Hãy xem qua bài viết “6 mẹo giúp người mới giao dịch Crypto có trách nhiệm – Phần 1“ trước khi bạn đọc tiếp bài viết này để logic lại nội dung mình muốn chia sẻ nhé. Việc đầu tư không phải trong 1 ngày, 1 tuần, 1 tháng hay 1 năm mà nó được xem là 1 quá trình cho đến khi bạn chấp nhận từ bỏ việc không đầu tư thì nó kết thúc, thế nên đừng vội vàng, hãy cho phép bản thân mình có đủ thời gian để trải nghiệm, “thắng thì có tiền – thua thì có trải nghiệm”.
Mục lục
6 mẹo giúp người mới giao dịch Crypto có trách nhiệm – Phần 2
4. DYOR trước khi giao dịch
Có rất nhiều tài liệu, thông tin chia sẻ cách giao dịch, phương pháp giao dịch cũng như tiêu chí chọn lựa coin/token,… nhưng chỉ nên xem đây là bước khởi đầu cho hoạt động phân tích của bạn. Nhưng bạn nên tự tìm hiểu (DYOR) để xác thực và kiểm tra lại các thông tin tham khảo trước khi thực hiện bất kỳ giao dịch nào.
Việc DYOR trước khi giao dịch sẽ giúp bạn hình thành thói quen chịu trách nhiệm cho mọi quyết định và hành vi của mình, từ đó bạn cũng sẽ hiểu được lý do mình giao dịch, chấp nhận được và mất trong giao dịch, mọi luồng thông tin bên ngoài không thể tác động đến tâm lý và cảm xúc của bạn.
5. Đa dạng hóa danh mục đầu tư
Khi lập một kế hoạch giao dịch, bạn nên đa dạng hóa danh mục đầu tư để giảm rủi ro. Nếu bạn chỉ nắm giữ một hoặc hai tài sản trong danh mục đầu tư, bạn có xu hướng bị rủi ro cao hơn. Do đó, bạn có thể đa dạng hóa tài sản nắm giữ của mình bằng cách đầu tư vào nhiều tài sản khác nhau. Hãy phòng trường hợp “Bỏ hết trứng vào 1 giỏ, chẳng may giỏ trứng bị rơi thì số trứng trong giỏ sẽ bị vỡ”.
Bạn có thể phân bổ các khoản đầu tư vào bể thanh khoản DeFi, staking, phái sinh, stablecoin và altcoin. Bạn có thể giảm khả năng bị thua lỗ lớn bằng cách giảm mức độ tập trung vào một loại tiền mã hóa duy nhất. Ví dụ: Bạn có thể chịu tổn thất tạm thời từ một bể thanh khoản đã đầu tư nhưng lại được bù đắp tổn thất nhờ lợi nhuận staking.
Việc đầu tư vào các tài sản khác nhau cần có tiêu chí chọn lọc, bởi hiện tại có hơn 20.000 đồng coin/token khác nhau (số liệu cập nhật trên CoinMarketCap), nên bạn có thể tham khảo các tiêu chí đánh giá cơ bản trước khi đầu tư 1 đồng coin/token.
>> Tham khảo: Tiêu chí đầu tư Crypto dành cho người mới.
6. Tránh FOMO
Tâm lý sợ bị bỏ lỡ (FOMO) là cảm giác chung của nhiều nhà đầu tư Crypto. Tuy nhiên, bạn cần phải thận trọng với việc FOMO làm ảnh hưởng đến hành động của bạn. Tâm lý sợ bỏ lỡ cơ hội đầu tư có thể khiến bạn bất chấp các giới hạn và kế hoạch giao dịch của mình, cũng như đưa ra những phán đoán nhất thời.
Ngày nay, mỗi ngày chúng ta điều được tiếp xúc với lượng thông tin khổng lồ thông qua Internet, mạng xã hội và các kênh truyền thông khác; điều đó khiến tất cả chúng ta đều dễ bị xao động, ảnh hưởng đến cảm xúc khi thực hiện giao dịch.
Dù có thể tìm hiểu và tìm thấy những cơ hội đầu tư tốt thông qua các cộng đồng nhưng bạn cũng nên đề phòng lừa đảo (shilling). Những KOLs có mục đích cá nhân họ sẵn sàng lợi dụng FOMO và thao túng cảm xúc của nhà đầu tư để quảng bá coin/token hoặc dự án của họ, bất kể giá trị thực ra sao.
Thế nên, khi bạn thấy mình đang có cảm giác bỏ lỡ một cơ hội chưa bao giờ biết đến, hãy dành thời gian tìm hiểu kỹ lưỡng dự án trước khi quyết định giao dịch.
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra FOMO. Nhưng mình sẽ chia sẻ một số trong nhiều nguyên nhân đó, để giúp bạn nhận ra và không bị kích thích tâm lý với những điều này:
- Phương tiện truyền thông xã hội: Twitter, Telegram, Reddit và các nền tảng xã hội khác có tin đồn, thông tin sai lệch và shiller. Tuy nhiên không phải hoàn toàn 100% nhưng nó chiếm phần lớn. Nhiều người có ảnh hưởng được trả tiền để quảng bá các dự án và lợi dụng FOMO để bạn đầu tư vào. Lời khuyên là bạn nên chủ động tự tìm hiểu về nó.
- Lợi nhuận: Nếu bạn đang trên thu lời liên tiếp, rất có thể bạn sẽ bị hưng phấn quá đà và muốn liều lĩnh với lợi nhuận vừa có được. Có thể là bạn sẽ quá tự tin vào kỹ năng của mình và đưa ra những lựa chọn sai lầm. Ngay cả khi bạn vừa thu được một khoản lợi nhuận lớn, điều này có thể làm tăng FOMO với các cơ hội đầu tư “lớn” khác.
- Khoản lỗ: FOMO có thể tăng lên khi bạn nỗ lực bù lỗ. Bạn thậm chí có thể tham gia một vị thế, thoát sau khi thua lỗ và rồi lại tham gia vị thế này do FOMO. Cả hai điều này, cuối cùng còn gây tổn thất lớn hơn cho tài sản của bạn.
- Tin ngoài lề và tin đồn: Thông tin từ các nhà đầu tư khác hoặc qua Internet khiến cho khoản đầu tư có vẻ thật hấp dẫn. Tuy nhiên, tin đồn, lời khuyên đầu tư hoặc lời giới thiệu về một loại Crypto phổ biến không bao giờ thay thế được các nghiên cứu và phân tích từ chính mình.
- Biến động: Biến động giá lớn theo cả hai hướng đều mang lại cơ hội kiếm lời. Cho dù đang đầu tư và hi vọng giá sẽ tăng hay đang bán khống Crypto trong thời kỳ thị trường suy thoái, bạn đều có thể dễ dàng mất bình tĩnh. Bạn cũng có thể thấy thị trường giảm giá là cơ hội tốt để đầu tư, nhưng cuối cùng lại bắt phải dao rơi.
Lời kết
Dù đầu tư Crypto dài hạn hay ngắn hạn thì với những chia sẻ này, điều có ích cho bạn mỗi khi quyết định giao dịch bất kỳ đồng coin/token nào đó. Việc đầu tư phải dựa trên sự thẩm định của chính mình bởi chiến thắng bạn có lợi nhuận, thua lỗ bạn mất tiền, gì đi nữa thì chỉ bạn chịu trách nhiệm cho hành vi của mình.
>> Xem thêm: Gieo Hạt Tài Chính, trải nghiệm khoá học MIỄN PHÍ.