Mục lục
Tìm hiểu về tiền kỹ thuật số CBDC
CBDC là tiền pháp định dưới dạng kỹ thuật số. CBDC được phát hành dưới dạng tiền theo quy định của chính phủ và đóng vai trò như hồ sơ điện tử hoặc token kỹ thuật số của đơn vị tiền tệ chính thức của quốc gia phát hành.
Điểm khác biệt đáng chú ý nhất giữa tiền kỹ thuật số CBDC và tiền mã hóa truyền thống là tính phi tập trung.
Có hai loại tiền kỹ thuật số CBDC:
- CBDC bán lẻ.
- CBDC bán buôn.
Tiền kỹ thuật số CBDC và tất cả các loại tiền mã hoá (bao gồm cả stablecoin) sẽ cùng nhau tồn tại. Chúng cung cấp các hình thức thanh toán khác nhau và hai loại tiền tệ này giải quyết các vấn đề và đối tượng khác nhau.
Công dụng của CBDC: Số hóa tiền mặt và tiền xu
Tuy bề ngoài có vẻ giống nhau, nhưng tiền kỹ thuật số và tiền giấy khác rất nhiều so với tiền kỹ thuật số pháp định CBDC. Một trong những lợi thế của tiền kỹ thuật số CBDC có liên quan đến thực tế là đồng tiền này hoạt động trên blockchain. Ngày nay, việc chuyển tiền pháp định từ người này sang người khác hoặc pháp nhân này sang pháp nhân khác phụ thuộc vào hệ thống tài chính lỗi thời và dịch vụ trực tuyến. Các hệ thống lỗi thời này có những điểm hạn chế, bao gồm hạn chế về số lượng hoặc loại tiền tệ được hệ thống hỗ trợ. Sau cùng, các hệ thống này không hoạt động 24/7 – do cá nhân và doanh nghiệp đều cần đến ngân hàng trong giờ làm việc thông thường để thực hiện giao dịch chuyển khoản.
Trên blockchain, người dùng không chỉ không cần đến ngân hàng trung gian, mà còn có thể truy cập 24/7, 365 ngày/năm. Hơn nữa, blockchain hỗ trợ người dùng giao dịch bằng nhiều loại tiền tệ, thời gian xử lý có thể diễn ra trong vài phút (so với nhiều ngày theo phương pháp truyền thống).
Nhìn rộng ra, doanh nghiệp và người dùng cá nhân đều được hưởng lợi. Trong hệ thống này, mọi người sẽ có khả năng thực hiện giao dịch chuyển tiền trong và ngoài nước bất kỳ lúc nào trong ngày, với thời gian xử lý gần như ngay tức thì so với các hệ thống lạc hậu ngày nay.
3 áp lực chính khiến các ngân hàng Trung ương đẩy mạnh ra mắt CBDC
Thứ nhất
Tính ứng dụng rộng rãi của công nghệ Blockchain. Đặc biệt, trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, công nghệ Blockchain giúp giải quyết vấn đề về sự thiếu hiệu quả và tốn kém của cơ sở hạ tầng thanh toán ở hiện tại – và hiện đại hóa các cơ sở hạ tầng đó.
Một ví dụ cụ thể ở Việt Nam, từ ngày 01/11/2019, TPBank đã ứng dụng nền tảng công nghệ Blockchain RippleNet để ra mắt dịch vụ chuyển tiền quốc tế nhanh chóng cho các giao dịch giữa TPBank và thị trường Nhật Bản.
Thứ hai
Libra – Mối đe dọa tiềm tàng đến các nền tảng thanh toán truyền thống. Libra do Facebook dẫn đầu đã đe dọa chính sách tiền tệ của NHTW các nước bằng một loại tiền điện tử không hoàn toàn chịu sự kiểm soát của nhà nước, và hoàn toàn riêng tư (theo đội ngũ sáng lập cho biết). Loại tiền này được thiết kế nhằm thay thế một phần các đơn vị tài chính trung gian và thậm chí là NHTW.
Không những thế, Libra còn đe dọa “soán ngôi” đồng bạc xanh, trở thành phương tiện thanh toán toàn cầu khi ra mắt stablecoin cho từng loại tiền tệ và giúp cho việc thanh toán quốc tế trở nên dễ dàng hơn với chi phí thấp hơn nhiều so với hệ thống chuyển tiền quốc tế hiện tại.
Thứ ba:
Ảnh hưởng nghiêm trọng của đại dịch Covid-19. Thế giới đang cần một phương tiện thanh toán thuận tiện, an toàn, hạn chế sự tiếp xúc để có thể giảm thiểu sự lây lan của dịch bệnh.
Chính vì các áp lực trên, những năm gần đây, NHTW các nước giống như đang bước chân lên một “chuyến tàu siêu tốc” với đích đến là CBDCs.
Lời kết
Bài viết chỉ cung cấp và chia sẻ thông tin, hi vọng sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn về tiền kỹ thuật số CBDC.
>> Xem thêm: 6 Bước để tạo ra một đồng tiền điện tử cho riêng mình.
>> Xem thêm: Chống rửa tiền trong tiền điện tử.