thường, việc bán khống sẽ diễn ra kèm với các khoản tiền đi vay, nhưng điều này không đúng với mọi trường hợp. Vì nếu bạn đang bán 1 Bitcoin ở mức 10.000 USDT và có kế hoạch mua lại sau đó ở mức 8.000 USDT, thì việc này cũng được tính là bán khống. Tuy nhiên, trên thực tế, việc bán khống thường được thực hiện với các khoản tiền vay. Đó là lý do tại sao bán khống liên quan chặt chẽ đến giao dịch ký quỹ , hợp đồng tương lai và các sản phẩm phái sinh khác. 

Ví dụ, bạn đang kỳ vọng thị trường đi xuống và bạn đang sở hữu một tài sản tài chính là một mã chứng khoán hay một đồng tiền điện tử. Bạn thế chấp tài sản cần thiết, vay một số lượng tài sản và bán nó ngay lập tức. Bây giờ, bạn đã có một vị thế bán mở. Nếu thị trường diễn ra đúng theo kỳ vọng của bạn và giá giảm xuống, bạn có thể mua lại số tài sản tương tự với giá thấp hơn giá mà bạn đã vay và trả gốc cho người cho vay (kèm theo một phần lãi suất). Vậy, lợi nhuận của bạn là chênh lệch giữa mức giá bạn bán ban đầu và mức giá lúc bạn mua lại.

Để dễ hiểu hơn, hãy xem xét với một ví dụ cụ thể. Ví dụ, bạn vay 1 BTC và bán nó với giá 8.000 USDT. Bây giờ, bạn đã có một vị thế bán khống 1 BTC và bạn đang phải trả lãi. Đột ngột, giá thị trường của Bitcoin giảm xuống còn 6.000 USDT. Bạn mua 1 BTC và trả lại 1 BTC đó cho người cho vay (thường là sàn giao dịch). Trong trường hợp này, lợi nhuận của bạn sẽ là 2.000 đô la (chưa tính các khoản thanh toán lãi suất và phí).

Rủi ro khi bán khống

Có một số rủi ro cần xem xét trước khi tham gia vào một vị thế bán khống. Một trong số đó là về lý thuyết, tổn thất tiềm năng trên một vị thế bán khống là vô hạn. Có vô số nhà giao dịch chuyên nghiệp đã phá sản trong những năm qua khi bán khống cổ phiếu. Nếu giá cổ phiếu tăng nhờ một số tin tức bất ngờ, mức tăng đột biến có thể nhanh chóng đẩy những người bán khống tới bên bờ vực.

Tuy nhiên, nếu bạn đã đọc các bài viết trong Học Viện Đầu Tư Tài Chính bạn sẽ biết rằng việc thiết lập điểm vô hiệu và đặt mức cắt lỗ là rất quan trọng cho mọi giao dịch. Tuy nhiên, chúng ta sẽ tiếp tục đề cập đến khái niệm này vì nó có thể hữu ích cho bạn.

Mức lỗ tiềm năng của bạn khi giữ vị thế mua trên thị trường giao ngay là bao nhiêu? Đó chính là kích thước vị thế của bạn. Nếu bạn có 1 BTC mà bạn đã mua ở mức 10.000 USDT, trường hợp xấu nhất có thể xảy ra là giá Bitcoin giảm xuống 0 và bạn đã mất 100% khoản đầu tư ban đầu của mình. 

Tuy nhiên, điều gì sẽ xảy ra nếu bạn đang bán khống Bitcoin trên một nền tảng giao dịch ký quỹ? Trong trường hợp này, rủi ro tiềm ẩn của bạn là vô hạn. Tại sao lại như vậy? Bởi vì tiềm năng tăng giá là vô hạn. Ngược lại, giá không thể thấp hơn 0 khi bạn mua.

Vì vậy, nếu bạn đang bán khống một tài sản đi vay và giá của nó chỉ tăng và tiếp tục tăng, bạn sẽ phải liên tục chịu lỗ. Như đã nói, đây là rủi ro lý thuyết nhiều hơn là rủi ro thực tế, vì hầu hết các nền tảng sẽ thanh lý vị thế của bạn trước khi bạn đạt đến số dư âm. Mặc dù vậy, điều này cho bạn thấy lý do tại sao việc theo dõi các yêu cầu ký quỹ và luôn sử dụng lệnh cắt lỗ là điều tối quan trọng.

Ngoài ra, còn có các nguyên tắc quản lý rủi ro tiêu chuẩn được áp dụng cho việc bán khống. Hãy đề ra các phương án khắc phục rủi ro, sử dụng lệnh cắt lỗ, suy nghĩ về kích thước vị thế và đảm bảo rằng bạn hiểu các rủi ro của việc thanh lý.

Có nhiều cách bán khống Bitcoin và tiền điện tử trên Binance, tuy nhiên hãy đảm bảo là bạn đã hiểu rõ về các quy tắc cũng như rủi ro của việc bán khống theo các cách dưới đây trước khi giao dịch.

1. Cách bán Bitcoin trên Giao dịch ký quỹ Binance

2. Cách bán Bitcoin trên Binance Futures

3. Cách bán Bitcoin trên Binance Options

icons8-exercise-96